Kỹ năng giữ an toàn cá nhân

Một phần của tài liệu Luận văn tốt nghiệp Kỹ năng sống trẻ mầm non (Trang 49)

Bảng2. 3 . Kỹ năng giữ an tòan cá nhân

TT Tiêu chí

Lớp lá 1 Lớp lá 2

P

Chưa biết Biết Chưa biết Biết

N % N % N % N %

1 Biết kêu cứu khi gặp nguy

hiểm 25 92.6 2 7.4 18 54.5 15 45.5 .001

2

Nhận biết và không tự ý sử dụng những đồ vật gây nguy hiểm (dao, đinh, kim tiêm, ổ điện, diêm, bật lửa, phích nước sôi…)

8 29.6 19 70.4 14 42.4 19 57.6 .306

3

Không đi theo và nhận quà của người lạ khi chưa được người thân cho phép

12 44.4 15 55.6 13 39.4 20 60.6 .693

4

Biết ý nghĩa và có ý thức thực hiện theo quy định của một số biển báo giao thông, biển báo nơi nguy hiểm

27 100 0 0 33 100 0 0 .a

Có tới 92.6% trẻ lớp Lá 1 và 54.5% trẻ lớp Lá 2 chưa biết kêu cứu trong trường hợp bé gặp nguy hiểm. Một số biển báo giao thông, biển báo nguy hiểm trẻ không biết. Khi cho trẻ quan sát biển báo giao thông: Đường một chiều, lối đi dành cho người đi bộ thì tất cả trẻ của 2 lớp đều không nhận ra ý nghĩa của những biển báo đó.

Trong kỹ năng giữ an toàn cá nhân, đa phần trẻ đã biết không được tự ý sử dụng những đồ vật nguy hiểm và không đi theo hoặc nhận quà của người lạ.

Tuy nhiên, theo cha mẹ của một số bé, các em vẫn nhận quà khi người tặng em không biết rõ. 2.1.4 Kỹ năng nhận thức về bản thân Bảng 2.4. Kỹ năng nhận thức về bản thân TT Tiêu chí Lớp lá 1 Lớp lá 2 P

Chưa biết Biết Chưa biết Biết

N % N % N % N %

1

Nói được họ và tên, địa chỉ nhà hoặc số điện thoại, tên bố, mẹ của mình

18 66.7 9 33.3 22 66.7 11 33.3 .100

2 Biết mình là trai hay gái

và có ứng xử phù hợp 0 0 27 100 0 0 33 100 .a

3

Nói được khả năng của bản thân (những việc có thể làm được, không thể làm được); 0 0 27 100 0 0 33 100 .a 4 Biết đề xuất những trò chơi và hoạt động thể hiện sở thích của cá nhân 17 63.0 10 37.0 19 57.6 16 42.4 .672

Trong kỹ năng nhận thức về bản thân, có đến 66.7% trẻ lớp Lá 1 và lá 2 đều chưa nói được chính xác cả họ và tên của cha mẹ mình. Nhiều trẻ chỉ nói được tên mà không biết họ và tên lót của cha và mẹ. Và những trẻ này cũng chưa nhớ được địa chỉ nhà hoặc số điện thoại của gia đình mình.

Tuy nhiên, cũng trong kỹ năng này, mọi trẻ đều biết về giới tính của mình và nhận thức một cách rõ ràng rằng mình có thể làm được gì và không thể làm được gì. Chẳng hạn bé Hà Mi lớp Lá 2 đã nói khi đi học về thấy trong nhà có

khách bé đã biết lấy nước mời khách hoặc bé biết giúp bà quét nhà. Các bé trai khi được hỏi “ con thích trò chơi gì thì không ngần ngại trả lời: đá banh, siêu nhân…. Còn các bé gại lại thích những trò như búp bê, công chúa.

