Kiểm định mô hình nghiên cứu theo mô hình cấu trúc tuyến tính:
(Kết quả khảo sát của tác giả)
Kết quả của phân tích cấu trúc tuyến tính cho thấy mô hình này có giá trị thống kê Chi-bình phương là 517,186 với 330 bậc tự do với giá trị p = 0,000. Chi- bình phương điều chỉnh theo bậc tự do (CMIN/df) = 1,567 (<2). Các chỉ tiêu khác như chỉ số TLI = 0,917 đạt yêu cầu; chỉ số CFI = 0,927 đạt yêu cầu; chỉ số GFI=0,863 gần đạt yêu cầu; chỉ số RMSEA=0,051 (<0,08) đạt yêu cầu.
Vì vậy chúng ta có thể kết luận mô hình đạt được độ tương thích với dữ liệu thị trường.
Kết quả ước lượng (chưa chuẩn hóa) của các biến độc lập được trình bày trong bảng sau:
Bảng 4.17: Kết quả kiểm định mối quan hệ nhân quả giữa các khái niệm trong mô hình nghiên cứu
Mối quan hệ nhân quả
Ước
lượng S.E. C.R. P Label
HL <--- TC 0,875 0,115 7,578 *** Có ý nghĩa thống kê ở mức 95% (vì P-value <0,05) HL <--- VC 0,246 0,073 3,368 *** Có ý nghĩa thống kê ở mức 95% (vì P-value <0,05) HL <--- NL 0,036 0,041 0,875 0,382 Loại do không có ý nghĩa thống kê (vì P-value >0,05) HL <--- TD 0,269 0,076 3,561 *** Có ý nghĩa thống kê ở mức 95% (vì P-value <0,05) HL <--- DC 0,054 0,051 1,052 0,293 Loại do không có ý nghĩa thống kê (vì P-value >0,05) HL <--- QT 0,102 0,061 1,68 0,093 Loại do không có ý nghĩa thống kê (vì P-value >0,05)
(Kết quả khảo sát của tác giả) Theo kết quả kiểm định trong bảng 4.17, ta tiến hành kiểm định các giả thuyết nghiên cứu.
Giả thuyết H1: Có mối quan hệ dương giữa Độ tin cậy và Sự hài lòng của người nộp thuế về chất lượng dịch vụ công tại Chi cục Thuế quận Phú Nhuận. Ước lượng trọng số hồi quy bằng 0,875 và có ý nghĩa thống kê ở mức ý nghĩa 5% (p- value<0,05). Giả thuyết H1 được chấp nhận.
Giả thuyết H2: Có mối quan hệ dương giữa Cơ sở vật chất và Sự hài lòng của người nộp thuế về chất lượng dịch vụ công tại Chi cục Thuế quận Phú Nhuận. Ước lượng trọng số hồi quy bằng 0,246 và có ý nghĩa thống kê ở mức ý nghĩa 5% (p-value<0,05). Giả thuyết H2 được chấp nhận.
Giả thuyết H3: Có mối quan hệ giữa Năng lực cán bộ công chức và Sự hài lòng của người nộp thuế về chất lượng dịch vụ công tại Chi cục Thuế quận Phú Nhuận. Ước lượng trọng số hồi quy bằng 0,036 và không có ý nghĩa thống kê ở mức ý nghĩa 5% (p-value>0,05). Giả thuyết H3 không được chấp nhận.
Giả thuyết H4: Có mối quan hệ giữa Thái độ phục vụ của cán bộ công chức
và Sự hài lòng của người nộp thuế về chất lượng dịch vụ công tại Chi cục Thuế quận Phú Nhuận. Ước lượng trọng số hồi quy bằng 0,269 và có ý nghĩa thống kê ở mức ý nghĩa 5% (p-value>0,05). Giả thuyết H4 được chấp nhận.
Giả thuyết H5: Có mối quan hệ giữa Sự đồng cảm của cán bộ công chức và
Sự hài lòng của người nộp thuế về chất lượng dịch vụ công tại Chi cục Thuế quận Phú Nhuận. Ước lượng trọng số hồi quy bằng 0,054 và không có ý nghĩa thống kê ở mức ý nghĩa 5% (p-value>0,05). Giả thuyết H5 không được chấp nhận.
Giả thuyết H6: Có mối quan hệ giữa Quy trình thủ tục hành chính và Sự hài lòng của người nộp thuế về chất lượng dịch vụ công tại Chi cục Thuế quận Phú Nhuận. Ước lượng trọng số hồi quy bằng 0,102 và không có ý nghĩa thống kê ở mức ý nghĩa 5% (p-value>0,05). Giả thuyết H6 không được chấp nhận.
Điều chỉnh mô hình nghiên cứu và giả thuyết nghiên cứu:
(Kết quả khảo sát của tác giả)
Hình 4.4: Kết quả kiểm định mô hình nghiên cứu theo mô hình cấu trúc tuyến tính điều chỉnh.
Kết quả của phân tích mô hình cấu trúc tuyến tính (xem hình 4.4) cho thấy mô hình này có giá trị thống kê Chi-bình phương là 151,180 với 71 bậc tự do với giá trị p = 0,000. Chi-bình phương điều chỉnh theo bậc tự do (CMIN/df) = 2,129 (<3); Các chỉ tiêu khác như chỉ số TLI = 0,913 đạt yêu cầu; chỉ số CFI= 0,932 đạt yêu cầu; chỉ số GFI= 0,911 đạt yêu cầu; chỉ số RMSEA= 0,072 (<0.08) đạt yêu cầu. Vì vậy chúng ta có thể kết luận mô hình đạt được độ tương thích với dữ liệu thị trường. Tuy nhiên các chỉ tiêu này chưa phải tốt lắm.
