Kỹ năng thích ứng với mối quan hệ xã hội

Một phần của tài liệu Luận văn tốt nghiệp Kỹ năng sống trẻ mầm non (Trang 55 - 57)

Bảng 2.9. Kỹ năng thích ứng với mối quan hệ xã hội

TT Tiêu chí

Lớp lá 1 Lớp lá 2

P

Chưa biết Biết Chưa biết Biết

N % N % N % N %

1

Biết được hành động hoặc việc làm của mình ảnh hưởng đến người khác như thế nào

2

Có thói quen chào hỏi, xưng hô lễ phép với người lớn, cảm ơn, xin lỗi

2 7.4 25 92.6 3 9.1 30 90.9 .814

3 Biết đề nghị sự giúp đỡ của

người khác khi cần thiết 9 33.3 18 66.7 11 33.3 22 66.7 .100

4

Biết được một số hành vi đúng, sai của con người đối với môi trường

3 11.1 24 88.9 3 9.1 20 90.9 .795

5

Có hành vi bảo vệ môi trường trong sinh hoạt hàng ngày (không vứt rác bừa bãi, tiết kiệm điện, nước...).

15 55.6 12 44.4 20 60.6 13 39.4 .693

Trong kỹ năng thích ứng với các mối quan hệ xã hội, hầu hết trẻ đã biết hành động hoặc việc làm của mình có ảnh hưởng đến người khác. 85.2% trẻ lớp Lá 1 và 90.9% trẻ lớp Lá 2 khi được hỏi nếu con bị cảm cúm, con hắt xì hơi mà không lấy tay che miệng, thì chuyện gì sẽ xảy ra với người đối diện với con? Hầu hết trẻ đều trả lời rằng: sẽ làm lây bệnh cho người đó. Hoặc khi được hỏi: nếu con đi chơi mà không xin phép mẹ thì sao: các bé cũng biết rằng mẹ sẽ giận hoặc mẹ sẽ la, sẽ đánh… Điều này chứng tỏ một số họat động quen thuộc hàng ngày trẻ đã biết ý nghĩa của hoạt động đó và trẻ biết thế nào là đúng, thế nào là sai, cái gì trẻ được phép làm và điều gì không được phép. Và 88.9% trẻ lớp Lá 1 và 90.9% trẻ lớp Lá 2 đã biết nhận xét về những hành vi đúng sai của con người về một số vấn đề, chẳng hạn như vấn đề môi trường. Khi được hỏi nếu con nhìn thấy một người vứt rác, vứt xác chuột chết ra đường, thì theo con hành động đó là đúng hay sai. Trẻ đã biết nhận xét rằng đó là hành vi sai trái.

Tuy vậy, từ nhận thức đến hành động không phải lúc nào cũng thống nhất với nhau. Có đến 55.6% trẻ lớp lá 1 và 60.6% trẻ lớp lá 2 vẫn chưa thực hiện việc vứt rác đúng nơi quy định, tiết kiệm điện, nước ở gia đình hoặc ở trường

học. Hành vi mà được phụ huynh nhắc đến nhiều nhất đó là việc nhiều trẻ còn vứt rác hoặc để đồ dùng cá nhân chưa đúng nơi quy định trong gia đình.

Những hành vi thể hiện sự lễ phép đã được rèn luyện từ những lớp nhỏ. Chẳng hạn như: chào hỏi, xin phép người lớn, xưng hô lễ phép với người lớn tuổi. Vì thế hơn 90% trẻ lớp Lá 1 và Lá 2 đã hình thành được cho mình thói quen này. Trong lớp học, có những lúc trẻ trả lời trống không khi được cô giáo hỏi và giáo viên luôn nhắc nhở trẻ và buộc trẻ phải thực hiện lại câu trả lời đó ngay. Do đó, thói quen lễ phép đã được hình thành. Và ngay cả khi ở nhà, các bậc phụ huynh cũng thường có sự điều chỉnh này với những hành vi chưa đúng của trẻ.

Để có thể thích ứng với những mối quan hệ xã hội thì ngoài việc biết ý nghĩa, ảnh hưởng từ việc làm của mình lên người khác, cư xử lễ phép thì trẻ còn cần phải biết đề nghị sự giúp đỡ của người khác khi cần thiết. Tuy nhiên, với tiêu chí này chỉ mới 66.7% trẻ lớp lá 1 và lớp Lá 2 đã biết thực hiện. Một trong những nguyên nhân khiến nhiều trẻ gặp khó khăn khi muốn nhờ sự giúp đỡ của người khác đó là do khả năng diễn đạt chưa tốt và vì vậy trẻ chưa thể hiện hết được mong muốn của mình cho người khác có thể hiểu được. Do đó, Người lớn cần khuyến khích trẻ diễn đạt từ từ và gợi ý giúp trẻ có thể diễn đạt một câu trọn vẹn và đầy đủ ý nghĩa.

Một phần của tài liệu Luận văn tốt nghiệp Kỹ năng sống trẻ mầm non (Trang 55 - 57)