2.1.5 Kỹ năng tự tin và tự trọng

Bảng 2.5. Kỹ năng tự tin và tự trọng

TT Tiêu chí

Lớp lá 1 Lớp lá 2

P

Chưa biết Biết Chưa biết Biết

N % N % N % N %

1 Chấp nhận và cố gắng thực

hiện công việc được giao 9 33.3 18 66.7 22 66.7 11 33.3 .010

2 Hài lòng khi hoàn thành công

việc 0 0 27 100 0 0 33 100 .a

3

Chủ động và độc lập trong một số hoạt động đơn giản hằng ngày (vệ sinh cá nhân, chuẩn bị cho giờ học, trực nhật lớp...)

19 70.4 8 29.6 16 48.5 17 51.5 .087

4 Mạnh dạn bày tỏ ý kiến của

bản thân 18 66.7 9 33.3 17 51.5 16 48.5 .236

Với trẻ những công việc như giúp cô dọn bàn ăn trước và sau khi ăn, chuẩn bị và cất đồ chơi trước và sau giờ học… đó là những công việc bé có thể thực hiện được và bé rất thích thực hiện. Đặc biệt khi bé được làm cùng cô hoặc được cô khen ngợi. Các giáo viên mầm non đều cho rằng, người lớn nên tin tưởng và giao những công việc phù hợp với khả năng của các em. Điều này sẽ phát huy tính tự lực cho trẻ. Hãy khuyến khích và khen ngợi mỗi khi trẻ làm tốt một việc gì đó. Điều này sẽ phát huy lòng tự tin của trẻ bởi 100% trẻ đều cảm thấy rất vui khi được làm những công việc phù hợp với mình và được người lớn khen ngợi. Nhiều bậc phụ huynh nghĩ rằng con mình còn nhỏ không thể làm

được hoặc không muốn con làm những công việc trong gia đình như phụ mẹ nhặt rau, cất nồi cơm sau khi ăn, giúp mẹ úp chén…và đã không để cho bé có cơ hội thực hiện những công việc trên. Điều này đã cản trở sự trưởng thành của bé. Chỉ khi trẻ có đủ sự tự tin, trẻ mới mạnh dạn bày tỏ ý kiến bản thân, mạnh dạn tham gia vào những hoạt động khác như hoạt động giao tiếp, hoạt động vui chơi, hoạt động học tập… 2.1.6 Kỹ năng cảm nhận và thể hiện cảm xúc Bảng 2. 6. Kỹ năng cảm nhận và thể hiện cảm xúc TT Tiêu chí Lớp lá 1 Lớp lá 2 P

Chưa biết Biết Chưa biết Biết

N % N % N % N %

1

Nhận biết trạng thái cảm xúc vui, buồn, tức giận, sợ hãi, ngạc nhiên, xấu hổ của người khác

0 0 27 100 0 0 33 100 .a

2

Biết bộc lộ cảm xúc vui, buồn, tức giận, sợ hãi, ngạc nhiên, xấu hổ

4 14.8 23 85.2 3 9.1 30 90.9 .492

3

Biết an ủi hoặc chia vui với người thân và bạn bè

2 7.4 25 92.6 2 6.1 31 93.9 .835

4

Quan tâm, thích thú đối với các hiện tượng trong thiên nhiên (đời sống của động vật, thực vật và sự thay đổi của chúng);

6 22.2 21 77.8 5 15.2 28 84.8 .481

5 Thích chăm sóc cây cối,

con vật thân thuộc 4 14.8 23 92.6 4 12.1 29 87.9 .760

6 Thay đổi hành vi và thể hiện cảm xúc phù hợp

với hoàn cảnh 7 Cố gắng kiềm chế những cảm xúc tiêu cực (ăn vạ, gào khóc, ném đồ chơi...). 24 88.9 3 11.1 26 78.8 7 21.2 .296

Hầu hết các bé đã có kỹ năng nhận biết trạng thái cảm xúc của người khác như vui, buồn, giận. Và khi có những tâm trạng như vậy các em đã biết bộc lộ cảm xúc của mình. Khi thực hiện nghiên cứu đề tài này, tôi đã có cơ hội được tham gia một buổi tiệc sinh nhật của 1 bé lớp Lá 1. Trẻ đã biết dùng những câu ngắn gọn để chúc mừng sinh nhật của bạn như: “Chúc bạn sinh nhật vui vẻ” “Chúc bạn sinh nhật ngoan”.

