Kích thước mẫu

Một phần của tài liệu Các yếu tố chất lượng dịch vụ hành chính công ảnh hưởng đến sự hài lòng của người nộp thuế tại chi cục thuế quận Phú Nhuận (Trang 50)

Việc chọn mẫu nghiên cứu có ý nghĩa hết sức quan trọng đối với chất lượng thông tin và nguồn lực trong nghiên cứu định lượng. Nếu kích cỡ mẫu nhỏ thì độ tin cậy của thông tin kém, ngược lại nếu kích cỡ mẫu lớn thì thông tin có độ tin cậy cao, tuy nhiên sẽ tốn rất nhiều nguồn lực và chi phí.

Theo Hair, et al. (1998) nếu chọn tiêu chuẩn Factor Loading > 0,3 thì cỡ mẫu ít nhất phải là 350, nếu cỡ mẫu khoảng 100 thì nên chọn tiêu chuẩn factor loading > 0,55, còn nếu cỡ mẫu khoảng 50 thì Factor loading phải > 0,75.

Theo Nguyễn Đình Thọ (2007), kích thước mẫu tuỳ thuộc vào phương pháp ước lượng được sử dụng. Với phương pháp ước lượng xu thế cực đại (Maximum Likehood - ML) thì kích thước mẫu từ 100 đến 200, hoặc kích thước mẫu tới hạn phải là 100 đến 200.

Theo Hair, et al. (1998) cho rằng kích thước mẫu tối thiểu phải là 50, tốt hơn là 100 và tỉ lệ số quan sát/biến đo lường là 5/1, nghĩa là cứ mỗi biến đo lường cần tối thiểu 5 quan sát. Dựa vào số biến quan sát trong nghiên cứu (với 27 biến độc lập và 3 biến phụ thuộc) suy ra số lượng mẫu cần thiết là 150.

Mẫu nghiên cứu trong luận văn được chọn ngẫu nhiên từ văn phòng tiếp dẫn của Chi cục Thuế quận Phú Nhuận trong khoảng thời gian từ tháng 07 – 11 năm 2014. Để đảm bảo được kích thước mẫu đề ra 250 câu hỏi được gửi đến cho người nộp thuế khi đến giao dịch tại Chi cục Thuế quận Phú Nhuận theo phương pháp ngẫu nhiên tác giả thu được 233 bản hỏi, qua quá trình sàng lọc đã loại bỏ 12 bản hỏi do thiếu thông tin hoặc các mục hỏi bị trống quá nhiều, cuối cùng còn được 221 bản hỏi hợp lệ dùng cho nghiên cứu chính thức.

Một phần của tài liệu Các yếu tố chất lượng dịch vụ hành chính công ảnh hưởng đến sự hài lòng của người nộp thuế tại chi cục thuế quận Phú Nhuận (Trang 50)