CHI PHÍ Chi phí theo
2.4.4. Bài học kinh nghiệm đối với Việt Nam
Qua hai mô hình kế toán theo hệ thống kế toán Pháp và theo hệ thống kế toán Anh, Mỹ có thể thấy cho dù tổ chức kế toán theo mô hình kế toán nào thì kế toán quản trị đều được xem là kế toán động, kế toán chi phí – giá thành được xem xét trong kế toán quản trị, xét trên khía cạnh kiểm soát chi phí – giá thành, cung cấp thông tin liên quan đến chi phí phục vụ cho việc ra quyết định quản trị doanh nghiệp, chúng ta cần học tập.
Trong nền kinh tế thị trường, hệ thống kế toán doanh nghiệp phải bao gồm kế toán tài chính và kế toán quản trị. Sự tồn tại hai bộ phận chuyên môn kế toán này hoàn toàn không mâu thuẫn mà tạo nên sự hỗ trợ cần thiết để đảm bảo cho chức năng phản ánh và cung cấp thông tin kế toán. Sự cạnh tranh càng gia tăng, kế toán quản trị càng bức thiết, càng nổi bật vai trò. Kế toán quản trị được xây dựng phù hợp với quy trình hoạt động, nguyên lý vận hành quy trình hoạt động, mô hình tổ chức quản lý hoạt động, phương thưc quản lý hoạt động tác động trực tiếp đến kế toán quản trị và quyết định những đặc trưng kế toán quản trị ở mỗi doanh nghiệp, mỗi nước.
Qua phân tích, thấy rằng kế toán quản trị trên thế giới nổi lên hai khuynh hướng đặc trưng:
- Khuynh hướng cung cấp thông tin hữu ích cho quyết định quản lý ở những nước đề cao đến vai trò cá nhân và ít có sự can thiệp gián tiếp của Nhà nước.
- Khuynh hướng cung cấp thông tin tăng cường kiểm soát, kiểm soát, kiểm soát nội bộ, kiểm soát định hướng ở những nước đề cao tính an toàn, tính tập thể và thường có sự can thiệp trực tiếp của Nhà nước bằng pháp luật. Tuy hai khuynh hướng khác nhau nhưng nhận thức, chức năng, đặc điểm, nội dung, phương pháp kỹ thuật của kế toán quản trị không khác biệt đáng kể.
Kế toán quản trị đã trải qua nhiều giai đoạn với những nội dung trọng tâm, trình độ khác nhau. Ngày nay, nội dung kế toán quản trị được ứng dụng rộng rãi trong các doanh nghiệp nhất là ở các nước mới phát triển kinh tế thị trường, là hệ thống kế toán quản trị hỗn hợp với nhiều nội dung, trình độ khác nhau. Trong đó nổi bật nhất là những nội dung kế toán quản trị liên quan đến thiết lập thông tin để hoạch định, kiểm soát báo cáo tài chính, thông tin để giảm những tổn thất nguồn lực kinh tế trong hoạt
động sản xuất kinh doanh và thông tin để sử dụng hiệu quả nguồn lực kinh tế trong quy tình tạo ra giá trị.
Với các nước đề cao vai trò nhà quản lý doanh nghiệp, ít có sự can thiệp hoặc can thiệp gián tiếp bằng luật pháp của Nhà nước vào chính sách kế toán như Anh, Mỹ. Kế toán quản trị có xu hướng được xây dựng thành bộ phận thuộc Ban giám đốc, là công cụ riêng của nhà quản lý; ngược lại, với những doanh nghiệp sản xuất ở các nước đề cao tính an toàn, tính tập thể, có sự can thiệp của Nhà nước trực tiếp bằng pháp luật vào chính sách kế toán như nước Nhật, kế toán quản trị có xu hướng được xây dựng thành bộ phận kế toán, là một chuyên ngành khoa học kinh tế độc lập.
Trong các mô hình, kế toán quản trị đều nhằm đánh giá đúng kết quả hoạt động kinh doanh trong điều kiện doanh nghiệp liên tục hoạt động, và không công khai thuộc thẩm quyền của doanh nghiệp. Tuy nhiên đối với Việt Nam, trong điều kiện thị trường chứng khoán giữ vai trò khiêm tốn trong tài trợ vốn cho doanh nghiệp, các hệ thống luật pháp, chính sách chế độ đang trong quá trình hoàn thiện, ý thức tôn trọng luật pháp chưa hoàn toàn đảm bảo tốt đối với công tác tài chính kế toán thì phần kế toán chi tiết chi phí – giá thành liên quan tới các chỉ tiêu trên báo cáo tài chính phải tuân thủ theo những nguyên tắc chung… Tuy nhiên, muốn thiết lập hệ thống thu nhận, xử lý để cung cấp thông tin kế toán quản trị chúng ta sẽ vận dụng theo mô hình phù hợp hơn đó là mô hình kế toán Mỹ.
Kết luận chương 2
Trong chương 2, tác giả đã tập trung giải quyết các vấn đề thuộc lý luận chung về kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm trong các doanh nghiệp sản xuất công nghiệp. Nắm vững bản chất và nội dung của chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm trong doanh nghiệp để từ đó tiến hành phân loại chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm theo các tiêu thức thích hợp. Từ đó xác định đối tượng tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm hợp lý phù hợp với đặc điểm doanh nghiệp. Trên cơ sở đó tác giả đã phân tích những lý luận cơ bản về kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm trong doanh nghiệp sản xuất công nghiệp và phát triển lý luận kế toán chi phí
và giá thành theo kế toán quản trị. Đồng thời tác giả cũng tìm hiểu kinh nghiệm hạch toán chi phí - giá thành của một số nước trên thế giới từ đó có thể vận dụng cho các doanh nghiệp sản xuất công nghiệp tại Việt Nam.
Do vậy, nội dung trình bày trong Chương 2 sẽ là nền tảng đi đến xem xét đánh giá thực trạng kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm theo chế độ kế toán tại Công ty CP Thiết Kế Kiến Trúc Kỹ Thuật Cao.