năng sống cho trẻ lớp mẫu giáo lớn
Bảng 2.20 Những kiến nghị nhằm nâng cao việc hình thành kỹ năng sống
T
T Biện pháp M
Xếp hạng
1 Thống nhất về nội dung giáo dục kỹ năng sống trong nhà trường 9.27 2
2 Cần có chuẩn về kỹ năng sống để định hướng chung chứ
không nên để mỗi giáo viên dạy mỗi kiểu. 9.27 2
3 Giáo viên phải được trang bị và thực hành thành thạo về các
phương pháp giảng dạy kỹ năng sống 9.45 1
4 Hướng dẫn tích hợp nội dung hình thành kỹ năng sống vào
những hoạt động học và chơi hàng ngày của trẻ 6.45 4
5 Cần có sự kết hợp với gia đình trong việc hình thành kỹ năng
sống cho trẻ 6.0 5
viên”
7 Nhà trường cần được trang bị cơ sở vật chất tốt 2.54 7
8
Việc giáo dục kỹ năng sống cho các em cần phải khơi gợi và phát huy sự tham gia của các em bên sự hướng dẫn của giáo viên, không nên áp đặt ý kiến hay suy nghĩ chủ quan của người lớn
2.54 7
9 Giáo viên phải có sự hiểu biết tốt về tâm sinh lý của trẻ 2.27 8
10 Giáo viên, phụ huynh cần nhận thấy vai trò quan trọng của
việc hình thành kỹ năng sống 2.0 9
11 Bổ sung các tài liệu giáo trình giảng dạy về kỹ năng sống cho
trẻ mầm non đến giáo viên. 7.36 3
2.4.1. Giáo viên phải được trang bị và thực hành thành thạo về các phương pháp giảng dạy kỹ năng sống
Khi người nghiên cứu đề nghị các giáo viên cho điểm từ 1 đến 11 theo mức độ quan trọng tăng dần, kết quả thu được cho thấy trong những giải pháp thì hầu hết các giáo viên đều cho rằng để có thể thực hiện việc hình thành kỹ năng sống cho trẻ được tốt, thì trước hết giáo viên cần phải được trang bị về các phương pháp hình thành kỹ năng sống. Và đây là biện pháp quan trọng nhất mà những giáo viên lựa chọn với M= 9.45
Mục tiêu của kỹ năng sống là cung cấp các năng lực tâm lý xã hội để giúp người học có thể ứng phó với những thay đổi của xã hội. Để làm được điều này, trước hết phương pháp giảng dạy phải là giáo dục chủ động. Nghĩa là qua các tình huống được phân tích, các trải nghiệm, qua làm việc nhóm, thảo luận, tự rút ra cho mình những bài học hoặc biết cách tự giải quyết trong một tình huống sắm vai, đóng kịch xã hội, phim, tranh ảnh, câu chuyện…Từ đó sẽ hình thành được kỹ năng cho trẻ.
Giáo viên tại các trường là những người trực tiếp làm việc với trẻ vì vậy họ cũng nên được tham gia những lớp đào tạo bài bản, chuyên nghiệp về nội dung và phương pháp giảng dạy kỹ năng sống. Ngoài ra, vì kỹ năng sống là những năng lực tâm lý và xã hội nên kiến thức cơ bản về tâm lý, các vấn đề, hiện tượng xã hội cũng đòi hỏi người phụ trách phải nắm vững.
Dạy kỹ năng sống là quá trình làm cho người học không chỉ hiểu biết mà còn thực hành và duy trì kỹ năng sống đó trong cuộc sống. Do vậy, không thể áp dụng kiểu dạy một chiều mà phải áp dụng các phương pháp giáo dục chủ động như thảo luận nhóm, sắm vai, hỏi chuyên gia... Với các phương pháp giáo dục chủ động, người học được tham gia trao đổi, thảo luận, thực hành, giải trí... để từ đó khám phá và thực hành kỹ năng trong cuộc sống.
