Giải pháp nâng cao năng lực đấu thầu trong năng lực sản xuất của Công ty

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao năng lực đấu thầu của Công ty cổ phần Đầu tư công trình Hà Nội (Trang 119 - 131)

7. Nội dung của luận văn

4.2.2. Giải pháp nâng cao năng lực đấu thầu trong năng lực sản xuất của Công ty

Công ty

4.2.2.1 Giải pháp nâng cao năng lực tài chính

Năng lực tài chính của Công ty không chỉ thể hiện ở nguồn vốn, lượng tài sản mà Công ty có, nó còn được đo lường bởi trình độ và chất lượng của công tác quản trị tài chính của Công ty, vì vậy Công ty cần thiết phải biết lựa chọn, huy động vốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh của mình với chi phí thấp nhất. Để tăng nguồn vốn huy động cho hoạt động sản xuất kinh doanh, Công ty có hai loại nguồn tài trợ: nguồn tài trợ ngắn hạn và dài hạn.

Các khoản tàitrợ ngắn hạn mà Công ty có thể huy động là:

- Các khoản phải nộp và phải trả cho công nhân viên: khoản tài trợ này không lớn lắm nhưng đôi khi nó có tác dụng giúp Công ty giải quyết nhu cầu vốn mang tính tạm thời. Các khoảnnày thường bao gồm:

+) Các khoản thuế phải nộp nhưng chưa nộp.

+) Các khoản phải trả cho cán bộ công nhân viên nhưng chưa đến kỳ nên chưa trả.

+) Các khoản phải trả cho các đơn vị nội bộ trong Công ty.

- Vay theo hạn mức tín dụng: Công ty có thể thỏa thuận với ngân hàng để vay một khoản tiền với một hạn mức nhất định mà không cần phải thế chấp. Trong hạn mức này Công ty có thể vay bất kỳ lúc nào mà ngân hàng không cần thẩm định. Và một thuận lợi nữa của phương thức này là Công ty sẽ có thể rút hoặc chi tiền vượt quá số dư trên tài khoảntại ngân hàng.

Để được ngân hàng tạo sẵn cho mình một hạn mức tín dụng, điều cốt yếu là phụ thuộc vào khả năng thỏa thuận giữa Công ty với ngân hàng, mối quan hệ kinh tế giữa Công ty với ngân hàng và uy tín của Công ty. Tăng cường năng lực tài chính của Công ty bằng các biện pháp:

Dự báo nhu cầu vốn để huy động, thu hồi vốn nhanh, nâng cao vòng quay của vốn đảm bảo cho nguồn lực tài chính dự thầu và thi công công trình. Như phần nguyên nhân những hạn chế trong công tác đấu thầu của Công ty đã trình bày ở trên, năng lực tài chính của Công ty hạn chế ở cả hai phương diện huy động vốn và thu hồi vốn. Tình trạng thiếu vốn ở các doanh nghiệp xây lắp và cả ở Chủ đầu tư trong nước cũng như ngoài nước đang là vấn đề bức xúc của nền kinh tế. Nếu không có biện pháp huy động kịp thời, hiệu quả thì Công ty sẽ gặp rất nhiều khó khăn trong sản xuất, có thể dẫn đến chậm tiến độ thi công công trình, kéo dài thời gian sản xuất, từ đó làm giảm hiệu quả sản xuất kinh doanh nói chung và giảm khả năng cạnh tranh trong công tác đấu thầu nói riêng.

Năng lực tài chính của Công ty bao gồm nhiều vấn đề như cơ cấu tài chính, khả năng thanh toán nhưng đối với đặc điểm kinh doanh xây lắp của Công ty thì

quan trọng nhất là khả năng đảm bảo huy động đủ vốn phục vụ sản xuất kinh doanh. Đối với những công trình mà khả năng tài chính cho phép ứng vốn trước để thi công công trình thì khả năng trúng thầu rất cao.

