Hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm dưới góc độ kế toán quản trị

Một phần của tài liệu Hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty CP Thiết Kế Kiến Trúc Kỹ Thuật Cao (Trang 92 - 96)

Giá trị SP hỏng ngoài định mức xử lý ngay

4.3.2Hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm dưới góc độ kế toán quản trị

độ kế toán quản trị

Hoàn thiện phân loại chi phí sản xuất:

Thực hiện phân loại chi phí sản xuất theo khối lượng hoạt động sản xuất thành biến phí, định phí và chi phí hỗn hợp

- Biến phí sản xuất: thông thường là chi phí nguyên vật liệu trực tiếp.

- Định phí sản xuất: thông thường là tiền lương thời gian của công nhân trực tiếp sản xuất, nhân viên quản lý nhà máy, nhân viên quản lý công trường, chi phí khấu hao tài sản cố định.

- Chi phí hỗn hợp: Chi phí điện, điện thoại, nước… kế toán sử dụng phương pháp thích hợp để phân tích chi phí hỗn hợp thành định phí và biến phí.

Kế toán cung cấp thông tin về chi phí theo biến phí và định phí cho các nhà quản trị Công ty thực hiện phân tích mối quan hệ giữa chi phí – khối lượng - lợi nhuận để đề ra quyết định trong kinh doanh…

Thiết lập mối liên hệ thông tin giữa các phòng ban, bộ phận trong Công ty

Cần xây dựng hệ thống chỉ tiêu thông tin trong nội bộ Công ty một cách đồng bộ và thống nhất, tránh sự trùng lắp nhằm đảm bảo cho sự truyền tải thông tin được nhanh chóng và thuận lợi, cũng như không xuất hiện mâu thuẫn lẫn nhau giữa các thông tin được cung cấp. Hiện nay công ty cần thiết kế một cấu trúc tổ chức khoa học bao gồm việc tổ chức bộ máy quản lý sản xuất kinh doanh hợp lý, có sự phân định rõ ràng về trách nhiệm và quyền hạn của từng bộ phận trong việc thu nhận, xử lý và cung

được nhu cầu thông tin của các đối tượng sử dụng trong Công ty.

Xây dựng hệ thống dự toán sản xuất

Dự toán sản xuất giúp Công ty chủ động về mặt tài chính đồng thời là cơ sở để Công ty kiểm soát các chi phí bỏ vào cho quá trình sản xuất.

Ngoài dự toán sản xuất kinh doanh mà Công ty đã và đang thực hiện lập, Công ty nên lập thêom các dự toán sản xuất khác bao gồm:

- Dự toán CPNVLTT - Dự toán CPNCTT - Dự toán CPSX chung

* Dự toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp

Dự toán này nhằm dự tính CPNVLTT phát sinh trong kỳ dự toán, là cơ sở để kiểm soát CPNVLTT phát sinh ở đơn vị. Để lập dự toán CPNVLTT cần căn cứ vào khối lượng sản phẩm cần sản xuất và định mức CPNVLTT cho 1 đơn vị sản phẩm (đã xác định phần xây dựng định mức CPNVLTT). Công thức xác định như sau:

Chi phí NVLTT ước tính sản xuất sản phẩm i = Khối lượng sản phẩm i sản xuất ước tính x Định mức CPNVLTT sản xuất sản phẩm i x Đơn giá nguyên vật liệu (4.1)

(Nguồn: Giáo trình kế toán quản trị doanh nghiệp (2010), ĐH Kinh Tế Quốc Dân)

* Dự toán chi phí nhân công trực tiếp

Dự toán CPNCTT nhằm dự tính CPNCTT phát sinh trong kỳ dự toán và là cơ sở để kiểm soát CPNCTT phát sinh ở đơn vị. Để lập dự toán CPNCTT Công ty phải căn cứ vào số lượng sản phẩm cần sản xuất (đã xây dựng phần dự toán sản xuất) và định mức CPNCTT 1 đơn vị sản phẩm (đã xây dựng phần định mức).

Chi phí NCTT ước tính = Số lượng sản phẩm cần sản xuất x CPNCTT 1 đơn vị sản phẩm x

Đơn giá tiền lương/ giờ lao

động

(4.2)

(Nguồn: Giáo trình kế toán quản trị doanh nghiệp (2010), ĐH Kinh Tế Quốc Dân)

* Dự toán chi phí sản xuất chung

Khi dự toán chi phí sản xuất chung cần phải dự toán chi tiết các chi phí sản xuất chung cố định và chi phí sản xuất chung biến đổi.

- Đối với CPSXC biến đổi: Căn cứ vào định mức CPSXC biến đổi (đã xây dựng phần định mức CPSXC) và khối lượng sản phẩm sản xuất (xác định phần dự toán sản xuất).

CPSXC biến đổi =

Khối lượng sản phẩm sản xuất hoàn thành x

Đơn giá biến phí SXC (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

1 đơn vị sản phẩm (4.3)

(Nguồn: Giáo trình kế toán quản trị doanh nghiệp (2010), ĐH Kinh Tế Quốc Dân)

- Đối với CPSXC cố định: Định phí sản xuất chung thường không thay đổi so với kỳ thực tế, vì vậy có thể căn cứ vào chi phí thực tế phát sinh kỳ trước làm cơ sở ước tính cho kỳ kế hoạch.

