Kỹ năng nhận thức về môi trường tự nhiên

Một phần của tài liệu Luận văn tốt nghiệp Kỹ năng sống trẻ mầm non (Trang 64)

Bảng 2.15. Kỹ năng nhận thức về môi trường tự nhiên

TT Tiêu chí

Lớp lá 1 Lớp lá 2

P

Chưa biết Biết Chưa biết Biết

N % N % N % N %

1

Chia nhóm cây cối, con vật và đặt tên theo đặc điểm chung

17 63.0 10 37.0 21 63.6 12 36.4 .957

2 Biết thứ tự các giai đoạn phát triển cơ bản của cây (VD: hạt--> nảy mầm--> cây--> ra hoa--> có quả),

gà con --> gà trưởng thành);

3

Nói được những đặc điểm nổi bật của từng mùa trong năm

0 0 27 100 0 0 33 100 .a

4

Dự đoán một số hiện tượng tự nhiên đơn giản sắp xảy ra.

2 7.4 25 92.6 2 6.1 31 93.9 .835

Ngay từ những lớp nhỏ hơn, trẻ nhà trẻ và trẻ mẫu giáo bé, trong chương trình học trẻ đã được học những nội dung về môi trường xung quanh, trong đó có môi trường tự nhiên. Do đó, trẻ tỏ ra khá hiểu biết về kỹ năng này. 100% trẻ đã có thể mô tả những đặc điểm đặc trưng của những mùa trong năm. Tuy ở miền nam chỉ có 2 mùa nắng và mưa, nhưng trong chương trình trẻ được cung cấp kiến thức về cả bốn mùa xuân, hạ, thu, đông và vì vậy trẻ tỏ ra khá hiểu biết về những đặc điểm nổi trội của từng mùa. Cùng với đó là sự hiểu biết của trẻ về một số hiện tượng tự nhiên đơn giản như mưa, nắng, gió. Thậm chí trẻ còn biết một số câu ca dao thể hiện sự thay đổi của thời tiết như: chuồn chuồn bay thấp thì mưa, bay cao thì nắng, bay vừa thì râm. Và tỏ ra hiểu biết hơn, nhiều trẻ còn trả lời rất thành thạo cho người nghiên cứu nghe mưa có từ đâu.

Tuy vậy, với những kiến thức cần có sự tư duy nhiều hơn chẳng hạn như chia nhóm cây cối, động vật và đặt tên theo đặc điểm chung của chúng hoặc biết được thứ tự các giai đoạn phát triển cơ bản của cây thì đôi khi trẻ cò nhầm lẫn.

2.1.16 Kỹ năng nhận thức về nghệ thuật

Bảng 2.16. Kỹ năng nhận thức về nghệ thuật

TT Tiêu chí

Lớp lá 1 Lớp lá 2

P

Chưa biết Biết Chưa biết Biết

N % N % N % N %

1

Nghe và cảm nhận được giai điệu (vui, êm dịu, buồn) của bài hát / bản nhạc;

2 7.4 25 92.6 2 6.1 31 93.9 .835

2

Hát đúng giai điệu những bài hát đơn giản, thích tham gia vào các hoạt động biểu diễn

0 0 27 100 0 0 33 100 .a

3

Thể hiện cảm xúc và vận động phù hợp (vỗ tay, lắc lư, nhún nhảy....) với nhịp điệu của bài hát, bản nhạc;

0 0 27 100 0 0 33 100 .a

4

Thể hiện cảm xúc (sờ, ngắm nhìn, ngạc nhiên, sung sướng …) trước vẻ đẹp của thiên nhiên và sản phẩm tạo hình;

0 0 27 100 0 0 33 100 .a

5

Biết sử dụng các phương tiện, vật liệu khác nhau để tạo hình một sản phẩm đơn giản