Khi được hỏi “Con có thích nuôi con vật gì trong nhà không” đa phần các bé đều rất hứng thú khi trả lời là có. Nhưng có những bé liền thể hiện sự thất vọng nói: “Nhưng mẹ không cho nuôi” hoặc bé Hương Phấn lớp Lá 1 lại ngậm ngùi: “Con chó nhà con sắp chết rồi”. Có bé thì thích thú khi kể “Con còn đặt tên cho con chó nhà con nữa”.

Tuy nhiên trong kỹ năng kiềm chế cảm xúc của bản thân, mỗi khi trẻ có những cảm xúc tiêu cực ví dụ như trẻ đang xem phim hoạt hình mà mẹ yêu cầu trẻ đi ngủ, trẻ đang chơi mà mẹ gọi về… thì trẻ thường khó kiềm chế cảm xúc của bản thân. Và trẻ thường phản ứng như khóc, ăn vạ, vùng vằng, ném đồ chơi…Liên quan đến vấn đề này, nhiều nhà giáo dục cho rằng trong những tình huống như vậy, việc đưa những yêu cầu của cha mẹ phải thật dứt khóat và hãy gia hạn cho bé trước khi bé bị yêu cầu chấm dứt hoàn toàn một yêu cầu nào đó. Nhưng trước đó, cha mẹ cần thỏa thuận trước với bé những điều gì bé được phép và không được phép làm.

2.1.7 Kỹ năng thiết lập mối quan hệ tích cực

Chưa biết Biết Chưa biết Biết

N % N % N % N %

1 Dễ hoà đồng với bạn trong

nhóm chơi 16 59.3 11 40.7 20 60.6 13 39.4 .916

2 Chủ động giao tiếp với bạn

và người lớn gần gũi 23 85.2 4 14.8 21 63.6 12 36.4 .060

3 Chia sẻ cảm xúc, kinh

nghiệm và đồ chơi với bạn 21 77.8 6 22.2 21 63.6 12 36.4 .234

4 Sẵn sàng giúp đỡ khi bạn gặp

khó khăn 17 63.0 10 37.0 11 33.3 22 66.7 .022

5 Có nhóm bạn chơi thường

xuyên 1 3.7 26 96.3 2 6.1 31 93.9 .677

6

Tuân theo thứ tự luân phiên khi tham gia vào các hoạt động

10 37.0 17 63.0 9 27.3 24 72.7 .419

Không có bất kỳ sự khác biệt ý nghĩa nào giữa 2 nhóm trẻ thuộc lớp Lá 1 và Lá 2 trong kỹ năng thiết lập mối quan hệ tích cực. Có đến 85.2% trẻ lớp Lá 1 và 63.6% trẻ lớp Lá 2 chưa chủ động giao tiếp với bạn và người lớn gần gũi. Mặc dù có nhóm bạn chơi thường xuyên, có thể là nhóm bạn trên lớp, cũng có thể là nhóm bạn ở xóm của mình. Nhưng trong nhóm bạn, nhiều trẻ cũng chưa hòa đồng với bạn trong nhóm chơi. Có những trẻ thường chỉ thích chơi đặc biệt với một số bạn của mình chứ không phải tất cả. Tuy nhiên, khi đã tham gia vào nhóm bạn và tiến hành các trò chơi, trẻ thường thỏa thuận với nhau về luật chơi và trẻ khá nghiêm túc trong việc tuân thủ luật chơi và lượt chơi. Nhiều trẻ đã biết chia sẻ đồ chơi mới với bạn một cách tự giác.

