Kỹ năng thể hiện văn hóa giao tiếp

Một phần của tài liệu Luận văn tốt nghiệp Kỹ năng sống trẻ mầm non (Trang 61 - 63)

Bảng 2.13. Kỹ năng thể hiện văn hóa giao tiếp

TT Tiêu chí

Lớp lá 1 Lớp lá 2

P

Chưa biết Biết Chưa biết Biết

N % N % N % N %

1

Biết khởi đầu một cuộc trò chuyện bằng các cách khác nhau (nói gây sự chú ý hoặc hỏi một câu);

2

Biết điều chỉnh giọng nói phù hợp với hoàn cảnh giao tiếp 18 66.7 9 33.3 21 63.6 12 36.4 .807 3 Chăm chú lắng nghe người khác và đáp lại bằng cử chỉ, nét mặt, ánh mắt phù hợp 18 66.7 9 33.3 24 72.7 9 27.3 .610 4

Biết chờ đến lượt trong giao tiếp, trò chuyện, thảo luận (không nói leo, không ngắt lời người khác);

17 63.0 10 37.0 26 78.8 7 21.2 .176

5

Biết hỏi lại hoặc có những biểu hiện qua cử chỉ, điệu bộ, nét mặt khi không hiểu người khác nói

12 44.4 15 55.6 17 51.5 16 48.5 .586

6

Biết sử dụng một số từ: chào, tạm biệt, cảm ơn, xin lỗi, xin phép, thưa, vâng ạ phù hợp với hoàn cảnh giao tiếp;

0 0 27 100 1 3.0 32 97.0 .362

7 Không nói tục, chửi bậy 6 22.2 21 77.8 8 24.2 25 75.8 .854

Hầu hết các tiêu chí trong kỹ năng thể hiện văn hóa giao tiếp đều chưa được hình thành ở trẻ lớp Lá 1 và Lá 2. Chẳng hạn trọng tiêu chí biết khởi đầu một cuộc trò chuyện bằng các cách khác nhau. Thường thì trẻ thường dùng tay kéo bạn để bạn chú ý vào câu chuyện của mình. Trẻ chưa biết dùng các thủ thuật để mở đầu câu chuyện chẳng hạn như: nói to hơn, đặt câu hỏi, đưa hình ảnh… Đặc biệt, trong lúc trẻ nói chuyện thì 66.7% trẻ lớp Lá 1 và 72.% trẻ lớp Lá 2 chưa chăm chú lắng nghe người đang giao tiếp với mình, trẻ chưa biết khi giao tiếp phải quan sát bằng ánh mắt với người đối diện, trẻ ít biết cách thể hiện cảm xúc của mình trên nét mặt hoặc ngôn ngữ cơ thể. Theo người nghiên cứu tìm

hiểu, nguyên nhân là do kinh nghiệm giao tiếp của các em chưa nhiều. Trẻ cũng chưa được hướng dẫn về cách biểu hiện cảm xúc của minh bằng nét mặt, ngôn ngữ cơ thể…

Có đến 66.7 % trẻ lớp Lá 1 và 63.6 % trẻ lớp Lá 2 chưa biết điều chỉnh giọng nói cho phù hợp với hoàn cảnh giao tiếp. Cả 2 giáo viên chủ nhiệm lớp Lá 1 và Lá 2 đều nhận xét rằng, Khi trẻ nói chuyện với nhau, trẻ thường nói khá to, tuy nhiên khi trẻ được cô mời trả lời câu hỏi hoặc nói chuyện với người lạ, bạn mới trẻ đều nói rất nhỏ. Và cả 2 cô đều có chung ý kiến rằng nguyên nhân liên quan đến sự nhút nhát của các em.

Trẻ chưa biết chờ đến lượt trong khi giao tiếp. Có đến 63% trẻ lớp Lá 1 và 78.7% trẻ lớp Lá 2 còn nói leo hoặc ngắt lời người khác trong khi nói chuyện.

Tuy nhiên, trong giao tiếp trẻ đã biết sử dụng những từ thể hiện sự lịch sự như: cảm ơn, xin lỗi, hẹn gặp lại… và đặc biệt nhiều trẻ không nói tục chửi bậy trong giao tiếp hàng ngày. Đây là điều rất đáng vui.

Một phần của tài liệu Luận văn tốt nghiệp Kỹ năng sống trẻ mầm non (Trang 61 - 63)