0 0 27 100 0 0 33 100 .a

6

Nói được ý tưởng thể hiện trong sản phẩm tạo hình của mình

0 0 27 100 0 0 33 100 .a

Chúng tôi rất ngạc nhiên khi trên 92% trẻ ở cả 2 lớp thực nghiệm và đối chứng đều thể hiện sự hiểu biết tốt trong kỹ năng nhận thức về nghệ thuật. Thực

xuyên trên lớp và ngoài việc trẻ được học về nhịp, phách, những bài hát mới và trẻ còn được nhận xét về những bài hát đó, trẻ được học một số động tác biểu diễn đơn giản phù hợp với bài hát. Trong hoạt động tạo hình cũng vậy, trẻ được hướng dẫn để có những sản phẩm tạo hình đơn giản, đồng thời giáo viên cũng luôn khuyến khích trẻ thể hiện sự sáng tạo của mình trong các tác phẩm đó. Trẻ luôn được học cách nhận xét một sản phẩm tạo hình nào đó hoặc trẻ có cơ hội chia sẻ về ý tưởng của mình. Trong mỗi lớp mỗi trẻ đều có 1 cuốn allbum riêng, lưu giữ những bức tranh mà trẻ đã vẽ, những tấm thiệp, những bông hoa mà trẻ đã làm và cuối mỗi học kỳ trẻ sẽ được mang về khoe với cha mẹ.

Với những hoạt động phong phú và gần gũi như vậy, phần lớn trẻ đã được hình thành kỹ năng nhận thức về nghệ thuật. 2.1.17 Kỹ năng sáng tạo Bảng 2.17. Kỹ năng sáng tạo TT Tiêu chí Lớp lá 1 Lớp lá 2 P

Chưa biết Biết Chưa biết Biết

N % N % N % N %

1

Thể hiện cái mới, độc đáo trong trò chơi ( VD: sử dụng cán chổi để làm ngựa phi, dùng chiếu, chăn để làm nhà, lều ...) hoặc trong tạo hình (vẽ, nặn các vật theo ý tưởng riêng ...), âm nhạc (vận động mô phỏng theo bài hát, đặt lời mới theo nhạc bài hát quen thuộc ...);

0 0 27 100 0 0 27 100 .a

2 Kể thêm hoặc thay đổi diễn biến của câu chuyện đã biết (hành động, lời nói của nhân vật, mở đầu, kết thúc

của câu chuyện ...) một cách hợp lí.

Nếu bạn có cơ hội ngồi trò chuyện với trẻ về một bức tranh, một sản phẩm tạo hình mà trẻ đang thực hiện hoặc đã hoàn thành, bạn sẽ rất ngac nhiên và thú vị về những ý tưởng của trẻ, thậm chí có những ý tưởng rất sáng tạo. Đôi khi chỉ là những nét vẽ nguệch ngoạc, mơ hồ nhưng với trẻ đó là cả thể giới và thể hiện những ý tưởng rất phong phú. Ngay từ khi trẻ được khoảng 12 tháng tuổi là trẻ đã có khả năng sử dụng vật thay thế và đối với trẻ lớp mẫu giáo lớn thì khả năng này rất thành thạo. Khi bạn xem trẻ chơi trò chơi sắm vai, bạn sẽ thấy trẻ thể hiện vai chơi rất tốt. Tôi đã từng đóng vai là khách hàng trong một “nhà hàng” mà cô chủ là bé. Khi tôi hỏi hôm nay có món gì trẻ trả lời “hôm nay có bún bò”. Khi tôi gọi 1 tô bún bò thì trẻ mang ra cho tôi 1 cái chén nhựa và 1 nắm giấy ở trong đó và nói: mời cô. Chỉ khi các bạn được tham gia vào những trò chơi của bé, bạn được phân công một vai nào đó, bạn sẽ thấy sự sáng tạo của trẻ đáng yêu đến nhường nào.

