Các biện pháp đã thực hiện

Một phần của tài liệu Quản lý phát triển đội ngũ giáo viên trường trung học phổ thông a hải hậu tỉnh nam định trong bối cảnh hiện nay (Trang 64 - 72)

2.3.1.1. Về công tác quy hoạch, kế hoạch phát triển và tuyển dụng đội ngũ GV

tuyển chọn GV cho từng năm học. Việc lập kế hoạch đối với ĐNGV cho năm học sau thường diễn ra vào tháng 5 của năm học trước. Ban giám hiệu nhà trường thường căn cứ vào chỉ tiêu tuyển sinh, số lượng ĐNGV hiện có, các điều kiện về CSVC,... để lập kế hoạch bổ sung GV cho năm học mới. Việc lập

kế hoạch chủ yếu về phát triển số lượng để giải quyết tình trạng thiếu GV.

- Công tác lập kế hoạch phát triển số lượng ĐNGV được thực hiện theo quy trình từ cấp dưới lên cấp trên: nhà trường xây dựng kế hoạch dựa trên sự hướng dẫn, chỉ đạo Sở GD&ĐT, sau đó trình kế hoạch lên Sở GD& ĐT xem xét quyết định.

- Việc lập kế hoạch bồi dưỡng, kiểm tra đánh giá cho ĐNGV mới dừng lại trong phạm vi từng năm học, thành một nội dung trong kế hoạch năm học của nhà trường. Nhà trường chưa xây dựng được kế hoạch cụ thể, riêng biệt có tầm chiến lược cho một giai đoạn dài hạn.

2.3.1.2. Về công tác tuyển chọn, bố trí và sử dụng đội ngũ GV

- Hàng năm, căn cứ vào kế hoạch đã được xây dựng, Hiệu trưởng nhà trường tiến hành tuyển chọn GV cho các bộ môn còn thiếu. Việc tuyển chọn chủ yếu là dành cho các giáo sinh mới ra trường về làm công tác giảng dạy. Việc tuyển chọn mới chỉ dừng lại ở mức độ thông báo trước hội đồng nhà trường, từ đó thông tin lan rộng ra ngoài xã hội; chưa có hình thức thông tin trên các phương tiện thông tin đại chúng.

- Do nhà trường là đơn vị trực thuộc Sở GD&ĐT nên công tác tuyển dụng viên chức nhà nước được tiến hành theo quy định của liên Sở GD & ĐT và Sở Nội vụ. Việc tiến hành tuyển dụng không được diễn ra liên tục trong năm mà diễn ra từng đợt theo quy định của tỉnh. Hàng năm đều tổ chức tuyển dụng vào tháng 8. Việc tuyển dụng GV mới do Sở GD&ĐT tiến hành. Thông tin tuyển dụng GV của Sở được thông báo rộng rãi trên các phương tiện thông tin đại chúng và trên các bảng tin tại cơ quan Sở GD&ĐT.

- Hình thức tuyển dụng được tiến hành đó là kết hợp giữa xét tuyển và khảo sát đánh giá trình độ năng lực sư phạm. Xét tuyển dựa vào điểm trung

bình khoá học và điểm ưu tiên. Sở GD&ĐT thành lập hội đồng khảo sát, thành lập ban giám khảo của các bộ môn, người tham gia khảo sát bốc thăm bài dạy bất kỳ của bộ môn ở khối lớp bất kỳ, chuẩn bị trong thời gian 90 phút, sau đó trình bày bài giảng và trả lời các câu hỏi tình huống của ban giám khảo, ban giám khảo đánh giá, chấm điểm. Người được tuyển dụng là người có tổng điểm cả hai phần cao hơn. Sau đó Sở GD&ĐT xem xét nguyện vọng của người trúng tuyển và ra quyết định điều động về các trường THPT trong tỉnh.

- Từ thực tế công tác tuyển dụng GV các năm qua, nhận thấy có những ưu điểm là đảm bảo tính khách quan, công khai dân chủ, hình thức khá đơn giản, gọn nhẹ, thời gian tiến hành nhanh chóng, đỡ tốn kém về mặt chi phí; tuy nhiên cũng bộc lộ mặt hạn chế đó là: đối với phần xét tuyển, chưa đánh giá được trình độ thực sự của người dự tuyển. Vì xét tuyển chỉ dựa vào hồ sơ, văn bằng chứng chỉ và các giấy tờ chứng nhận ưu tiên, trong khi đó sự đánh giá của các trường đại học có sự khác nhau. Việc điều động GV về trường đôi lúc chưa đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ của nhà trường. Nhà trường chưa thực sự được chủ động trong công tác tuyển dụng GV.