Về nguyên tắc nhu cầu vốn của Công ty tại bất cứ thời điểm nào cũng bằng chính tổng số tài sản mà Công ty phải có để đảm bảo sản xuất kinh doanh. Tuy nhiên trong nền kinh tế thị trường nhu cầu vốn của Công ty sẽ thường xuyên biến động tùy thuộc vào số hợp đồng mà mình có được. Đặc điểm của một Nhà thầu xây dựng là phải chứng minh được năng lực tài chính của mình trước khi ký được hợp đồng, do vậy Công ty phải dự kiến trước được nhu cầu về vốn để có kế hoạch huy động kịp thời.

Tạo vốn một cách hợp lý bằng cách nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh, tiết kiệm chi phí, nâng cao chất lượng sản phẩm, đảm bảo kinh doanh có lãi và lấy lợi nhuậntái đầu tư.

Tăng cường mối quan hệ sẵn có với các ngân hàng BIDV, Vietcombank,.. đảm bảo uy tín trong quan hệ tài chính với ngân hàng và các tổ chức tín dụng để có sự trợ giúp về vốn hoặc đứng ra bảo lãnh thực hiện hợp đồng cho Công ty trong hoạt động tham gia đấu thầu và thực hiện thi công công trình.

Công ty cần có kế hoạch khai thác năng lực máy móc thiết bị nhàn rỗi của mình bằng các hình thức cho thuê, coi đây là một giải pháp để tạo ra lợi nhuận cho Công ty. Đồng thời Công ty cần thanh lý vật tư, thiết bị tồn kho, tài sản sử dụng không hiệu quả nhằm giảm tối đa lượng vốn lưu động ứ đọng trong sản xuất.

Tổ chức thi công nhanh, dứt điểm từng hạng mục công trình, rút ngắn thời gian xây dựng để nhanh chóng thu hồi được vốn.

4.2.2.2 Giải pháp nâng cao chất lượng nguồn nhân lực

Đội ngũ cán bộ quản lý, cán bộ kỹ thuật, công nhân kỹ thuật và thợ bậc cao của Công ty là những tài sản quý giá của Công ty. Công ty cần đặc biệt quan tâm đến vấn đề đào tạo và sử dụng có hiệu quả nguồn nhân lực quý giá này. Trước mắt, Công ty phải xây dựng kế hoạch đào tạo, tuyển dụngvà bồi dưỡng lực lượng cán bộ kế cận từ nayđến năm 2016theo yêu cầu về chất lượng công tác tổ chức cán bộ.

Để thực hiện chiến lược này, nhìn vào Bảng 3.2 thống kê cán bộ khoa học, kỹ thuật nghiệp vụ, ta thấy Công ty đang thiếu các cán bộ về công trình thủy lợi, xây dựng cấp thoát nước, môi trường vì thế Công ty cần tuyển thêm ít nhất 4 kỹ sư xây dựng thủy lợi, 2 kỹ sư cấp thoát nước, và 2 kỹ sư môi trường. Công tác tuyển dụng nguồn nhân lực cho Công ty trước hết phải thực hiện một cách khoa học, chặt chẽ và thực hiện xét tuyển dựa trên trình độ của người thi tuyển. Đặc biệt hoà cùng với xu thế của thời đại tuyển chọn nguồn nhân lực cần ưu tiên cho những người có khả năng chuyên môn đồng thời có kĩ năng, kĩ xảo thực hiện máy vi tính và trình độ ngoại ngữ tốt để đáp ứng yêu cầu cạnh tranh trong tương lai. Việc tuyển dụng nguồn nhân lực này phụ thuộc vào kế hoạch sử dụng nhân lực của Công ty cho các công trình dự án.