Xây dựng mô hình kế toán kết hợp phục vụ quản trị Công ty

Trong điều kiện lao động kế toán được tin học hóa như hiện nay thì mô hình kế toán kết hợp phục vụ quản trị là phù hợp với các doanh nghiệp nói chung và tại Công ty CP Thiết Kế Kiến Trúc Kỹ Thuật Cao nói riêng. Theo mô hình này, kế toán tài chính và kế toán quản trị được tổ chức thành một hệ thống thống nhất trong cùng một bộ máy kế toán. Kế toán tài chính sử dụng hệ thống tài khoản kế toán tổng hợp, còn kế toán quản trị sử dụng hệ thống tài khoản kế toán chi tiết, mức độ chi tiết của tài khoản phụ thuộc vào nhu cầu thông tin kế toán phục vụ cho quản trị nội bộ Công ty. Để xây dựng hệ thống kế toán quản trị chi phí giá thành phải sử dụng thêm các phương pháp khác như phương pháp thống kê, phương pháp toán… Việc ghi chép phản ánh, xử lý và truyền đạt thông tin được tính đến cả mục đích của kế toán tài chính và kế toán quản trị nhằm thoả mãn nhu cầu thông tin kế toán cho đối tượng bên trong và bên

các nhà quản trị doanh nghiệp, kế toán quản trị mới xây dựng và phát triển ở mức độ thấp và còn mang tính chất lý thuyết nhiều hơn. Các doanh nghiệp Việt Nam chưa có kinh nghiệm tổ chức thực hiện, chưa đủ điều kiện để tách riêng thành bộ phận độc lập. Kế toán tài chính và kế toán quản trị có quan hệ mật thiết với nhau về nguồn thông tin ban đầu cần thu thập, xử lý, có các phương pháp cơ bản và trình tự xử lý thông tin cung cấp cho các đối tượng sử dụng cũng giống nhau. Nếu tổ chức chung cùng một bộ máy sẽ tận dụng được lao động cho việc thu thập, xử lý, cung cấp thông tin chi phí sản xuất, giá thành sản phẩm của doanh nghiệp. Có thể dựa trên cơ sở tổ chức bộ máy kế toán doanh nghiệp để bổ sung chức năng, nhiệm vụ của từng bộ phận, không nên phá vỡ cấu trúc tổ chức của các phần hành kế toán để sắp xếp lại, như vậy sẽ đỡ tốn kém chi phí liên quan đến sổ sách, báo cáo kế toán… hơn so với tổ chức theo hệ thống kế toán riêng biệt. Tuy vậy, tổ chức bộ máy kế toán hỗn hợp cũng có hạn chế là làm cho nội dung của công tác kế toán cồng kềnh, phức tạp, nếu nhân viên kế toán không được đào tạo chuyên sâu thì rất dễ bị nhầm lẫn, do vậy cần phải xác định, phân loại rõ ràng chi phí sản xuất cần được phản ánh trên báo cáo tài chính, trên báo cáo kế toán quản trị để từ đó thu nhận và xử lý. Chính vì vậy việc thiết kế tài khoản, sổ kế toán và báo cáo kế toán theo mô hình kế toán hỗn hợp cho công ty hiện nay cần được chú trọng.

Thiết kế tài khoản kế toán

Tài khoản kế toán là phương pháp đặc thù của kế toán, được dùng để hệ thống hoá thông tin kế toán cho từng đối tượng kế toán cụ thể. Các tài khoản kế toán được mở chi tiết đến cấp 1, cấp 2, cấp 3 tuỳ thuộc vào nhu cầu theo dõi chi tiết các đối tượng kế toán đó của Công ty.

Tại công ty về cơ bản tài khoản kế toán hạch toán chi phí giá thành tuân theo hệ thống tài khoản ban hành theo quyết định 48/2006/QĐ-BTC của Bộ Tài chính về chế độ kế toán. Các tài khoản chi phí đã được mở chi tiết đến cấp 2 để theo dõi chi tiết theo nội dung kinh tế của chi phí. Tuy nhiên do yêu cầu của chuẩn mực kế toán mới về hạch toán chi phí sản xuất chung đồng thời nhằm cung cấp thông tin chi phí theo cách ứng xử của chi phí cho nhà quản trị mà không phải thiết kế thêm tài khoản kế toán mới thì tài khoản 1543 còn cần phải mở chi tiết để theo dõi biến phí sản xuất chung và định phí sản xuất chung. Có thể chi tiết tài khoản 1543 như sau:

1543.B: Định phí sản xuất chung

Thiết kế hệ thống báo cáo kế toán

Nhằm mục đích truyền đạt thông tin đến các nhà quản trị, hệ thống báo cáo kế toán quản trị chi phí giá thành phải đảm bảo được yêu cầu cung cấp thông tin thích hợp, kịp thời và phù hợp theo từng đối tượng sử dụng thông tin với chi phí được xử lý thích hợp.

Hệ thống báo cáo kế toán quản trị chi phí giá thành của Công ty có thể gồm các báo cáo sau:

- Các báo cáo phục vụ cho chức năng kiểm soát và đánh giá kết quả hoạt động gồm:

+ Báo cáo tình hình thực hiện định mức chi phí vật liệu và phân tích các chênh lệch về chi phí vật liệu.

+ Báo cáo tình hình thực hiện định mức chi phí nhân công và phân tích các chênh lệch về chi phí nhân công.

+ Báo cáo tình hình thực hiện dự toán biến phí sản xuất chung và phân tích các chênh lệch về biến phí sản xuất chung.

+ Báo cáo tình hình thực hiện dự toán định phí sản xuất chung và phân tích các chênh lệch về định phí sản xuất chung.

Các báo cáo trên được lập căn cứ vào các sổ chi tiết chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, sổ chi tiết chi phí nhân công trực tiếp, sổ chi tiết chi phí sản xuất chung.

Một phần của tài liệu Hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty CP Thiết Kế Kiến Trúc Kỹ Thuật Cao (Trang 92 - 96)