Kỹ năng tôn trọng người khác

Một phần của tài liệu Luận văn tốt nghiệp Kỹ năng sống trẻ mầm non (Trang 57 - 59)

Bảng 2.10. Kỹ năng tôn trọng người khác

TT Tiêu chí

Lớp lá 1 Lớp lá 2

P

Chưa biết Biết Chưa biết Biết

N % N % N % N %

1 Nói được khả năng và sở

thích của người khác 23 85.2 4 14.8 23 69.7 10 30.3 .158

2 Chấp nhận sự khác biệt giữa người khác với mình (về sở thích, nhu cầu,

những khiếm khuyết về cơ thể...);

3

Nhận ra sự không công bằng trong nhóm bạn và biết cách tạo lại sự công bằng

21 77.8 6 22.2 23 69.7 10 30.3 .481

Đây là kỹ năng mà trẻ còn yếu. Với tất cả các tiêu chí trong kỹ năng này, dao động từ 45.5% đến 85.2 % trẻ vẫn chưa thực hiện được. Chẳng hạn như trẻ chưa biết được những sở thích của những người thân. Khi được hỏi: món ăn mà mẹ con thích ăn nhất hoặc mẹ con thích xem phim gì nhất thì trẻ rất lúng túng trong khi trả lời hoặc trả lời không biết. Theo tôi, việc nói được sở thích của những người thân điều này thể hiện sự quan tâm của con người với những người xung quanh. Và đây là một hành vi tốt cần hình thành cho con người ngay từ khi còn nhỏ.

Khi chúng tôi hỏi: “Nếu con nhìn thấy một người bạn có những khiếm khuyết về cơ thể như mất tay, chân… thì con có chơi với bạn không?”, khá nhiều trẻ đã không ngại ngần trả lời là “không” muốn chơi với bạn. Thực ra, trong cuộc sống, ngay cả đối với người lớn chúng ta vẫn có thái độ kỳ thị với những người khuyết tật hoặc những người mắc những chứng bệnh lây lan…và nhiều phụ huynh cũng không muốn cho con cái của mình kết bạn với họ. Do đó, trẻ có thái độ như vậy là điều hoàn toàn dễ hiểu. Tuy nhiên, đây là một hành vi cần thay đổi, cả giáo viên và các bậc phụ huynh cần giáo dục thái độ biết chia sẻ thông cảm với những người xung quanh, kể cả với những người có những khiếm khuyết về cơ thể cho trẻ. Người lớn hãy là một tấm gương trong việc giáo dục trẻ.

Có đến 77.8% trẻ lớp Lá 1 và 69.7% chưa biết nhận ra sự thiếu công bằng trong nhóm và biết cách để lấy lại công bằng cho mình. Thực ra, đa số trẻ đã biết những hành vi thiên vị của người lớn nhưng nhiều bé chưa có những cách tích cực để lấy lại sự công bằng cho mình. Chẳng hạn, khi ở lớp có những trẻ thường được giáo viên quan tâm chú ý nhiều hơn những trẻ khác, do những trẻ

này lanh lẹ, ngoan ngoãn và có năng khiếu trong những lĩnh vực nhất định. Thường được giáo viên mời trả lời câu hỏi, làm mẫu cho các bạn, tham gia vào những hoạt động giao lưu nhiều hơn trẻ khác. Những trẻ bị “lãng quên” thường cảm thấy buồn nhưng trẻ thường không phản ứng mà âm thầm chịu đựng, nhiều trẻ đã thu mình và không dơ tay phát biểu ý kiến nữa. cũng có trẻ sẽ về “tâm sự” với phụ huynh. Còn trong gia đình thì khi nhận thấy có sự thiếu công bằng trẻ đã biết phản ứng mạnh mẽ hơn chẳng hạn như khóc, không ăn cơm, đánh em…Tuy vậy, theo chúng tôi nhận xét hầu hết trẻ chưa biết cách lấy lại sự công bằng một cách tích cực. Chẳng hạn như: nói rõ ràng ý muốn của mình cho giáo viên hoặc phụ huynh, nói với phụ huynh hoặc giáo viên rằng em rất buồn vì mọi người “bỏ rơi” em…

Một phần của tài liệu Luận văn tốt nghiệp Kỹ năng sống trẻ mầm non (Trang 57 - 59)