mẫu giáo lớn
Bảng 2.19. Nguyên nhân kỹ năng sống chưa thực hiện tốt
TT Nguyên nhân M Xếp
Hạng
1 Giáo viên chưa được tập huấn về nội dung giảng dạy các kỹ
năng sống 6.80 3
2 Giáo viên chưa được tập huấn về các phương pháp giảng dạy
các kỹ năng sống 9.00 1
3 Chưa có sự thống nhất về nội dung giáo dục kỹ năng sống
trong chương trình giáo dục mầm non 6.90 2 4 Lớp học đông học sinh mà lại ít giáo viên 6.50 4 5 Nhà trường chưa có sự kết hợp với gia đình 3.60 7
6 Cơ sở vật chất chưa đáp ứng được nhu cầu thực hành kỹ năng
sống của trẻ 4.80 5
7 Giáo viên chưa có sự hiểu biết tốt về tâm lý của trẻ mầm non 1.80 8
8 Nội dung chăm sóc và giáo dục trẻ ở trường chiếm quá nhiều
thời gian cho việc hình thành kỹ năng sống cho trẻ 3.90 6
9 Giáo viên, phụ huynh chưa nhận thấy sự cần thiết của việc hình
thành kỹ năng sống cho trẻ. 1.50 9
Có thể nhận thấy hầu hết giáo viên và phụ huynh đã nhận thấy sự cần thiết và họ có sự kết hợp khá tốt trong việc hình thành kỹ năng sống cho trẻ. Và đây là một điều kiện thuận lợi để hình thành kỹ năng sống cho trẻ.
Giáo viên mầm non cũng đã có sự hiểu biết khá tốt về tâm lý của trẻ và đặc biệt ở trường mầm non Thực hành tp.HCM là nơi có cơ sở vật chất đáp ứng được yêu cầu của việc thực hiện các hoạt động hình thành kỹ năng sống cho trẻ.
Tuy vậy, theo giáo viên thì hiện nay sĩ số lớp học còn khá đông và điều này cũng ảnh hưởng đến việc hình thành kỹ năng sống cho trẻ.
Với quan niệm cho rằng, kỹ năng sống là kỹ những kỹ năng mà trẻ có được để tham gia vào cuộc sống. Giáo viên mầm non đã cho rằng những kỹ năng sống của trẻ được thể hiện trong tất cả các hoạt động hàng ngày của trẻ. Từ hoạt động chăm sóc đến giáo dục. Điều này là một đặc thù khác với việc giáo dục kỹ năng sống cho những trẻ ở những cấp học cao hơn mà nguyên nhân vì thời gian học văn hóa đã chiếm hầu hết thời gian của học sinh. Do đó, với việc hình thành kỹ năng sống cho trẻ chưa tốt không bị ảnh hưởng nhiều bởi nguyên nhân thời gian.
Trong khi tìm hiểu, người nghiên cứu nhận thấy có 3 nguyên nhân chính mà giáo viên mầm non cho rằng nó ảnh hưởng đến việc một số kỹ năng sống vẫn chưa thực hiện tốt ở lớp mẫu giáo lớn đó là:
Thứ nhất, giáo viên chưa được tập huấn về các phương pháp giảng dạy kỹ năng sống.
Thứ hai, chưa có sự thống nhất về nội dung giáo dục kỹ năng sống trong nhà trường
Thứ ba, giáo viên chưa được tập huấn về nội dung giảng kỹ năng sống Trong chương trình giáo dục mầm non mới đã đề cập đến việc hình thành kỹ năng sống cho trẻ và trong hè năm 2009 một số cán bộ quản lý của trường được tham dự lớp tập huấn về việc triển khai nội dung của chương trình giáo dục mầm non mới. Tuy nhiên, họ chưa được tập huấn về việc triển khai nội dung giáo dục kỹ năng sống cũng như các phương pháp để truyền đạt nội dung này. Và tất nhiên những giáo viên đứng lớp cũng chưa được tập huấn về nội dung trên. Trong nhà trường việc triển khai giáo dục kỹ năng sống cũng chưa thống nhất, chủ yếu là do giáo viên tự lựa chọn và tiến hành lồng ghép trong các hoạt động hàng ngày. Và vì vậy dẫn đến sự chưa thống nhất trong đánh giá kỹ năng sống cho trẻ.
Trong ba nguyên nhân trên thì theo giáo viên hiện nay họ gặp khó khăn nhiều nhất là vấn đề phương pháp giảng dạy. Người nghiên cứu đã được tham dự những buổi dạy về kỹ năng sống do những giáo viên của lớp mẫu giáo lớn giảng dạy thì hầu hết giáo viên hướng dẫn trẻ thực hiện một kỹ năng nào đó sau đó thực hiện lại. Lặp lại hành động cho đến khi thành thục. Theo chúng tôi với phương pháp làm mẫu thì với những kỹ năng lao động tự phục vụ thì có thể áp dụng. Tuy nhiên, với những kỹ năng liên quan đến kỹ năng tình cảm như: kỹ năng thấu cảm, kỹ năng ứng phó với cảm xúc, kỹ năng giao tiếp, kỹ năng giải quyết vấn đề thì phương pháp này chắc chắn sẽ không đem lại hiệu quả. Với những kỹ năng trên chỉ khi nào trẻ được trực tiếp trải nghiệm thì mới có thể thay đổi nhận thực, hình thành tình cảm và hành vi cho trẻ. Quả thật, muốn hình thành kỹ năng sống cho trẻ dứt khoát không thể tiến hành bằng những phương pháp cổ điển như: bắt trẻ ghi nhớ và lặp lại.