Phương pháp hình thành kỹ năng sống cho trẻ mẫu giáo [14]

Một phần của tài liệu Luận văn tốt nghiệp Kỹ năng sống trẻ mầm non (Trang 36 - 45)

Giáo dục kỹ năng sống không phải là nói cho trẻ biết thế nào là đúng, thế nào là sai. Cũng không phải truyền cho trẻ những lời hay ý đẹp mà sáo rỗng. Những cách thức như vậy sẽ thất bại hoàn toàn.

Phương pháp giáo dục kỹ năng sống cho trẻ mầm non cần phải tạo điều kiện cho trẻ được trải nghiệm, tìm tòi, khám phá môi trường xung quanh dưới nhiều hình thức đa dạng, đáp ứng nhu cầu, hứng thú của trẻ theo phương châm “chơi mà học, học bằng chơi”. Chú trọng đổi mới tổ chức môi trường giáo dục nhằm kích thích và tạo cơ hội cho trẻ tích cực khám phá, thử nghiệm và sáng tạo ở các khu vực hoạt động một cách vui vẻ. Cần giúp trẻ nâng cao năng lực để tự lựa chọn giữa những giải pháp khác nhau. Quyết định phải xuất phát từ nhận thức của trẻ.

1.2.7.1 Phương pháp học qua trải nghiệm [29]

Theo chuyên các chuyên gia, kỹ năng sống của trẻ cần được thực hiện bằng cách trực tiếp cho trẻ trải nghiệm.

hàng ngày. Phương pháp học qua trải nghiệm là phương pháp có khả năng rút ngắn khoảng cách giữa lý thuyết và thực tiễn. Hơn nữa những khi trẻ học theo chu trình này thường có khả năng phân tích, tổng hợp, khái quát và trừu tượng hóa khái niệm từ những thông tin có được từ trải nghiệm, đồng thời có kinh nghiệm để liên hệ với thực tiễn trong quá trình trải nghiệm, do đó quá trình học diễn ra nhanh hơn và hiệu quả hơn.

Trong cuốn sách Học qua trải nghiệm, David Kolb đã mô tả việc học là một quá trình gồm bốn bước. Các bước này là

(1) Quan sát,

(2) Suy nghĩ (tâm trí), (3) Cảm nhận (cảm xúc), (4) Hành động (cơ bắp).

Ông chủ yếu rút ra từ công trình của Dewey - người đã nhấn mạnh đến việc học tập phải dựa trên nền tảng trải nghiệm, Lewin - người đã đề cao tầm quan trọng của việc con người cần chủ động trong học tập, và Jean Piaget - người đã mô tả trí tuệ là kết quả của sự tương tác giữa con người và môi trường.

Kolb cho rằng người học có những trải nghiệm cụ thể và ngay lập tức, qua đó cho phép chúng ta phản ánh những trải nghiệm mới dưới những góc độ khác. Từ những quan sát của mình, chúng ta nghĩ về những khái niệm trừu tượng, tạo ra những khái niệm tổng quát hay những nguyên tắc cho phép hòa nhập những quan sát của chúng ta với những học thuyết tốt. Cuối cùng, chúng ta sử dụng những khái niệm tổng quát hay những nguyên tắc cho những hành động xa hơn. Những thử nghiệm tích cực cho phép chúng ta kiểm tra những gì mình học được qua những tình huống mới và phức tạp hơn. Kết quả tạo ra là trải nghiệm cụ thể khác, nhưng ở một cấp độ phức tạo hơn trước.

Để học hiệu quả, chúng ta cần phải: (1) Tiếp nhận thông tin,

(2) Suy ngẫm xem nó sẽ tác động đến cuộc sống của ta như thế nào, (3) So sánh mức độ phù hợp của nó với những trải nghiệm của chúng ta thế nào,

(4) Suy nghĩ xem từ thông tin đó ta sẽ có những cách hành xử mới nào. Việc học tập đòi hỏi không chỉ có nhìn, nghe, chuyển động hay động chạm. Chúng ta cần biết kết hợp những gì chúng ta cảm giác và suy nghĩ được với những gì chúng ta cảm nhận và ứng xử.

Nếu không biết kết hợp, chúng ta chỉ là những học viên thụ động, và học thụ động như vậy sẽ không kích thích hiệu quả hoạt động cao của bộ não và khả năng tiếp nhận từ các giác quan của ta, và ta sẽ không thể kết hợp bài học của mình với những bí quyết vốn có. Chúng ta cần sử dụng kiến thức của mình.

