Kế toán chi phí giá thành theo hệ thống kế toán Anh, Mỹ

Một phần của tài liệu Hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty CP Thiết Kế Kiến Trúc Kỹ Thuật Cao (Trang 51 - 53)

CHI PHÍ Chi phí theo

2.4.2. Kế toán chi phí giá thành theo hệ thống kế toán Anh, Mỹ

Theo hệ thống kế toán Mỹ, các cách phân loại chi phí – giá thành, các phương pháp tính giá thành về cơ bản tương tự như các nội dung đã trình bày ở chương 1. Tuy nhiên hệ thống này, cả kế toán chính và kế toán quản trị đều được thiết lập dựa trên mô hình kế toán động, đặc biệt quan tâm tới phân tích và sử dụng, phân tích mối quan hệ chi phí – khối lượng – lợi nhuận, phân tích báo cáo bộ phận và áp dụng đảm phí trong quá trình tính toán chi phí, xây dựng chi phí tiêu chuẩn (định mức chi phí) cũng như kế hoạch linh động và phân tích chi phí sản xuất chung, để từ đó có thể tính được giá phí, tác động lên giá phí và cung cấp thông tin phục vụ cho quá trình đưa ra quyết định trong quản lý.

Kế toán quản trị trong doanh nghiệp sản xuất ở Anh, Mỹ là nền kế toán quản trị tiên phong trên thế giới với khuynh hướng cung cấp thông tin hữu ích, thiết lập các quyết định quản lý bằng các mô hình, kỹ thuật định lượng thông tin.

Nền kinh tế thị trường đã xuất hiện từ lâu ở Anh, Mỹ nên kế toán quản trị cũng xuất hiện rất lâu trong doanh nghiệp sản xuất có quy mô nhỏ dưới hình thức kế toán chi phí; sau đó để đáp ứng nhu cầu thông tin quản lý, sự chuyển biến doanh nghiệp sản xuất, kế toán quản trị tiếp tục phát triển với những nội dung khác nhau. Quá trình đó, kế toán quản trị đã trải qua bốn giai đoạn khác nhau: giai đoạn 1- Thông tin để kiểm soát và định hướng chi phí sản xuất. Giai đoạn 2- Thông tin để hoạch định và kiểm soát tài chính hoạt động sản xuất kinh doanh; Giai đoạn 3 – Thông tin để giảm những tổn

thất nguồn lực kinh tế sử dụng của quy trình sản xuất kinh doanh; Giai đoạn 4 – Thông tin để sử dụng có hiệu quả các nguồn lực kinh tế tạo ra giá trị. Ngày nay, kế toán quản trị trong doanh nghiệp sản xuất vẫn tồn tại thình hành những nội dung từ giai đoạn 2 trở đi, thường tập trung vào các chủ đề như : khái niệm và phân loại chi phí, kế toán chi phí và tính giá thành sản phẩm theo công việc hoặc theo quy trình sản xuất, nhận thức cách ứng xử chi phí và phân tích biến động chi phí, phân tích mối quan hệ chi phí – khối lượng – lợi nhuận, ảnh hưởng phương pháp tính toàn bộ và phương pháp chi phí trực tiếp trong thiết lập công cụ quản lý, kế toán chi phí trên cơ sở hoạt động, dự toán hoạt động sản xuất kinh doanh, chi phí tiêu chuẩn và sự cân bằng các nguồn lực kinh tế, dự toán linh hoạt và phân tích biến động chi phí sản xuất chung, báo cáo bộ phận và các sự phân quyền trong một tổ chức, chi phí thích hợp cho quyết định kinh doanh ngắn hạn, dự toán vốn đầu tư dài hạn, phân bổ chi phí bộ phận trên cơ sở hoạt động… Với sự đề cao vai trò cá nhân, vai trò của những nhà quản lý cao cấp, kế toán quản trị được xem như một công cụ bổ khuyết thông tin quản lý nền kế toán quản trị trong doanh nghiệp ở Anh, Mỹ được thiết kế tập trung vào chủ đề phân tích thông tin phục vụ cho các quyết định quản lý hơn là xác lập một hệ thống thông tin toàn diện cho yêu cầu quản lý. Do đó, kế toán qunar trị nổi lên hàng đầu với các mô hình, phương pháp kỹ thuật định lượng thông tin. Đồng thời, ở những nước này, kế toán quản trị là công việc riêng của doanh nghiệp nên Nhà nước không can thiệp sâu vào chuyên môn nghiệp vụ, Những năm gần đây mặc dầu vẫn duy trì khuynh hướng đặc trưng như trước nhưng kế toán quản trị trong doanh nghiệp ở Anh, Mỹ đã xuất hiện một vài thay đổi về cấu trúc thông tin, nâng cao tính định tính của thông tin, tính kiểm soát để bổ sung cho những thiếu sót, lạc hậu, không hữu hiệu so với thế giới. Trong suốt quá trình đó, kế toán quản trị luôn được nhận thức là một bộ phận chuyên môn; tuy nhiên, tổ chức vận hành kế toán quản trị có những chuyển biến khác nhau. Từ một bộ phận thuộc kế toán đến bộ phận thuộc Ban giám đốc.

Một phần của tài liệu Hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty CP Thiết Kế Kiến Trúc Kỹ Thuật Cao (Trang 51 - 53)