Kiểm tra, đánh giá, sàng lọc đội ngũ giáo viên

Một phần của tài liệu Quản lý phát triển đội ngũ giáo viên trường trung học phổ thông a hải hậu tỉnh nam định trong bối cảnh hiện nay (Trang 46 - 48)

lớp, giáo dục nghề nghiệp, giáo dục kỹ năng sống cho HS...

+ Bồi dưỡng, tự bồi dưỡng về kĩ năng NCKH: Phương pháp luận NCKH; tổ chức tiến hành nghiên cứu đề tài, sáng kiến kinh nghiệm giảng dạy...

+ Bồi dưỡng về lí luận chính trị và các kiến thức QL khác.

- Việc bồi dưỡng ĐNGV cũng có thể tiến hành với nhiều hình thức đa dạng, phong phú như: bồi dưỡng tập trung; bồi dưỡng tại chức, từ xa; bồi dưỡng thường xuyên theo chu kỳ, trong hè; bồi dưỡng theo chuyên đề ngắn hạn; bồi dưỡng tại các nhà trường; tự bồi dưỡng của GV,…

Trong nhà trường, GV là người trực tiếp thực hiện mục đích, nhiệm vụ giáo dục, người quyết định phương hướng trong giảng dạy. Trình độ học vấn và sự phát triển tư duy độc lập, sáng tạo của HS không chỉ phụ thuộc vào chương trình sách giáo khoa, cũng không chỉ phụ thuộc vào nhân cách của HS mà còn phụ thuộc vào nhân cách của người thầy, vào phẩm chất chính trị, trình độ chuyên môn, khả năng tay nghề của người thầy. Vì vậy, việc bồi dưỡng và tự bồi dưỡng để không ngừng nâng cao phẩm chất, năng lực của người GV là đòi hỏi tự thân, mang tính bắt buộc của nghề dạy học.

1.7.5. Kiểm tra, đánh giá, sàng lọc đội ngũ giáo viên * Kiểm tra * Kiểm tra

Kiểm tra là một trong bốn chức năng cơ bản của QL. Kiểm tra cần đề cập đến các phương pháp và cơ chế được sử dụng để đảm bảo rằng các hành vi, hoạt động và thành tựu phải tuân thủ, phù hợp với mục tiêu, kế hoạch và chuẩn mực của tổ chức. Đối với phần lớn mọi người, từ “kiểm tra” có một nghĩa tiêu cực, nó gợi nên sự kiềm chế, gò bó, bắt buộc… Thực ra kiểm tra có ý nghĩa tích cực, không những với tổ chức mà còn có ích với từng thành viên.

* Đánh giá

- Theo tác giả Nguyễn Đức Chính thì đánh giá bao gồm cả việc thu thập, phân tích, giải thích và thu thập thông tin về con người nói chung. Nói cách khác đó là sự thu thập các “bằng chứng” về các hoạt động mà người GV phải làm với

tư cách nhà giáo, công dân,…trên cơ sở đó đưa ra những nhận xét nhằm giúp GV tiến bộ và qua đó nhiệm vụ của nhà trường cũng được hoàn thành. Trong nhà trường, việc đánh giá ĐNGV là khâu không thể thiếu trong công tác QL của Hiệu trưởng. Đánh giá đúng sẽ có phương hướng và biện pháp giải quyết đúng, làm cho GV phấn khởi, tin tưởng phấn đấu trong công tác. Đánh giá sai hoặc không đúng, có tác hại khôn lường. Đánh giá đúng ĐNGV để từ đó giúp Hiệu trưởng có cơ chế, chính sách bố trí, sử dụng, đãi ngộ và sa thải đúng người đúng việc, mới nâng cao chất lượng ĐNGV.

* Kiểm tra, đánh giá ĐNGV dựa vào các hình thức và biện pháp sau

- Tự đánh giá: Căn cứ vào các văn bản hướng dẫn của ngành, của nhà trường, GV tự xây dựng kế hoạch đánh giá các mặt hoạt động của mình trong quá trình giảng dạy và giáo dục. Đây là vấn đề quan trọng và là nguồn thông tin có giá trị cho tổ chức, vì thực tế không ai hiểu GV bằng chính họ; người GV thông qua hoạt động tự đánh giá nắm rõ được điểm mạnh, điểm yếu của mình và từ đó có biện pháp khắc phục hạn chế, bổ sung, hoàn thiện bản thân.

- Đánh giá GV thông qua HS: Căn cứ vào ý kiến nhận xét đánh giá của HS về GV, căn cứ kết quả học tập của HS các lớp mà GV giảng dạy. Tuy nhiên, việc thực hiện phương pháp này phải thực sự khéo léo và tế nhị, có biện pháp hình thức thích hợp ta sẽ có thông tin phản hồi hết sức giá trị về từng GV. Ngược lại, nếu thực hiện không tốt sẽ đem lại kết quả tiêu cực cho GV được đánh giá.

- Đánh giá GV thông qua đồng nghiệp cùng chuyên môn, tổ bộ môn. Trong một bộ môn, tổ chuyên môn, từ tổ trưởng đến các GV là những người gắn bó và gần gũi nhau nhiều nhất, họ hiểu nhau khá toàn diện từ năng lực chuyên môn, kỹ năng phương pháp, đến mối quan hệ đồng nghiệp, quan hệ với người học, phẩm chất đạo đức, lối sống,…Vì vậy, nhận xét đánh giá của GV trong cùng bộ môn là nguồn thông tin quan trọng qua đó biết được những điểm mạnh, điểm yếu và khả năng phát triển của từng GV trong các mặt hoạt động.

- Đánh giá GV từ lãnh đạo nhà trường: Đây là kết quả quan trọng có tính quyết định, ảnh hưởng đến cá nhân người GV về trước mắt và lâu dài. Nếu xử lý không tốt và thiếu khách quan, công bằng sẽ dẫn đến mất đoàn kết nội bộ. Do đó sự đánh giá của lãnh đạo nhà trường đối với cá nhân GV về các mặt: năng lực chuyên môn, nghiệp vụ, chất lượng giảng dạy, tư cách đạo đức,..cần phải chính xác dựa trên việc thu thập nhiều thông tin từ nhiều nguồn, nhiều mặt để có sự phân tích, tổng hợp, đánh giá chính xác, khách quan, để người GV tiếp nhận đánh giá của lãnh đạo một cách vui vẻ, cầu tiến và có hướng

khắc phục khuyết điểm của mình.

Một phần của tài liệu Quản lý phát triển đội ngũ giáo viên trường trung học phổ thông a hải hậu tỉnh nam định trong bối cảnh hiện nay (Trang 46 - 48)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(123 trang)