Bộ máy quản lý của Công ty

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao năng lực đấu thầu của Công ty cổ phần Đầu tư công trình Hà Nội (Trang 54 - 58)

7. Nội dung của luận văn

3.1.3. Bộ máy quản lý của Công ty

Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của Công ty được xây dựng theo kiểu trực tuyến chức năng trên hai cấp độ: cấp Công ty và cấp Xí nghiệp, Đội.

Cấp Công ty bao gồm: Ban Tổng giám đốc (gồm có một Tổng giám đốc và ba Phó Tổng giám đốc), các Phòng ban nghiệp vụ (gồm có năm phòng ban).

Cấp Xí nghiệp (Đội) bao gồm 10 đơn vị sản xuất chính của Công ty .

Với mô hình tổ chức như trên, hoạt động của Công ty thống nhất từ trên xuống dưới, Tổng giám đốc Công ty điều hành quá trình sản xuất kinh doanh thông qua các văn bản, quyết định, nội quy... các phòng ban, xí nghiệp, các đội xây dựng có trách nhiệm thi hành các văn bản đó.

Các bộ phận chức năng (phòng, ban) không có quyền ra quyết định hành chính trực tiếp với các bộ phận cấp dưới (các xí nghiệp, các đội) mà chỉ là bộ phận giúp việc cho người lãnh đạo theo kiểu chuyên gia hội đồng tư vấn trong phạm vi của mình.

- Tổng giám đốc:Là người chịu trách nhiệm trước Nhà nước, trước cấp trên và cơ quan chủ quản của mình về mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty, tổ chức đời sống và mọi hoạt động của Công ty theo Luật doanh nghiệp mà Nhà nước đã ban hành.

Tổng giám đốc điều hành mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty theo các nội quy, quy chế, nghị quyết được ban hành trong Công ty, các quy định, thể chế của Tổng Công ty Đường sắt Việt nam và các chế độ chính sách của Nhà nước.

Trong cơ chế của thị trường có sự điều tiết của Nhà nước đối với các doanh nghiệp, công tác quản lý đóng vai trò trọng tâm và quyết định sự sống còn của doanh nghiệp.

Đó là : + Quản lý tài chính + Quản lý kế hoạch + Quản lý vật tư thiết bị + Quản lý con người.

Để giúp Tổng giám đốc trong công tác quản lý điều hành Công ty, có ba phó Tổng giám đốc, năm phòng ban tham mưu nghiệp vụ, 10 xí nghiệp, đội, xưởng được giao nhiệm vụ cụ thể và phải chịu trách nhiệm trước Tổng giám đốc Công ty về những nhiệm vụ đã được giao.

- Phó Tổng giám đốc: Là những người giúp Tổng giám đốc trong việc điều hành sản xuất kinh doanh của Công ty, chịu trách nhiệm trước Tổng giám đốc, trước pháp luật những công việc được phân công.

- Phó Tổng giám đốc phụ trách sản xuất kinh doanh: Giúp Tổng giám đốc phụ trách khâu kế hoạch, kỹ thuật đảm bảo sản xuất kinh doanh trong Công ty có hiệu quả trong từng thời kỳ, phù hợp với công việc chung (có bản quy định phân công trách nhiệm cụ thể ).

- Phó Tổng Giám đốc phụ trách hành chính quản trị: Giúp Tổng giám đốc toàn bộ công tác nội chính trong toàn Công ty.

- Phó Tổng Giám đốc (Kiêm Giám đốc Xí nghiệp Bê tông dự ứng lực):

Giúp Tổng giám đốc điều hành chính Xí nghiệp Bê tông dự ứng lực, một dây chuyền sản xuất Tà vẹt bê tông dự ứng lực với công suất 250.000 thanh/năm.

Căn cứ vào quy chế của Công ty thường xuyên hướng dẫn, đôn đốc, kiểm tra các đơn vị thực hiện nghiêm túc và báo cáo Tổng giám đốc Công ty những phần việc được phân công phụ trách.

- Phòng Kế hoạch: Có nhiệm vụ lập kế hoạch cụ thể cho các công trình thi công chi tiết theo từng khoản mục, theo điều kiện và khả năng cụ thể của Công ty, giao khoán cho các đội xây dựng và soạn thảo nội dung các hợp đồng kinh tế.

- Phòng Kỹ thuật: Chỉ đạo các đơn vị trong Công ty thực hiện đúng quy trình, quy phạm kỹ thuật, thường xuyên giám sát, hướng dẫn các đơn vị thực hiện đúng hồ sơ thiết kế được duyệt, đảm bảo đúng chất lượng.

Tổ chức nghiệm thu vật tư, sản phẩm, công trình với các đơn vị sản xuất theo quy định của Công ty, của Chủ đầu tư. Trên cơ sở đó xác định chất lượng, khối lượng tháng, quý theo điểm dừng kỹ thuật..

- Phòng Tài chính Kế toán: Tham mưu về tài chính cho Tổng giám đốc Công ty, thực hiện công tác kế toán thống kê và tổ chức bộ máy kế toán phù hợp, phản ánh trung thực kịp thời tình hình tài chính, thực hiện nhiệm vụ kiểm tra kiểm soát giúp Tổng giám đốc soạn thảo hợp đồng, giao khoán chi phí sản xuất cho các đơn vị và xây dựng quy chế phân cấp về công tác tổ chức kế toán của đơn vị trực thuộc.

- Phòng Tổ chức - Lao động - Tiền lương: Là bộ phận tham mưu cho Tổng giám đốc về vấn đề tổ chức lao động của Công ty, quản lý sử dụng lao động và tiền lương, thực hiện các chính sách xã hội đối với người lao động, công tác bảo hộ lao động, đồng thời còn chịu trách nhiệm về mảng công tác đào tạo, nâng cao trình độ cho cán bộ công nhân viên.

- Phòng Hành chính tổng hợp:Là nơi bao quát mọi hoạt động của Công ty nơi nhận công văn giấy tờ, giữ các con dấu của Công ty đồng thời quản lý toàn bộ tài tài sản, dụng cụ hành chính của Công ty, tiếp khách, phục vụ hội họp, ăn trưa cho cán bộ nhân viên, công tác bảo vệ quân sự,công tác y tế trong toàn Công ty.

- Các Xí nghiệp, đội, xưởng sản xuất:

Để thực hiện nhiệm vụ sản xuất kinh doanh trong Công ty, Tổng giám đốc Công ty lập các Xí nghiệp, Đội, Xưởng sản xuất. Là các đơn vị được giao hạch toán nội bộ trong Công ty, do vậy Giám đốc xí nghiệp, đội trưởng, xưởng trưởng là người chịu trách nhiệm trước pháp luật, trước Tổng giám đốc Công ty về nhiệm vụ sản xuất kinh doanh và quản lý kinh doanh các mặt công tác như: quản lý kế hoạch, kỹ thuật chất lượng, tài chính, quản lý nhân lực. Trong đó, đặc biệt trọng tâm hơn công tác kỹ thuật chất lượng bởi đó là công tác đảm bảo sự tồn tại và phát triển của Công ty, thực hiện nghiêm túc các quy trình, quy phạm kỹ thuật mà Công ty đã đề ra.

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao năng lực đấu thầu của Công ty cổ phần Đầu tư công trình Hà Nội (Trang 54 - 58)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(138 trang)