Học chủ động đem lại kết quả nhớ dài hạn, tổng hợp, và các kỹ năng giải quyết vấn đề hơn là học chỉ đơn thuần bằng cách nghe, đọc hay nhìn. Giáo dục cần thay đổi từ mô hình học bằng cách nghe (learning by hearing) và thậm chí là mô hình học bằng cách quan sát (learning by observing) sang mô hình học bằng cách làm hay còn gọi là mô hình học qua trải nghiệm (learning by doing). Một sự chuyển đổi từ thụ động sang chủ động. Chúng ta cần phải học cách ngoại suy từ những trải nghiệm của mình và cách thức áp dụng những gì chúng ta vừa làm được vào những trường hợp mới.

Chu trình học qua trải nghiệm

Sự trải nghiệm và cọ xát với thực tế là thành phần không thể thiếu trong chu trình.

Trải nghiệm cụ thể

Tất cả chúng ta tham gia vào những trải nghiệm đầy phức tạp trong suốt quá trình làm việc. Những trải nghiệm như vậy có thể tích cực hoặc tiêu cực về cảm xúc hoặc hành vi, và có thể xảy ra trong một sự việc đã được sắp đặt hay một cách ngẫu nhiên. Đây là giai đoạn "nhảy bổ vào thực tế" của chu trình học

Quan sát hoặc tự ngẫm

Tự ngẫm là quá trình xem lại kho dữ liệu đã trải nghiệm và những chi tiết mà chúng có thể đem lại ý nghĩa cho chúng ta. Tự ngẫm xảy ra khi chúng ta bắt đầu cố gắng cảm nhận những trải nghiệm của chính chúng ta. Nó là một quá trình của sự ghi nhận và đánh giá một cách sâu sắc và có hệ thống những thứ xảy ra với chúng ta. Nó hoàn hảo một cách tự nhiên và là một thành phần quan trọng của quá trình học tập. Nếu bạn đã từng có kinh nghiệm tham gia vào một khoá đào tạo và ai đó hỏi bạn những cái bạn đã học - điều có thể xảy ra là mọi người nói một số thứ theo cách "Ồ, khoá học không tốt lắm, nhưng tôi đã học được rất nhiều trong quán bar tối đó". Đây là một dấu hiệu để chỉ ra rằng áp dụng tự ngẫm giúp ta học tập như thế nào.

Khái niệm hóa trừu tượng

Đây là một giai đoạn (cũng gọi là học thuyết) nơi mà chúng ta xây dựng cấu trúc những diễn giải cách vận động của thế giới. Chúng ta phát triển các học thuyết, các quy luật để xác định kỳ vọng của chúng ta và các mối quan hệ nhân quả.

Yêu cầu của một giai đoạn như vậy có thể được minh họa và kiểm chứng thông qua hầu hết các kinh nghiệm của chính ta. Ví dụ như những người đang ở tuổi đến trường, họ phải chấp nhận những "quy tắc", ví dụ quy tắc số học. Mọi người cho rằng rất khó để ghi nhớ và áp dụng một vài trong số các quy tắc đơn giản và máy móc ("đảo tử số thành mẫu số rồi nhân”, "mượn của hàng trên và nhớ xuống hàng dưới” “âm nhân âm ra dương”,v.v...). Tại sao lại như vậy? Th- ường thì bởi vì họ không có khả năng tiếp thu các quy tắc đã đặt ra bằng một tập hợp các diễn giải quy tắc số học. Họ đã bỏ qua giai đoạn này, và điều đó làm hạn chế việc học tập và sự phát triển của các kỹ năng hiệu quả.

Thử nghiệm chủ động

Đây là giai đoạn mà chúng ta thử áp dụng những cấu trúc diễn giải để giải thích thế giới thực. Kiểm chứng sự vật trong thực tế giúp chúng ta xác nhận lại những dự báo và phỏng đoán với trải nghiệm của chúng ta. Kết quả trải nghiệm

cung cấp thông tin hồi đáp theo chu trình và vòng lặp lại tiếp tục bắt đầu. Điều này có thể chỉ ra bằng một trò chơi loại suy rất đơn giản:

Trải nghiệm cụ thể Chúng ta xem mọi người chơi một trò chơi mới.

Tự ngẫm / Quan sát Chúng ta chú ý những điều xảy ra và ai làm điều đó

Khái niệm trừu tượng Chúng ta nhận ra các quy luật và mục đích của

trò chơi

Thử nghiệm chủ động Chúng ta chơi trò chơi.

Chúng ta có thể nhận thấy rằng chu trình học tập như trên là tương đối phù hợp với các cách thức học tập tự nhiên lâu nay như học đi xe đạp hoặc chơi một nhạc cụ. Và đặc biệt đối với quá trình thử thách và cọ xát tài năng, cách thức học tập này sẽ đem lại hiệu quả thực sự nếu áp dụng.