2.1.8 Kỹ năng hợp tác với người khác

Chưa biết Biết Chưa biết Biết

N % N % N % N %

1 Biết lắng nghe ý kiến của

bạn 7 25.9 20 74.1 6 18.2 27 81.1 .469

2 Biết trao đổi ý kiến của mình

với các bạn 21 77.8 6 22.2 13 39.4 20 60.6 .003

3

Biết tìm cách để giải quyết mâu thuẫn (dùng lời, nhờ sự can thiệp của người khác, chấp nhận sự thỏa hiệp);

21 77.8 6 22.2 14 42.4 19 57.6 .006

4 Chấp nhận sự phân công của

nhóm 2 7.4 25 92.6 2 6.1 31 93.9 .835

5 Sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ

đơn giản cùng người khác 2 7.4 25 92.6 3 9.1 30 90.9 .814

Có thể nhận thấy nét đặc biệt của trẻ tại 2 lớp Lá 1 và Lá 2 trong kỹ năng hợp tác với người khác đó là tính chủ động còn hạn chế. Hầu hết các trẻ đều biết lắng nghe ý kiến của bạn về một vấn đề gì đó, biết chấp nhận sự phân công của nhóm hoặc thực hiện những nhiệm vụ đơn giản được giao cùng người khác. Tuy nhiên, đa phần trẻ lại gặp khó khăn trong khi trao đổi ý kiến với bạn về một vấn đề gì đó hoặc tìm cách giải quyết một mâu thuẫn.

2.1.9 Kỹ năng thích ứng với mối quan hệ xã hội

Bảng 2.9. Kỹ năng thích ứng với mối quan hệ xã hội

TT Tiêu chí

Lớp lá 1 Lớp lá 2

P

Chưa biết Biết Chưa biết Biết

N % N % N % N %

1

Biết được hành động hoặc việc làm của mình ảnh hưởng đến người khác như thế nào

2

Có thói quen chào hỏi, xưng hô lễ phép với người lớn, cảm ơn, xin lỗi

2 7.4 25 92.6 3 9.1 30 90.9 .814

3 Biết đề nghị sự giúp đỡ của

người khác khi cần thiết 9 33.3 18 66.7 11 33.3 22 66.7 .100

4

Biết được một số hành vi đúng, sai của con người đối với môi trường

3 11.1 24 88.9 3 9.1 20 90.9 .795

5

Có hành vi bảo vệ môi trường trong sinh hoạt hàng ngày (không vứt rác bừa bãi, tiết kiệm điện, nước...).

15 55.6 12 44.4 20 60.6 13 39.4 .693

Trong kỹ năng thích ứng với các mối quan hệ xã hội, hầu hết trẻ đã biết hành động hoặc việc làm của mình có ảnh hưởng đến người khác. 85.2% trẻ lớp Lá 1 và 90.9% trẻ lớp Lá 2 khi được hỏi nếu con bị cảm cúm, con hắt xì hơi mà không lấy tay che miệng, thì chuyện gì sẽ xảy ra với người đối diện với con? Hầu hết trẻ đều trả lời rằng: sẽ làm lây bệnh cho người đó. Hoặc khi được hỏi: nếu con đi chơi mà không xin phép mẹ thì sao: các bé cũng biết rằng mẹ sẽ giận hoặc mẹ sẽ la, sẽ đánh… Điều này chứng tỏ một số họat động quen thuộc hàng ngày trẻ đã biết ý nghĩa của hoạt động đó và trẻ biết thế nào là đúng, thế nào là sai, cái gì trẻ được phép làm và điều gì không được phép. Và 88.9% trẻ lớp Lá 1 và 90.9% trẻ lớp Lá 2 đã biết nhận xét về những hành vi đúng sai của con người về một số vấn đề, chẳng hạn như vấn đề môi trường. Khi được hỏi nếu con nhìn thấy một người vứt rác, vứt xác chuột chết ra đường, thì theo con hành động đó là đúng hay sai. Trẻ đã biết nhận xét rằng đó là hành vi sai trái.