Tuy một số trẻ gặp khó khăn hơn trong yêu cầu phải thay đổi, thêm bớt nội dung hoặc kể tiếp diễn biến của câu chuyện theo một tình huống mà giáo viên đưa ra nhưng theo tôi, đây là một yêu cầu khó với trẻ. Đôi khi trẻ có ý tưởng những khả năng diễn đạt chưa tốt cũng ảnh hưởng đến kết quả sau cùng.

2.2. So sánh thực trạng hình thành kỹ năng sống của trẻ lớp Lá 1 và Lá 2

Với cách chấm điểm để xác định một kỹ năng nào đó đã được hình thành hay chưa. Người nghiên cứu đã thu được kết quả ở bảng phụ lục 8,9.

Dưới đây là bảng tổng hợp kết quả hình thành kỹ năng sống của trẻ lớp Lá 1 và Lá 2 trước thực nghiệm.

Bảng 2.18. So sánh thực trạng kỹ năng sống trước thực nghiệm tại lớp lá 1 và lá 2

Kỹ năng sống

Lớp Lá 1 Lớp lá 2

P Đạt Chưa đạt Đạt Chưa đạt

khỏe, dinh dưỡng

2. Chăm sóc vệ sinh cá nhân 23 85.2 4 14.8 30 90.9 3 9.1 .663

3. Giữ an toàn cá nhân 12 44.4 15 55.6 17 51.5 16 48.5 .162

4. Nhận thức về bản thân 27 100 0 0 33 100 0 0 .159

5. Tự tin và tự trọng 22 81.5 5 18.5 28 84.8 5 15.2 .979

6. Cảm nhận và thể hiện

cảm xúc 26 96.3 1 3.7 32 97.0 1 3.0 .050

7. Thiết lập mối quan hệ tích

cực với bạn và người lớn 16 59.3 11 41.7 27 81.8 6 18.2 .093

8. Hợp tác với người khác 20 74.1 7 26.9 33 100 0 0 .002

9. Thích ứng trong quan hệ

xã hội 23 85.2 4 14.8 31 93.9 2 6.1 .259

10. Tôn trọng người khác 3 11.1 24 88.9 13 39.4 20 60.1 .051

11. Nghe hiểu lời nói 27 100 0 0 33 100 0 0 .071

12. Sử dụng lời nói 27 100 0 0 33 100 0 0 .448 13. Giao tiếp 13 48.1 14 51.9 14 42.4 19 57.6 .089 14. Nhận thức về môi trường xã hội 27 100 0 0 33 100 0 0 .550 15. Nhận thức về môi trường tự nhiên 27 100 0 0 33 100 0 0 .550 16. Nhận thức về nghệ thuật 27 100 0 0 33 100 0 0 .835 17. Sáng tạo 27 100 0 0 33 100 0 0 .430

Nhìn vào bảng so sánh thực trạng kỹ năng sống của trẻ lớp Lá 1 và lớp Lá 2 có thể nhận thấy đa số kỹ năng sống đã được hình thành ở trẻ. Trong đó có những kỹ năng 100% trẻ đã đạt được như: Kỹ năng hiểu biết và chăm sóc cá nhân, kỹ năng nhận thức về bản thân, kỹ năng nghe hiểu lời nói, kỹ năng sử dụng lời nói, kỹ năng nhận thức về môi trường xã hội, kỹ năng nhận thức về môi trường tự nhiên, kỹ năng nhận thức về nghệ thuật và kỹ năng thể hiện sự sáng tạo.

Tuy nhiên, cũng có những kỹ năng mà từ 48,5% đến 88.9% trẻ chưa đạt được như kỹ năng giữ an toàn cá nhân, kỹ năng thể hiện sự tôn trọng người khác, kỹ năng thể hiện văn hoá trong giao tiếp.