Đi đôi với việc tuyển dụng cán bộ mới, Công ty cần đặc biệt chú ý đến công tác bồi dưỡng, nâng cao trình độ chuyên môn của cán bộ trong Công ty. Nhằm nâng cao hơn nữa nghiệp vụ chuyên môn của các cán bộ, nhân viên có nhiệm vụ thực hiện công tác đấu thầu của công ty, để từ đó giúp công ty có được một nguồn lực mạnh mẽ cho công tác đấu thầu xây dựng.

Cách thức thực hiện như sau:

Cử 3 cán bộ đảm nhiệm lập hồ sơ dự thầu và lên phương án đấu thầu của công ty ở phòng Kế hoạchđi học lớp bồi dưỡng nghiệp vụ đấu thầu:

a, Danh sách kèm theo:

Bảng 4.5 Danh sách cán bộ đi học lớp bồi dưỡng nghiệp vụ đấu thầu

STT Họ và tên Trình độ Chức vụ

1 Nguyễn Thị Phức Kỹ sư kinh tế xây dựng Phó phòng Kế hoạch 2 Nguyễn Văn Tuấn Kỹ sư kinh tế xây dựng Nhân viên 3 Nguyễn Thị Yến Kỹ sư kinh tế xây dựng Nhân viên

b, Địa điểm, thời gian, và trình độ giảng dạy:

Bảng 4.6: Địa điểm thời gian lớp bồi dưỡng nghiệp vụ đấu thầu

Lớp Bồi dưỡng nghiệp vụ đấu thầu

Thời gian 6 Buổi, 20h Thứ 3, Thứ 5, chủ nhật hàng tuần Khai giảng Từ ngày 3/8/2014 đến ngày 18/8/2014

Giảng Viên Cục Quản lý đấu thầu bộ Kế hoạch- Đầu tư Giáo trình Chương trình khung của bộ Kế hoạch- Đầu tư

Địa điểm Số 23, ngõ 167 Tây Sơn- Q.Đống Đa cạnh trường Đại học Công Đoàn c, Chi phí thực hiện:

Bảng 4.7: Kinh phí học lớp bồi dưỡng nghiệp vụ đấu thầu

STT Loại chi phí Thành tiền Ghi chú

1 Học phí 1.000.000 Đơn vi: đồng/người

2 Bồi dưỡng 50.000 Đơn vi: buổi/người

3 Tổng 3.300.000

d, Kết quả đạt được: Mỗi nhân viên tham gia khóa học đạt được chứng chỉ đấu thầu do Bộ Kế hoạch- Đầu tư cấp có giá trị trên toàn quốc.

Đối với lực lượng công nhân trực tiếp thực hiện công trình. Đây là lực lượng chịu nhiều ảnh hưởng của công tác đào tạo về cả số lượng và chất lượng. Đào tạo công nhân có thể diễn ra tại trường đào tạo, cũng có thể đào tạo ngay trong lao động sản xuất. Hàng năm Công ty nên mở các lớp bồi dưỡng nâng cao tay nghề, bậc thợ cho công nhân, nên có các cuộc thi tay nghề để kiểm tra trình độ một cách toàn diện công nhân của Công ty, từ đó có kế hoạch đào tạo và đào tạo lại nâng cao tay nghề của công nhân

Ngoài ra, Công ty cũng cần đặc biệt quan tâm đào tạo những công nhân kỹ thuật lành nghề cao để bổ sung cho lĩnh vực mới như lắp máy, thi công điện nước, gia công cơ khí và công nhân vận hành một số máy móc thiết bị có yêu cầu tay nghề cao như công nhân vận hành cẩu, thợ hàn áp lực...