- Đội ngũ GV nhà trường được bố trí thành các tổ chuyên môn, theo đúng Điều lệ trường phổ thông. Hầu hết các tổ chuyên môn là tổ ghép, đó là tổ: Toán – Tin, Vật lý – Công nghệ, Hóa – Sinh – Công nghệ, Ngữ văn, Sử – Địa – GDCD, Ngoại ngữ – Thể dục. Mỗi tổ có 1 tổ trưởng và 1 đến 2 tổ phó. Trong các tổ lại được chia thành các nhóm bộ môn theo môn học hoặc nhóm bộ môn theo các khối lớp có tổ phó phụ trách hoặc nhóm trưởng. Các tổ trưởng, tổ phó, nhóm trưởng thường là các GV đầu đàn, có uy tín đối với tổ nhóm chuyên môn và được Hiệu trưởng bổ nhiệm cho từng năm học sau khi lấy ý kiến tín nhiệm của tổ viên.

- Việc phân công GV làm công tác giảng dạy, kiêm nhiệm thường được tiến hành theo quy trình:

+ Vào cuối tháng 5 hàng năm, BGH chỉ đạo các tổ chuyên môn cho GV đăng ký nguyện vọng, đề xuất ý kiến cá nhân về công tác giảng dạy, chủ nhiệm cho năm học mới. Căn cứ vào đó các tổ họp dự kiến phân công chuyên môn, trình BGH xem xét, quyết định.

+ Ban giám hiệu họp với các tổ trưởng chuyên môn, điều chỉnh, thống nhất và ra quyết định chính thức.

+ Thông báo phân công chuyên môn tuần đầu tháng 8 của năm học mới. - Qua điều tra thực trạng cho thấy phần lớn GV cho rằng việc bố trí sử dụng ĐNGV của nhà trường về cơ bản là đúng người, đúng việc phù hợp với chuyên môn và năng lực sở trường của GV và điều kiện thực tế của nhà trường; do đó đã phát huy được tiềm năng thế mạnh của ĐNGV.

- Tuy nhiên, do tình trạng một số bộ môn, ở một số thời điểm của năm học do thiếu GV nên nhà trường vẫn phải bố trí GV dạy chéo môn, dạy vượt giờ quá tiêu chuẩn, như bố trí GV môn Vật lý dạy môn Kỹ thuật công nghiệp, GV môn Thể dục dạy môn Giáo dục Quốc phòng – An ninh, GV môn Sinh học dạy môn Kỹ thuật Nông nghiệp, GV môn Ngữ văn – dạy môn GDCD.

- Việc bố trí GV làm tổ trưởng, tổ phó ở một số tổ chuyên môn còn gặp khó khăn do chưa có GV đầu đàn, năng lực QL, chỉ đạo của tổ trưởng chuyên môn còn hạn chế nên chưa phát huy được thế mạnh, hiệu quả của tổ chuyên môn.

- Việc sinh hoạt của các tổ ghép gặp rất nhiều khó khăn và ít hiệu quả.

2.3.1.3. Về công tác bồi dưỡng đội ngũ giáo viên

Trong các năm học qua nhà trường đã khá quan tâm tới việc bồi dưỡng ĐNGV:

- Bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, trình độ lý luận chính trị: hàng năm nhà trường xây dựng và triển khai kế hoạch cho cán bộ, GV đi học sau đại học, đi học các lớp trung cấp, cao cấp lý luận chính trị, hành chính.

các nội dung:

+ Tổ chức nhiều đợt bồi dưỡng về đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của nhà nước thông qua các đợt học Nghị quyết;

+ Bồi dưỡng về Luật giáo dục, Điều lệ trường phổ thông, quy chế chuyên môn;

+ Bồi dưỡng thực hiện quy định “Chuẩn nghề nghiệp GV THPT”; + Bồi dưỡng về đổi mới phương pháp dạy học;

+ Bồi dưỡng về đổi mới kiểm tra đánh giá HS;

+ Bồi dưỡng kỹ năng sử dụng đồ dùng, thiết bị dạy học, công nghệ thông tin;

+ Bồi dưỡng nghiệp vụ về công tác chủ nhiệm;

+ Bồi dưỡng về kiến thức bộ môn thông qua báo cáo chuyên đề, sáng kiến kinh nghiệm, NCKH sư phạm ứng dụng.

