Hệ thống văn bản pháp luật trước khi có Luật đấu thầu 2005

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao năng lực đấu thầu của Công ty cổ phần Đầu tư công trình Hà Nội (Trang 39 - 41)

7. Nội dung của luận văn

2.4.1. Hệ thống văn bản pháp luật trước khi có Luật đấu thầu 2005

Để xóa bỏ những hạn chế về việc mua sắm khép kín, chủ yếu là chỉ định trong mua sắm hàng hóa, lần đầu tiên Chính phủ ban hành Quyết định 91/TTg ngày 13/11/1992 về hướng dẫn đấu thầu mua sắm máy móc, thiết bị nhập khẩu và kèm theo là quy định về nhập khẩu máy móc, thiết bị nhập khẩu và kèm theo là quy định về nhập khẩu máy móc thiết bị bằng nguồn ngân sách nhà nước. Ngày 3/7/1993, Chính phủ ban hành Thông tư số 04/TM-ĐT hướng dẫn thi hành quyết định này. Thông tư hướng dẫn những việc liên quan tới vấn đề đấu thầu mua sắm hàng hóa, bao gồm: hình thức đấu thầu rộng rãi, đấu thầu hạn chế, chào hàng cạnh tranh và mua sắm trực tiếp. Tuy nhiên, các quy định này mới chỉ áp dụng trong lĩnh vực nhập khẩu bằng vốn ngân sách mà chưa bao quát các lĩnh vực mua sắm khác.

Đến năm 1994, quy định về mua sắm đấu thầu mới bao quát hầu hết các lĩnh vực bằng Quyết định 183/TTg ngày 16/04/1994. Qua thực tế áp dụng quyết định này đã phát sinh một số bất cập, đòi hỏi phải có văn bản pháp lý hoàn chỉnh hơn, có khả năng điều chỉnh các hoạt động đấu thầu trên mọi lĩnh vực, phù hợp với luật pháp quốc tế. Đây là tiền đề cơ bản để có sự ra đời của Quy chế đấu thầu ban hành kèm Nghị định 43/CP ngày 16/7/1996. Quy chế này đã thống nhất các quy định các bộ, các ngành về đấu thầu, đồng thời tạo ra sự công khai, minh bạch, tăng tính cạnh tranh và đạt hiệu quả kinh tế, quản lý cao. Nói chung, Quy chế đấu thầu đã tạo ra sự quy chuẩn và tương đối phù hợp với các quy định quốc tế. Quy định này được hướng dẫn bằng thông tư liên tịch số 02/TTLT-BKH-BXD ngày 25/02/1997 và được sửa đổi, bổ sung theo Nghị định 93/CP ngày 23/08/1997.

Sau hơn 2 năm thực hiện Quy chế đấu thầu ban hành kèm Nghị định 43/CP được sửa đổi bổ sung theo Nghị định 93/CP, đã tạo dựng được quy trình đấu thầu, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn, tăng cường môi trường cạnh tranh lành mạnh. Nhưng đó cũng là thời gian để các Quy chế đấu thầu cũ không còn phù hợp với

hoàn cảnh mới nữa, gây ra nhiều hiện tượng tiêu cực trong đấu thầu. Để hoàn thiện pháp luật về đấu thầu trong điều kiện kinh tế xã hội mới, Chính phủ đã ban hành Quy chế đấu thầu kèm theo Nghị định 88/1999/NĐ-CP ngày 01/9/1999. Quy chế đấu thầu mới này tiếp tục được bổ sung và hoàn thiện theo các văn bản sau:

- Nghị định số14/2000/NĐ-CP ngày 05/05/2000 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một sốđiều của Quy chếđấu thầu b an hành kèm theo Nghị định số

88/1999/NĐ-CP ngày 01/09/1999 của Chính phủ;

- Nghị định số66/2003/NĐ-CP ngày 12/06/2003 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một sốđiều của Quy chếđấu thầu ban hành kèm theo Nghị định số

88/1999/NĐ-CP ngày 01/09/1999 và Nghịđịnh số14/2000/NĐ-CP ngày 05/05/2000 của Chính phủ;

- Thông tư số 04/2000/TT-BKH ngày 26/05/2000 của Bộ kế hoạch và Đầu tư hướng dẫn thực hiện Quy chếđầu thầu;

- Thông tư số 01/2004/TT-BKH ngày 02/02/2004 của Bộ kế hoạch và Đầu tư hướng dẫn thực hiện Nghịđịnh số66/2003/NĐ-CP ngày 12/06/2003 của Chính phủ;

- Thông tư số 17/2001/TT-BTC ngày 21/03/2001 của Bộtài chính hướng dẫn chếđộ quản lý và sử dụng lệ phí thẩm định kết quảđấu thầu;

- Thông tư số 50/2001/TT-BNN-XDCB ngày 03/05/2001 của Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn hướng dẫn thực hiện Quy chếđấu thầu đối với các dự án đầu tư thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;

- Công văn số 8895 BKH/VPXT ngày 31/12/2001 của Bộ kế hoạch và Đầu tư và Đấu thầu mua sắm hàng hóa;

- Công văn số 952/CP-CN ngày 16/08/2002 của Chính phủ về việc hướng dẫn triển khai thực hiện Nghị quyết 05/2002/NQ-CP ngày 21/04/2002 của Chính phủ đối với nội dung đấu thầu và sửa đổi quy chếđấu thầu;

- Công văn số 3220 BKH/VPXT ngày 23/05/2002 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư về việc hướng dẫn triển khai thực hiện Nghị quyết 05/2002/NQ-CP ngày

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao năng lực đấu thầu của Công ty cổ phần Đầu tư công trình Hà Nội (Trang 39 - 41)