Ngoài yếu tố phương pháp giáo dục kỹ năng sống thì theo Th.s Nguyễn Thị Kim Ngân, Hiệu phó chuyên môn trường Mầm non Thực hành Tp.HCM cũng cho rằng “Những người trực tiếp giảng dạy kỹ năng sống cho trẻ - giáo viên, cũng phải là những người có kỹ năng sống” bởi theo Bà Ngân, giáo viên phải là tấm gương tốt về những kỹ năng sống của mình để cho trẻ làm theo như kỹ năng giao tiếp, ứng xử của cô giáo với đồng nghiệp, với trẻ…
Bà Ngân cũng cho biết, hiện nay nhiều giáo viên trong cách ứng xử của mình với trẻ cũng còn nhiều vấn đề đáng quan tâm. Nhiều giáo viên chủ yếu dùng mệnh lệnh để giao tiếp với trẻ. Bên cạnh đó nhiều giáo viên cũng chưa giao tiếp thật gần gũi, thân thiện với trẻ.
Chúng tôi thiết nghĩ ngoài việc được trang bị về những phương pháp giáo dục kỹ năng sống, thì giáo viên cần có kỹ năng sống mới nên dạy về những kỹ năn này, đặc biệt là với trẻ mầm non. Bởi lẽ, trẻ thường rất tin tưởng vào uy tín của cô giáo. Và vì vậy trước khi tính đến được trang bị phương pháp giáo dục kỹ năng sống cho trẻ, giáo viên cần hoàn thiện kỹ năng sống cho mình.
Về lâu dài, các trường có đào chuyên ngành Giáo dục Mầm non cần quan tâm dạy KNS và phương pháp giáo dục KNS cho sinh viên để họ có thể thực hiện tốt việc giáo dục KNS cho trẻ sau này.
2.4.2 Thống nhất về nội dung giáo dục kỹ năng sống trong nhà trường
Đứng ở vị trí thứ 2 với M = 9.27 các giáo viên cho rằng, hiện nay việc lựa chọn nội dung giáo dục kỹ năng sống cho trẻ tuỳ thuộc hoàn toàn vào giáo viên. Với cách làm này các giáo viên sẽ gặp khó khăn trong việc chia sẻ kinh nghiệm và điều đặc biệt là việc đánh giá sẽ gặp rất nhiều khó khăn, vì chủ yếu giáo viên đánh giá theo cảm tính của mình và cũng chưa thống nhất trong toàn trường.
Việc xây dựng nội dung giáo dục kỹ năng sống cho các em phải bắt đầu từ việc định hướng và định hình cho các em những hành vi tốt đẹp và chỉ nên dạy cho trẻ những điều dễ nhớ, dễ học, dễ hiểu, dễ làm.
2.4.3. Cần có chuẩn về giáo dục kỹ năng sống để định hướng chung chứ không nên để mỗi giáo viên dạy mỗi kiểu.
Cùng ở vị trí thứ 2 với M= 9.27 Các trường cần thống nhất về những kỹ năng cần có của trẻ mầm non. Bên cạnh đó Bộ GD&ĐT, các trường cần ban hành bộ chuẩn về đánh giá giáo dục kỹ năng sống cho trẻ lớp mẫu giáo lớn để định hướng chung, tránh việc đánh giá theo cảm tính. Và mỗi giáo viên dạy mỗi kiểu.
Để có thể thống nhất được bộ chuẩn này, các trường cần làm như sau: - Thứ nhất, phải thống nhất những kỹ năng sống cần có của trẻ. - Thứ hai, xác định những tiêu chí cụ thể mỗi kỹ năng.
- Cuối cùng cần xác định phương pháp đánh giá mức độ hình thành kỹ năng ở trẻ sau mỗi bài dạy, sau một học kỳ hoặc một năm học như thế nào.
Hiện nay, tất cả các trường đều có chuẩn đánh giá về sự phát triển của trẻ cuối mỗi độ tuổi. Người nghiên cứu nhận thấy có thể dựa vào những chuẩn này để xây dựng chuẩn về kỹ năng sống cho trẻ. Bởi vì, nội dung giáo dục kỹ năng sống của trẻ thực chất cũng dựa trên năm mặt giáo dục hiện nay đang thực hiện trong các trường mầm non đó là: Phát triển cho trẻ về thể chất, nhận thức, ngôn ngữ, tình cảm xã hội, thẩm mỹ.