1.2.7.2 Phương pháp giáo dục bằng trò chơi [3, tr.86]

Với trẻ mầm non thì vui chơi là hoạt động chủ đạo. Thông qua trò chơi trẻ có cơ hội thể hiện thái độ, hành vi của mình. Đồng thời trẻ còn được rèn luyện cách ứng xử, giao tiếp, hình thành kỹ năng nhận xét đánh giá hành vi, nâng cao năng lực quan sát, tư duy. Đồng thời dạy học thông qua trò chơi sẽ giúp trẻ hứng thú hơn

Các bước tiến hành

- Ổn định: Để tập trung sự chú ý của trẻ giáo viên cần tạo sự tập trung, ổn định bằng hai yếu tố: tiếng động và hình dáng.

+Tiếng động: Cho vòng tròn hát, hoặc trò chơi phản xạ từ thấp lên cao. + Hình dáng: giáo viên bước ra vòng tròn với dáng điệu ngộ nghĩnh, duyên dáng cũng tạo sự thu hút chú ý của vòng tròn.

- Giới thiệu trò chơi: Có thể lồng trò chơi vào các câu chuyện cổ tích, chuyện vui để tạo sự háo hức, hứng thú. Tuy nhiên cần ngắn gọn và hấp dẫn.

chơi, nhưng cũng có những trò chơi đơn giản thì có thể chơi ngay, vừa chơi thử vừa giải thích, làm sao cho dễ hiểu, dễ nắm mới thu hút trẻ.

- Chơi thử

+ Nếu thử nhiều: khi chơi thật sẽ nhàm chán.

+ Nếu không chơi thử hoặc chơi thử quá ít thì trẻ chưa nắm được cách chơi sẽ gây khó khăn cho giáo viên khi hướng dẫn chơi.

- Chơi thật

- Phân tích và rút ra bài học

Yêu cầu sư phạm

- Khi chơi giáo viên nên cùng chơi với vòng tròn để tránh khoảng cách và động viên khích lệ người chơi cần trọng tài.

- Khi chơi giáo viên phải quan sát người chơi (vòng tròn) nhất là khi chơi với trẻ em để biết được thái độ, cử chỉ, phong cách … từ đó giáo dục điều chỉnh phong cách của mình.

- Trong quá trình chơi, giáo viên có thể chuyển hướng khác với dự kiến ban đầu, khéo léo linh động dẫn đắt. Đừng quá nguyên tắc, cứng nhắc làm mất không khí vui tươi.

- Giáo viên phải công bằng xử lý tình huống một cách khách quan, không thiên vị, không quá dễ dãi.

- Tác phong giáo viên phải chuẩn mực, ngôn ngữ phải sư phạm không thô thiển, phong cách vui tươi, dí dỏm, duyên dáng.

- Trò chơi hình phạt: Hãy quan niệm hình phạt là một trò chơi nhỏ, đừng nên bắt ép quá đáng mà nên khuyến khích động viên người bị phạt tham gia.

- Ngừng đúng lúc: Cần phải biết lúc nào ngừng trò chơi (do kinh nghiệm quan sát, kinh nghiệm chơi). Đảm bảo sức khỏe cho trẻ, tạo sự luyến tiếc cho lần chơi sau. Đừng để trẻ nhàm chán, than mệt và ngán chơi.

- Trước khi tổ chức thực hiện các trò chơi, giáo viên cần nắm lại đầy đủ tình hình các đối tượng dự chơi (những ai đau yếu, mệt mỏi, thiếu vắng …) nơi chơi (có gì thay đổi đột xuất), dụng cụ chơi.

1.2.7.3 Phương pháp động não

Đây là một phương pháp giúp trẻ trong một thời gian ngắn có thể nảy sinh nhiều ý tưởng, nhiều giả định về một vấn đề nào đó.

Cách tiến hành:

- Giáo viên nêu ra câu hỏi hoặc vấn đề cần được tìm hiểu trước cả lớp hoặc một nhóm

- Khích lệ trẻ phát biểu và đóng góp càng nhiều ý kiến càng tốt.

- Liệt kê tất cả các ý kiến lên bảng, không loại trừ một ý kiến nào trừ những ý kiến trùng lắp.

- Phân loại các ý kiến - Tổng hợp các ý kiến

Yêu cầu sư phạm

- Phương pháp động não có thể áp dụng để thực hiện bất kỳ vấn đề nào. Và nó đặc biệt phù hợp với những vấn đề quen thuộc trong cuộc sống và trẻ đã có nhiều kinh nghiệm.