Tuy vậy, từ nhận thức đến hành động không phải lúc nào cũng thống nhất với nhau. Có đến 55.6% trẻ lớp lá 1 và 60.6% trẻ lớp lá 2 vẫn chưa thực hiện việc vứt rác đúng nơi quy định, tiết kiệm điện, nước ở gia đình hoặc ở trường

học. Hành vi mà được phụ huynh nhắc đến nhiều nhất đó là việc nhiều trẻ còn vứt rác hoặc để đồ dùng cá nhân chưa đúng nơi quy định trong gia đình.

Những hành vi thể hiện sự lễ phép đã được rèn luyện từ những lớp nhỏ. Chẳng hạn như: chào hỏi, xin phép người lớn, xưng hô lễ phép với người lớn tuổi. Vì thế hơn 90% trẻ lớp Lá 1 và Lá 2 đã hình thành được cho mình thói quen này. Trong lớp học, có những lúc trẻ trả lời trống không khi được cô giáo hỏi và giáo viên luôn nhắc nhở trẻ và buộc trẻ phải thực hiện lại câu trả lời đó ngay. Do đó, thói quen lễ phép đã được hình thành. Và ngay cả khi ở nhà, các bậc phụ huynh cũng thường có sự điều chỉnh này với những hành vi chưa đúng của trẻ.

Để có thể thích ứng với những mối quan hệ xã hội thì ngoài việc biết ý nghĩa, ảnh hưởng từ việc làm của mình lên người khác, cư xử lễ phép thì trẻ còn cần phải biết đề nghị sự giúp đỡ của người khác khi cần thiết. Tuy nhiên, với tiêu chí này chỉ mới 66.7% trẻ lớp lá 1 và lớp Lá 2 đã biết thực hiện. Một trong những nguyên nhân khiến nhiều trẻ gặp khó khăn khi muốn nhờ sự giúp đỡ của người khác đó là do khả năng diễn đạt chưa tốt và vì vậy trẻ chưa thể hiện hết được mong muốn của mình cho người khác có thể hiểu được. Do đó, Người lớn cần khuyến khích trẻ diễn đạt từ từ và gợi ý giúp trẻ có thể diễn đạt một câu trọn vẹn và đầy đủ ý nghĩa.

2.1.10. Kỹ năng tôn trọng người khác

Bảng 2.10. Kỹ năng tôn trọng người khác

TT Tiêu chí

Lớp lá 1 Lớp lá 2

P

Chưa biết Biết Chưa biết Biết

N % N % N % N %

1 Nói được khả năng và sở

thích của người khác 23 85.2 4 14.8 23 69.7 10 30.3 .158

2 Chấp nhận sự khác biệt giữa người khác với mình (về sở thích, nhu cầu,

những khiếm khuyết về cơ thể...);

3

Nhận ra sự không công bằng trong nhóm bạn và biết cách tạo lại sự công bằng

21 77.8 6 22.2 23 69.7 10 30.3 .481

Đây là kỹ năng mà trẻ còn yếu. Với tất cả các tiêu chí trong kỹ năng này, dao động từ 45.5% đến 85.2 % trẻ vẫn chưa thực hiện được. Chẳng hạn như trẻ chưa biết được những sở thích của những người thân. Khi được hỏi: món ăn mà mẹ con thích ăn nhất hoặc mẹ con thích xem phim gì nhất thì trẻ rất lúng túng trong khi trả lời hoặc trả lời không biết. Theo tôi, việc nói được sở thích của những người thân điều này thể hiện sự quan tâm của con người với những người xung quanh. Và đây là một hành vi tốt cần hình thành cho con người ngay từ khi

Một phần của tài liệu Luận văn tốt nghiệp Kỹ năng sống trẻ mầm non (Trang 49)