+ Tự bồi dưỡng thường xuyên của cán bộ, GV theo chỉ đạo của Bộ GD, Sở GD&ĐT; (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Hình thức và phương pháp bồi dưỡng thường được tiến hành đó là: + Học tập trung 2-3 ngày tại Sở GD&ĐT nghe hướng dẫn kết hợp thảo luận.

+ Tổ chức học tập bồi dưỡng tại trường theo đơn vị trường hoặc theo đơn vị tổ chuyên môn thông qua sinh hoạt tổ chuyên môn.

+ Tự bồi dưỡng: thông qua hoạt động dự giờ đồng nghiệp, tự nghiên cứu tài liệu, đúc rút kinh nghiệm thực tiễn giảng dạy, giáo dục đạo đức HS…

- Tuy nhiên, công tác bồi dưỡng cho ĐNGV của nhà trường còn bộc lộ nhiều hạn chế:

+ Việc đào tạo trên chuẩn; bồi dưỡng về tin học, ngoại ngữ chưa được chú trọng đúng mức, chưa có các điều kiện thuận lợi để thực hiện.

+ Công tác bồi dưỡng về nghiệp vụ QL cho đội ngũ tổ trưởng chuyên môn chưa được chú trọng nên năng lực QL của họ còn hạn chế.

GV còn hình thức nên hiệu quả không cao.

- Nguyên nhân của những hạn chế, yếu kém trong công tác bồi dưỡng đó là: + Ý thức tự học bồi dưỡng của một bộ phận GV còn hạn chế.

+ Không tạo được nguồn kinh phí hỗ trợ cho công tác bồi dưỡng.

+ Chưa phát huy tối đa vai trò của tổ bộ môn và các cá nhân tích cực trong công tác bồi dưỡng.

+ Chưa đa dạng hoá được nội dung cũng như phương thức bồi dưỡng,... + Chưa có kế hoạch cụ thể, rõ ràng về QL công tác bồi dưỡng ĐNGV của nhà trường.

+ Chỉ đạo chưa thường xuyên công tác bồi dưỡng tại đơn vị.

2.3.1.4. Về kiểm tra, đánh giá, sàng lọc đội ngũ giáo viên

- Việc đánh giá, xếp loại GV được nhà trường tiến hành thường xuyên trong năm học theo Quy chế hướng dẫn của Bộ nội vụ, Bộ GD&ĐT và Sở GD&ĐT. Việc đánh giá GV hiện nay chủ yếu thực hiện theo quy định “Chuẩn nghề nghiệp GV THPT”, đánh giá theo 6 tiêu chuẩn với 24 tiêu chí

(Phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống; Năng lực tìm hiểu đối tượng và môi trường giáo dục; Năng lực dạy học; Năng lực giáo dục; Năng lực hoạt độngchính trị, xã hội; Năng lực phát triển nghề nghiệp).

- Trong thực tế, nội dung được nhà trường kiểm tra, đánh giá, xếp loại thường xuyên trong năm học là việc thực hiện quy chế nề nếp chuyên môn và trình độ chuyên môn nghiệp vụ của GV. Việc đánh giá trình độ về chuyên môn, nghiệp vụ bao gồm hai nội dung chính: Trình độ và kết quả thực hiện nhiệm vụ được phân công về giảng dạy, giáo dục HS; Kết quả đánh giá tiết dạy của GV trên lớp.

Kiểm tra, đánh giá việc thực hiện quy chế, nề nếp chuyên môn của GV bao gồm các nội dung:

+ Thực hiện chương trình và kế hoạch giáo dục; + Soạn bài, chuẩn bị bài lên lớp;

+ Việc kiểm tra đánh giá kết quả học tập của HS;

+ Việc đổi mới phương pháp giảng dạy;

+ Việc tự học tự bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ;

+ Xây dựng hồ sơ chuyên môn cá nhân: kế hoạch giảng dạy bộ môn; giáo án; sổ điểm cá nhân, sổ báo giảng; sổ dự giờ; sổ công tác; bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ,...