- Phương pháp này có thể dùng cho cả câu hỏi mở và câu hỏi đóng

- Giáo viên nên hướng dẫn trẻ cách trả lời những câu hỏi thật ngắn, có khi chỉ cần một từ

- Tất cả ý kiến của trẻ đều cần được giáo viên khích lệ, thừa nhận. Đặc biệt, không nên phê phán các câu trả lời của trẻ. Luôn khen ngợi trẻ.

- Cuối giờ thảo luận cần nhấn mạnh kết quả có được là thành quả của cả nhóm hoặc của tất cả các thành viên trong nhóm.

Phương pháp này nhằm giúp mọi trẻ tham gia một cách chủ động. Tạo cơ hội cho trẻ có thể chia sẻ kiến thức, kinh nghiệm, ý kiến để giải quyết một vấn đề. Nhờ việc thảo luận trong nhóm nhỏ mà sự hiểu biết của trẻ trở nên sâu sắc và bền vững hơn. Trẻ sẽ nhớ nhanh và lâu hơn do được giao lưu với những thành viên trong nhóm. Không khí thảo luận trong nhóm khiến trẻ thoải mái, tự tin và học được cách lắng nghe hoặc trình bày ý kiến của bản thân một cách tốt hơn.

Cách tiến hành

- Giáo viên nêu chủ đề thảo luận, chia nhóm, giao câu hỏi, yêu cầu thảo luận cho nhóm, quy định thời gian thảo luận, phân công vị trí của mỗi nhóm để tiến hành thảo luận.

- Các nhóm tiến hành thảo luận

- Đại diện từng nhóm trình bày kết quả thảo luận của cá nhóm. Các nhóm lắng nghe, chất vấn, trao đổi, bổ sung ý kiến.

- Giáo viên tổng kết các ý kiến

Yêu cầu sư phạm

- Có thể vận dụng nhiều cách khác nhau để chia nhóm như: điểm danh, theo giới tính, theo màu sắc, theo biểu tượng…

- Quy mô của nhóm tuỳ thuộc vào vấn đề thảo luận. Tuy nhiên, không nên quá đông hoặc quá ít.

- Nội dung thảo luận của các nhóm có thể giống hoặc khác nhau

- Cần quy định rõ thời gian thảo luận và kết quả thảo luận cho các nhóm - Cần bầu ra trưởng nhóm

- Kết quả thảo luận nhóm có thể được trình bày bằng nhiều hình thức như: vẽ, hát, đóng kịch, thơ…

- Giáo viên cần quan sát các nhóm thảo luận và có sự giúp đỡ kịp thời trong trường hợp các nhóm gặp khó khăn.

1.2.7.5 Phương pháp đóng vai

Đóng vai là phương pháp tổ chức cho trẻ thực hành làm thử một số cách ứng xử nào đó trong một tình huống giả định. Đây là phương pháp giúp trẻ suy nghĩ sâu sắc về một vấn đề bằng cách tập trung vào một sự kiện cụ thể mà trẻ quan sát được. Đồng thời tạo hứng thú cho trẻ và điều đặc biệt là trẻ có thể cảm nhận thấy những tác động của lời nói và việc làm của các nhân vật mà trẻ đóng vai, từ đó dẫn đến thay đổi thái độ hoặc hành vi của mình trước một tình huống bất kỳ.

Cách tiến hành

- Giáo viên nêu chủ đề, chia nhóm và giao tình huống, yêu câu đóng vai cho từng nhóm. Quy định thời gian chuẩn bị, thời gian diễn của mỗi nhóm.

- Các nhóm thảo luận, luyện tập chuẩn bị đóng vai - Các nhóm diễn

- Cả lớp nhận xét, thảo luận. Thông thường thì thảo luận bắt đầu về cách ứng xử của các nhân vật cụ thể hoặc tình huống trong vở diễn sau đó mở rộng phạm vi thảo luận sang những vấn đề khái quát hơn hay những vấn đề mà vở diễn chứng minh.

Yêu cầu sư phạm

- Tình huống đóng vai phải phù hợp với chủ để giáo dục, phù hợp với đặc điểm của người học, điều kiện và hoàn cảnh lớp học.

- Tình huống nên để mở, không cho trước kịch bản hoặc lời thoại - Phải dành thời gian phù hợp cho các nhóm chuẩn bị đóng vai - Người đóng vai phải hiểu rõ vai của mình

- Giáo viên nên khích lệ để cả lớp cùng tham gia

Một phần của tài liệu Luận văn tốt nghiệp Kỹ năng sống trẻ mầm non (Trang 36 - 45)