Những kỹ năng còn lại như kỹ năng chăm sóc vệ sinh cá nhân, tự tin và tự trọng, cảm nhận và thể hiện cảm xúc, thiết lập mối quan hệ tích cực với bạn và người lớn, hợp tác với người khác, thích ứng trong quan hệ xã hội đây là những kỹ năng mà dao động trong khoảng 59.3% đến 93.9% trẻ đã có những kỹ năng trên

Điều đặc biệt là hầu như không có sự khác biệt nào giữa trẻ lớp Lá 1 và trẻ lớp Lá 2 trong những kỹ năng sống mà trẻ đạt được hoặc chưa đạt được. Duy nhất chỉ có kỹ năng hợp tác với người khác với P = .002 cho thấy co sự khác biệt ý nghĩa. Trong khi 100 %trẻ lớp Lá 2 đã tỏ ra biết hợp tác với người khác thì trẻ chỉ có 26.9% trẻ lớp Lá 1 biết hợp tác với người khác.

2.3 Nguyên nhân một số kỹ năng sống vẫn chưa thực hiện tốt ở lớpmẫu giáo lớn mẫu giáo lớn

Bảng 2.19. Nguyên nhân kỹ năng sống chưa thực hiện tốt

TT Nguyên nhân M Xếp

Hạng

1 Giáo viên chưa được tập huấn về nội dung giảng dạy các kỹ

năng sống 6.80 3

2 Giáo viên chưa được tập huấn về các phương pháp giảng dạy

các kỹ năng sống 9.00 1

3 Chưa có sự thống nhất về nội dung giáo dục kỹ năng sống

trong chương trình giáo dục mầm non 6.90 2 4 Lớp học đông học sinh mà lại ít giáo viên 6.50 4 5 Nhà trường chưa có sự kết hợp với gia đình 3.60 7

6 Cơ sở vật chất chưa đáp ứng được nhu cầu thực hành kỹ năng

sống của trẻ 4.80 5

7 Giáo viên chưa có sự hiểu biết tốt về tâm lý của trẻ mầm non 1.80 8

8 Nội dung chăm sóc và giáo dục trẻ ở trường chiếm quá nhiều

thời gian cho việc hình thành kỹ năng sống cho trẻ 3.90 6

9 Giáo viên, phụ huynh chưa nhận thấy sự cần thiết của việc hình

thành kỹ năng sống cho trẻ. 1.50 9

Có thể nhận thấy hầu hết giáo viên và phụ huynh đã nhận thấy sự cần thiết và họ có sự kết hợp khá tốt trong việc hình thành kỹ năng sống cho trẻ. Và đây là một điều kiện thuận lợi để hình thành kỹ năng sống cho trẻ.

Giáo viên mầm non cũng đã có sự hiểu biết khá tốt về tâm lý của trẻ và đặc biệt ở trường mầm non Thực hành tp.HCM là nơi có cơ sở vật chất đáp ứng được yêu cầu của việc thực hiện các hoạt động hình thành kỹ năng sống cho trẻ.

Tuy vậy, theo giáo viên thì hiện nay sĩ số lớp học còn khá đông và điều này cũng ảnh hưởng đến việc hình thành kỹ năng sống cho trẻ.

Với quan niệm cho rằng, kỹ năng sống là kỹ những kỹ năng mà trẻ có được để tham gia vào cuộc sống. Giáo viên mầm non đã cho rằng những kỹ năng sống của trẻ được thể hiện trong tất cả các hoạt động hàng ngày của trẻ. Từ hoạt động chăm sóc đến giáo dục. Điều này là một đặc thù khác với việc giáo dục kỹ năng sống cho những trẻ ở những cấp học cao hơn mà nguyên nhân vì thời gian học văn hóa đã chiếm hầu hết thời gian của học sinh. Do đó, với việc hình thành kỹ năng sống cho trẻ chưa tốt không bị ảnh hưởng nhiều bởi nguyên nhân thời gian.

Trong khi tìm hiểu, người nghiên cứu nhận thấy có 3 nguyên nhân chính mà giáo viên mầm non cho rằng nó ảnh hưởng đến việc một số kỹ năng sống vẫn chưa thực hiện tốt ở lớp mẫu giáo lớn đó là:

Thứ nhất, giáo viên chưa được tập huấn về các phương pháp giảng dạy kỹ năng sống.