Bảng 4.8:Bảng tổng hợp kinh phí đào tạo kỹ năng nghề cho công nhân kỹ thuật Đơn vị: Đồng TT Ngành nghề kỹ thuật Thời gian học Học phí/ lớp Hỗ trợ chi phí học tập/ lớp Tổng chi phí 1 Thợ xây dựng (thợ nề) 1 tháng 3.000.000 1.000.000 4.000.000 2 Thợ bê tông 1 tháng 3.000.000 1.000.000 4.000.000 3 Thợ xây dựng Đường sắt 1 tháng 3.000.000 1.000.000 4,000.000 4 Thợ lái máy 1 tháng 3.000.000 1.000.000 4.000.000 5 Công nhân đường bộ 1 tháng 3.000.000 1.000.000 4.000.000

6 Tổng cộng chi phí/1 năm 20.000.000

Công ty cần có chính sách khen thưởng, khuyến khích động viên người lao động, nhằm nâng cao ý thức và hiệu quả lao động của họ. Các chính sách khen thưởng phải công minh để đảm bảo lợi ích cho người lao động.

Khi các giải pháp trên được thực hiện Công ty sẽ nâng cao được đội ngũ cán bộ công nhân viên của mình, từ đó tạo cho đội ngũ công nhân viên của mình có thể làm việc tốt trong mọi điều kiện, đặc biệt trong công tác tính giá dự thầu nhằm tăng khả năng thắng thầu của Công ty.

4.2.2.3 Giải pháp nâng cao năng lực máy móc thiết bị thi công

Khi tham gia dự thầu Công ty phải trình bày năng lực về máy móc thiết bị thi công cơ giới trong hồ sơ dự thầu để Chủ đầu tưđánh giá và giao thầu. Vì thế Công ty có năng lực máy móc thiết bị càng lớn thì càng có nhiều cơ hội thắng thầu.

Năng lực sản xuất của Công ty được thể hiện thông qua năng lực về tài chính, máy móc thiết bị, kinh nghiệm thi công, nhân lực,... Trong số 4 nội dung trên thì năng lực về thiết bị xe máy thi công công trình là một yếu tố quan trọng ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp. Cơ sở vật chất kỹ thuật của Công ty quyết định khả năng sản xuất của Công ty. Quyết định Công ty có thể sản xuất ra sản phẩm gì? Chất lượng như thế nào? Đây là một yếu tố vô cùng quan

trọng trong việc nâng cao khả năng cạnh tranh trong hoạt động đấu thầu nhằm đưa phần thắng về mình của Công ty.

Xét về năng lực máy móc thiết bị của Công ty cổ phần Đầu tư công trình Hà Nội hiện nay chưa nhiều. Một số máy móc đã sửa chữa nhiều lần, công suất thực tế tối đa chỉ đạt từ 70-80% công suất thiết kế. Điều này dẫn đến chi phí sử dụng máy là rất cao, chất lượng công việc thấp, tiến độ chậm... Vì vậy trong thời gian tới Công ty cần có kế hoạch thanh lý các máy móc thiết bị cũ, lạc hậu, đầu tư mua sắm một số máy móc thiết bị, công nghệ mới thay thế.

Do những khó khăn về mặt tài chính của thời điểm hiện nay cũng nhưnhững đòi hỏi về mặt hiệu quả kinh tế nên Công ty không thể đầu tư mới hàng loạt những thiết bị và xe máy thi công, mà cần phải kết hợp giữa sử dụng hợp lý, có hiệu quả nguồn năng lực thiết bị thi công cơ giới hiện có kết hợp với đầu tư mới.

Từ Bảng 3.4 thốngkê máy móc, thiết bị thi công của công ty có một số máy móc công ty cần phải thay thế và sửa chữa:

Bảng 4.9: Thống kê các thiết bị máy thi công cần thay thế, sửa chữa

TT Loại máy móc thiết bị

Chất lượng hiện nay Số lượng Năm sản xuất Nước sản

xuất Yêu cầu

1 + Máy phát điện 150KVA kém 2 1995 Nhật Sửa chữa

2 + Cẩu Hitachi kém 2 1999 Nhật Sửa chữa

3 + Máy bơm BT Dainong DNCP90T kém 2 1996 Việt Nam Sửa chữa

4 + Xe chở bê tông Sangyoung kém 4 1998 Hàn Quốc Sửa chữa

5 + Đầm các loại kém 10 1998 Trung Quốc Sửa chữa

6 + Kích tạo DUL ZPE - 7A kém 4 1994 Trung Quốc Thay thế

7 + Máy cắt cáp kém 2 1996 Trung Quốc Thay thế

8 + Máy nén khí DK661 kém 1 1988 Trung Quốc Thay thế

9 + Máy nén khí PB10 kém 1 1977 Trung Quốc Thay thế

10 + Máy phát điện150KVA kém 1 1995 Trung Quốc Sửa chữa

11 + Máy trộn BT cố định kém 20 1998 Trung Quốc Thay thế

12 + Máy trộn BT di động kém 10 1999 Trung Quốc Thay thế

13 + Máy đầm cóc kém 10 1997 Trung Quốc Thay thế

14 + Máy đầm dùi kém 15 1997 Trung Quốc Thay thế

15 + Máy đầm bàn kém 10 1997 Trung Quốc Thay thế

16 + Hệ giàn giáo kém 1300m2 1997 Việt Nam Thay thế

17 + Máy đào xúc kém 01 2001 Nhật Sửa chữa

18 + Đầm Nisa K95 kém 02 2001 Nhật Sửa chữa

19 + Xe tải 7 tấn kém 02 2001 Liên Xô Sửa chữa

20 + Máy sàng đá kém 02 2001 Liên Xô Sửa chữa

21 + Kích quay 5 tấn kém 04 2001 Trung Quốc Sửa chữa - Ngoài ra Công ty cần tổ chức thi công cơ giới hợp lý với dàn thiết bị hiện có:

+ Luôn luôn có biện phápnâng cao năng suất của Công ty.

+ Có kế hoạch sử dụng hợp lý máy thi công cho từng hạng mục của từng công việc.

+ Duy trì tốt chế độ ngày xe, ngày máy bảo dưỡng hàng tuần, chấp hành các chế độ bảo quản trung đại tu để kéo dài tuổi thọ dàn xe máy.

Để phát triển thị trường chủ trương của Công ty muốn vươn ra đấu thầu xây dựng đa ngành: Dân dụng, công nghiệp, xây dựng hạ tầng cầu đường, thuỷ lợi, điện... Vì thế việc đầu tư mới là hết sức cần thiết, giúp Công ty có thể áp dụng những tiến bộ khoa học kỹ thuật, nâng cao khả năng cạnh tranh với các đối thủ khác. Do vậy Công ty cần nắm bắt, tìm hiểu và nghiên cứu thị trường để có kế hoạch mua sắm máy móc tiên tiến hiện đại dẫn đầu ngành, bắt kịp với công nghệ ngày càng cao trên các nước. Những máy móc phục vụ cho công tác làm đất, thiết bị xây dựng công trình cao tầng, thiết bị làm đường, … Công ty có thể xem xét và tham khảo để đầu tư cho mình và tuỳ theo giá cả biến động của thị trường vào thời điểm Công ty mua sao cho hợp lý với số tiền định đầu tư.

4.2.3. Xây dựng chiến lược marketing và xây dựng hình ảnh của Công ty trên thị trường

4.2.3.1 Xây dựng chiến lược marketing

Trong nền kinh tế thị trường Marketing có vai trò hết sức quan trọng, nó là công cụ đặc biệt giúp cho các doanh nghiệp đạt hiệu quả cao trong sản xuất kinh doanh. Hoạt động Marketing giúp Công ty có được những thông tin quý giá về Chủ đầu tư, đối thủ cạnh tranh… mà không một hoạt động nào khác có thể mang lại được.

Ở Công ty cổ phầnĐầu tưcông trình Hà Nội công tác Marketing cần được tổ chức thực hiện một cách bài bản dựa trên nguyên lý của môn khoa học này. Cụ thể

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao năng lực đấu thầu của Công ty cổ phần Đầu tư công trình Hà Nội (Trang 119 - 131)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(138 trang)