Kiểm tra, đánh giá trình độ chuyên môn nghiệp vụ của GV thông qua dự giờ đánh giá tiết dạy, thông qua chất lượng của lớp dạy trong các kỳ kiểm tra chất lượng tập trung, thông qua kết quả thi HS giỏi các cấp, thông qua sự thừa nhận, tôn vinh của đồng nghiệp và HS…

- Việc kiểm tra thường được tiến hành dưới hai hình thức định kỳ và đột xuất. Kiểm tra định kỳ có thông báo trước, bao gồm: Kiểm tra hồ sơ chuyên môn 4 lần/ năm ứng với 4 đợt thi đua trong năm học; thanh tra, kiểm tra toàn diện hoạt động sư phạm của GV. Kiểm tra đột xuất thường được tiến hành với mục đích xem xét đánh giá việc thực hiện chương trình giảng dạy, soạn giảng, lên lớp, kiểm tra việc chấm trả bài, vào điểm,…

- Lực lượng kiểm tra bao gồm BGH, tổ trưởng, tổ phó chuyên môn, ban thanh tra nhân dân và các GV có năng lực, uy tín cốt cán của trường.

- Kết quả kiểm tra được thông báo cho toàn thể hội đồng và tập hợp đánh giá xếp loại GV theo quy định “Chuẩn nghề nghiệp” vào cuối năm học.

- Việc tổ chức đánh giá xếp loại GV được tiến hành theo quy trình: + Cá nhân tự đánh giá, xếp loại vào cuối năm học theo mẫu quy định.

+ Tổ chuyên môn đánh giá, xếp loại GV trên cơ sở tự đánh giá của GV và hệ thống minh chứng của GV.

+ Ban thi đua xem xét và ra quyết định.

Từ thực trạng việc đánh giá, sàng lọc ĐNGV hàng năm của nhà trường, có thể rút ra một số nhận xét: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Việc đánh giá, xếp loại GV của nhà trường về cơ bản đảm bảo khách quan, công khai, dân chủ, phản ánh đúng năng lực và phẩm chất của GV; làm

rõ được ưu khuyết điểm, mặt mạnh, mặt yếu về phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống, năng lực và hiệu quả công tác, khả năng phát triển của GV. Thông qua đó giúp Hiệu trưởng nhà trường bố trí sử dụng, bổ nhiệm, đào tạo, bồi dưỡng, sàng lọc và thực hiện chế độ chính sách đối với GV một cách tương đối hợp lý và có hiệu quả.

- Tuy nhiên, công tác đánh giá, sàng lọc ĐNGV còn bộc lộ những tồn tại, hạn chế:

+ Các tiêu chuẩn, tiêu chí chung để đánh giá GV thực tế còn nhiều điều bất cập, nặng về định tính, ít định lượng.

+ Việc đánh giá đôi chỗ còn mang tính hình thức, nâng đỡ, động viên nên chưa phản ánh đúng năng lực và phẩm chất của GV.

2.3.1.5. Về các chính sách đãi ngộ đội ngũ giáo viên

* Thực trạng về thực hiện chính sách về lương và các chế độ đãi ngộ

- Đối với những GV và cán bộ QL nhà trường là viên chức, công chức nhà nước được hưởng lương từ nguồn ngân sách Nhà nước và theo quy định chung cứ 3 năm lại lên lương 1 lần. Các đ/c cán bộ QL, GV đạt được thành tích cao đột xuất trong năm học được đề nghị với Sở GD&ĐT xét đề tăng lương sớm 6 tháng, 9 tháng hay 12 tháng; đồng thời họ cũng được hưởng mọi chế độ như: phụ cấp ưu đãi, nâng lương, chế độ nghỉ an dưỡng, ốm đau, chế độ nghỉ hưu theo đúng quy định. Bên cạnh đó các chế độ biểu dương khen thưởng ĐNGV được ngành giáo dục thực hiện đầy đủ, đề nghị nhà nước tặng các danh hiệu: Huy chương vì sự nghiệp giáo dục; Nhà giáo ưu tú; Chiến sĩ thi đua các cấp; GV dạy giỏi các cấp;…

+ Đối với GV hợp đồng, thỉnh giảng thì nhà trường hợp đồng chi trả lương theo tháng; có trường hợp lại chi trả theo tiết thực tế dạy.

+ Đối với việc chi trả tăng giờ cho GV, nhà trường thực chi trả theo quy định: tiết dạy tăng giờ được tính bằng 150% mức lương hiện tại của GV.

nghiệp vụ phục vụ cho công tác nâng chuẩn cho ĐNGV: trong thời gian GV

Một phần của tài liệu Quản lý phát triển đội ngũ giáo viên trường trung học phổ thông a hải hậu tỉnh nam định trong bối cảnh hiện nay (Trang 64 - 72)