Bảng 4.18: Kết quả kiểm định mối quan hệ nhân quả giữa các khái niệm trong mô hình nghiên cứu
Mối quan hệ nhân quả
Ước
lượng S.E. C.R. P Ghi chú
HL <--- TC 0,900 0,116 7,776 *** Có ý nghĩa thống kê ở mức 95% (vì P-value <0,05) HL <--- VC 0,257 0,075 3,444 *** Có ý nghĩa thống kê ở mức 95% (vì P-value <0,05) HL <--- TD 0,259 0,077 3,350 *** Có ý nghĩa thống kê ở mức 95% (vì P-value <0,05)
(Kết quả khảo sát của tác giả) Như đã phân tích ở trên mặc dù mô hình đạt được độ tương thích với dữ liệu thị trường nhưng các chỉ tiêu phản phản ánh chưa thực sự tốt nên tác giả tiến hành cải thiện thêm một số chỉ tiêu gần đạt yêu cầu thông qua các cặp sai số (xem Phụ lục 7).
Theo Nguyễn Khánh Duy (2009) thì mô hình có Chi-square càng nhỏ càng tốt. Trong bảng kết quả Covariances: (Group number 1 - Default model) ở mục Modification Indices (Group number 1 - Default model) cột MI gợi ý cho ta xem nên móc mũi tên hai đầu vào cặp sai số nào để có thể cải thiện Chi-square. Và khi Chi-square giảm thì giá trị của GFI, TLI, CFI … cũng sẽ được cải thiện. Nếu thêm 1 tham số mà Chi-square giảm khoảng từ 4 trở lên thì gọi là có sự thay đổi đáng kể. Trong trường hợp này tác giả chọn những trường hợp mà có MI lớn để ưu tiên móc trước. Sau đó, chạy lại mô hình, và xem nên móc tiếp giữa hai sai số nào để tiếp tục cải thiện…
Tác giả chọn lật lượt 4 cặp sai số sau: 1/ e2<->e4,
2/ e5<->e16, 3/ e8<->e6, 4/ e7<->e13.
(Kết quả khảo sát của tác giả)
Hình 4.5: Kết quả kiểm định mô hình nghiên cứu theo mô hình cấu trúc tuyến tính điều chỉnh đã được cải thiện.
Sau khi thực hiện điều chỉnh, kết quả CFA cho thấy các chỉ số đánh giá độ phù hợp của mô hình nghiên cứu đều được cải thiện đáng kể:
- Chi square/df = 1,697.
- GFI=0,929; TLI=0,946; CFI=0,960. - RMSEA = 0,056.
Bảng 4.19: Kết quả kiểm định mối quan hệ nhân quả giữa các khái niệm trong mô hình nghiên cứu
Mối quan hệ nhân quả
Ước
lượng S.E. C.R. P Ghi chú
HL <--- TC 0,931 0,119 7,803 *** Có ý nghĩa thống kê ở mức 95% (vì P-value <0,05) HL <--- VC 0,242 0,058 4,153 *** Có ý nghĩa thống kê ở mức 95% (vì P-value <0,05) HL <--- TD 0,242 0,076 3,2 0,001 Có ý nghĩa thống kê ở mức 95% (vì P-value <0,05)
Từ kết quả kiểm định mô hình nghiên cứu theo mô hình cấu trúc tuyến tính điều chỉnh đã được cải thiện. Các giả thuyết và mô hình trong nghiên cứu cụ thể như sau:
(Kết quả khảo sát của tác giả)
Hình 4.6: Mô hình nghiên cứu và các giả thuyết sau khi đã hiệu chỉnh
Các giả thuyết:
Giả thuyết H1: Có mối quan hệ dương giữa Độ tin cậy và Sự hài lòng của người nộp thuế về chất lượng dịch vụ công tại Chi cục Thuế quận Phú Nhuận. Ước lượng trọng số hồi quy bằng 0,931 và có ý nghĩa thống kê ở mức ý nghĩa 5% (p- value <0,05). Giả thuyết H2 được chấp nhận.
Giả thuyết H2: Có mối quan hệ dương giữa Cơ sở vật chất và Sự hài lòng của người nộp thuế về chất lượng dịch vụ công tại Chi cục Thuế quận Phú Nhuận. Ước lượng trọng số hồi quy bằng 0,242 và có ý nghĩa thống kê ở mức ý nghĩa 5% (p-value <0,05). Giả thuyết H1 được chấp nhận.
Giả thuyết H3: Có mối quan hệ dương giữa Thái độ phục vụ của cán bộ công chức và Sự hài lòng của người nộp thuế về chất lượng dịch vụ công tại Chi cục Thuế quận Phú Nhuận. Ước lượng trọng số hồi quy bằng 0,242 và có ý nghĩa thống kê ở mức ý nghĩa 5% (p-value <0,05). Giả thuyết H3 được chấp nhận.
Như vậy, mô hình nghiên cứu điều chỉnh là mô hình phù hợp với dữ liệu nghiên cứu. Độ tin cậy Cơ sở vật chất Thái độ phục vụ của cán bộ công chức Sự hài lòng của người nộp thuế