Thứ hai, chưa có sự thống nhất về nội dung giáo dục kỹ năng sống trong nhà trường

Thứ ba, giáo viên chưa được tập huấn về nội dung giảng kỹ năng sống Trong chương trình giáo dục mầm non mới đã đề cập đến việc hình thành kỹ năng sống cho trẻ và trong hè năm 2009 một số cán bộ quản lý của trường được tham dự lớp tập huấn về việc triển khai nội dung của chương trình giáo dục mầm non mới. Tuy nhiên, họ chưa được tập huấn về việc triển khai nội dung giáo dục kỹ năng sống cũng như các phương pháp để truyền đạt nội dung này. Và tất nhiên những giáo viên đứng lớp cũng chưa được tập huấn về nội dung trên. Trong nhà trường việc triển khai giáo dục kỹ năng sống cũng chưa thống nhất, chủ yếu là do giáo viên tự lựa chọn và tiến hành lồng ghép trong các hoạt động hàng ngày. Và vì vậy dẫn đến sự chưa thống nhất trong đánh giá kỹ năng sống cho trẻ.

Trong ba nguyên nhân trên thì theo giáo viên hiện nay họ gặp khó khăn nhiều nhất là vấn đề phương pháp giảng dạy. Người nghiên cứu đã được tham dự những buổi dạy về kỹ năng sống do những giáo viên của lớp mẫu giáo lớn giảng dạy thì hầu hết giáo viên hướng dẫn trẻ thực hiện một kỹ năng nào đó sau đó thực hiện lại. Lặp lại hành động cho đến khi thành thục. Theo chúng tôi với phương pháp làm mẫu thì với những kỹ năng lao động tự phục vụ thì có thể áp dụng. Tuy nhiên, với những kỹ năng liên quan đến kỹ năng tình cảm như: kỹ năng thấu cảm, kỹ năng ứng phó với cảm xúc, kỹ năng giao tiếp, kỹ năng giải quyết vấn đề thì phương pháp này chắc chắn sẽ không đem lại hiệu quả. Với những kỹ năng trên chỉ khi nào trẻ được trực tiếp trải nghiệm thì mới có thể thay đổi nhận thực, hình thành tình cảm và hành vi cho trẻ. Quả thật, muốn hình thành kỹ năng sống cho trẻ dứt khoát không thể tiến hành bằng những phương pháp cổ điển như: bắt trẻ ghi nhớ và lặp lại.

2.4. Những kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả của việc hình thành kỹnăng sống cho trẻ lớp mẫu giáo lớn năng sống cho trẻ lớp mẫu giáo lớn

Bảng 2.20 Những kiến nghị nhằm nâng cao việc hình thành kỹ năng sống

T

T Biện pháp M

Xếp hạng

1 Thống nhất về nội dung giáo dục kỹ năng sống trong nhà trường 9.27 2

2 Cần có chuẩn về kỹ năng sống để định hướng chung chứ

không nên để mỗi giáo viên dạy mỗi kiểu. 9.27 2

3 Giáo viên phải được trang bị và thực hành thành thạo về các

phương pháp giảng dạy kỹ năng sống 9.45 1

4 Hướng dẫn tích hợp nội dung hình thành kỹ năng sống vào

những hoạt động học và chơi hàng ngày của trẻ 6.45 4

5 Cần có sự kết hợp với gia đình trong việc hình thành kỹ năng

sống cho trẻ 6.0 5

viên”

7 Nhà trường cần được trang bị cơ sở vật chất tốt 2.54 7

8

Việc giáo dục kỹ năng sống cho các em cần phải khơi gợi và phát huy sự tham gia của các em bên sự hướng dẫn của giáo

Một phần của tài liệu Luận văn tốt nghiệp Kỹ năng sống trẻ mầm non (Trang 64)