Quản lý phát triển nguồn nhân lực

Một phần của tài liệu Quản lý phát triển đội ngũ giáo viên trường trung học phổ thông a hải hậu tỉnh nam định trong bối cảnh hiện nay (Trang 26 - 28)

* Nguồn nhân lực theo nghĩa rộng được hiểu như nguồn lực con người của một quốc gia, một vùng lãnh thổ. Theo nghĩa hẹp được hiểu là toàn bộ lực lượng lao động có khả năng lao động, đang có việc làm hoặc chưa có việc làm. Xét trong phạm vi một đơn vị, cơ quan hay địa phương nguồn nhân lực

chính là toàn bộ lao động của đơn vị, cơ quan hay địa phương đó. * Quản lý nguồn nhân lực:

- Theo tác giả Nguyễn Quốc Chí và Nguyễn Thị Mỹ Lộc: Quản lý nguồn

nhân lực:“Là chức năng QL giúp người QL tuyển mộ, lựa chọn, huấn luyện và phát triển các thành viên của tổ chức” [7, tr. 163].

- Quá trình QL nguồn nhân lực bao gồm bảy hoạt động sau đây: + Kế hoạch hoá nguồn nhân lực;

+ Tuyển mộ; + Chọn lựa;

+ Xã hội hoá hay định hướng; + Đánh giá kết quả hoạt động;

+ Đề bạt, thuyên chuyển, giáng cấp và sa thải.[7, tr.163-165].

* Phát triển nguồn nhân lực: Phát triển nguồn nhân lực là tạo ra sự phát triển bền vững về hiệu quả chung của mỗi tổ chức và hiệu suất của mỗi thành viên, gắn liền với việc không ngừng tăng lên về mặt số lượng và chất lượng của đội ngũ cũng như chất lượng sống của nguồn nhân lực. Nội dung của phát triển nguồn nhân lực xét trên bình diện xã hội là một phạm trù rộng lớn. Theo quan điểm của chương trình phát triển của Liên hiệp quốc, có các nhân tố phát năng của sự phát triển nguồn nhân lực sau đây: Giáo dục & đào tạo; việc làm; sức khỏe và dinh dưỡng; sự giải phóng con người. Trong các nhân tố đó, nhân tố Giáo dục & đào tạo là nhân tố giữ vai trò quan trọng hơn cả bởi vì nó là cơ sở cho sự phát triển của các nhân tố khác. Việc phát triển nguồn nhân lực thực sự đạt hiệu quả nếu có chính sách phát triển nguồn nhân lực đúng đắn. Chính sách phát triển nguồn nhân lực bao gồm: Quy hoạch, tuyển dụng, chế độ chính sách, sử dụng, phân bổ nguồn nhân lực, tiền lương, khen thưởng... Có thể hình dung quan hệ giữa phát triển nguồn nhân lực với QL nguồn nhân lực.

Sơ đồ 1.3: Quản lý phát triển nguồn nhân lực

* Quản lý đội ngũ giáo viên:

- Trong lĩnh vực QLGD nói chung và quản lý nhà trường nói riêng, quản lý nguồn nhân lực chính là quản lý ĐNGV, nhân viên và HS. Trong đó, quản lý ĐNGV là một nội dung chủ yếu nhất của QL nguồn nhân lực trong tổ chức trường học.

- Theo cách tiếp cận trên thì quản lý ĐNGV là quá trình tác động có mục đích của chủ thể QL (người CBQL) tới người lao động (GV) như: xây dựng quy hoạch; tuyển chọn; đào tạo, bồi dưỡng; sử dụng; đánh giá năng lực thực hiện và đãi ngộ nhằm đạt được mục đích phát triển nhân lực của tổ chức nhà trường.

Một phần của tài liệu Quản lý phát triển đội ngũ giáo viên trường trung học phổ thông a hải hậu tỉnh nam định trong bối cảnh hiện nay (Trang 26 - 28)