Tạo điều kiện, môi trường phát triển đội ngũ giáo viên

Một phần của tài liệu Quản lý phát triển đội ngũ giáo viên trường trung học phổ thông a hải hậu tỉnh nam định trong bối cảnh hiện nay (Trang 48)

Việc tạo ra môi trường thuận lợi, thực hiện tốt chế độ chính sách đối với ĐNGV là điều kiện cần để động viên, khuyến khích GV gắn bó với nhà trường, cống hiến hết mình trong công tác, từ đó không ngừng nâng cao chất lượng giáo dục của nhà trường. Chính vì vậy, việc tạo ra môi trường thuận lợi cho sự phát triển của ĐNGV là một trong những công việc quan trọng đối với nhà trường. Do vậy, người cán bộ QL nhà trường cần phải làm thật tốt việc tạo ra các môi trường pháp lý, xây dựng môi trường sư phạm, tạo điều kiện thuận lợi về tinh thần - vật chất,...cho ĐNGV bằng nhiều biện pháp hợp lý sẽ là sự động viên kịp thời đối với GV, giúp họ tái tạo tốt sức lao động và ngược lại.

Tiểu kết chương 1

Đội ngũ GV trong các nhà trường đóng vai trò quan trọng, nó ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng của nhà trường. Do vậy, CBQL cần phải nghiên cứu và vận dụng cơ sở lý luận vào thực tiễn để quản lý phát triển đội ngũ GV “vừa hồng, vừa chuyên” đáp ứng yêu cầu đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục đào tạo hiện nay.

Nội dung của chương 1 đã đề cập đến các khái niệm cơ bản liên quan như GV, đội ngũ GV, QL, QLGD, QL nhà trường, biện pháp QL, phát triển nguồn nhân lực, chuẩn và chuẩn hóa. Đồng thời nêu những nội dung QL, yêu

cầu và các yếu tố ảnh hưởng đến đội ngũ GV. Thông qua đó, làm cơ sở phân tích thực trạng công tác QL đội ngũ GV trường THPT A Hải Hậu, tỉnh Nam Định.

CHƯƠNG 2

THỰC TRẠNG ĐỘI NGŨ VÀ BIỆN PHÁP QUẢN LÝ PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ GIÁO VIÊN TRƯỜNG TRUNG HỌC

PHỔ THÔNG A HẢI HẬU, TỈNH NAM ĐỊNH 2.1. Đặc điểm giáo dục huyện Hải Hậu, tỉnh Nam Định

2.1.1. Vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên của huyện Hải Hậu

Huyện Hải Hậu nằm ở phía đông nam của đồng bằng châu thổ sông Hồng, cách thành phố Nam Định hơn 35 km về phía Nam, phía đông bắc giáp huyện Giao Thủy (Nam Định), phía bắc giáp huyện Xuân Trường (Nam Định), phía tây bắc giáp huyện Trực Ninh (Nam Định), phía tây nam giáp huyện Nghĩa Hưng (Nam Định), phía đông và đông nam giáp biển Đông.

Huyện có diện tích 230,22 km². Toàn bộ diện tích huyện Hải Hậu là đồng bằng với khoảng 32 km bờ biển. So với các huyện khác trong tỉnh Nam Định, đất đai Hải Hậu là vùng đất non trẻ mới được khai phá, bồi đắp 500 - 600 năm nay - bắt đầu từ thế kỷ XV. Hải Hậu có đất đai màu mỡ, có hệ thống sông ngòi dày đặc cung cấp nước cho đồng ruộng, có hệ thống nước ngầm sạch với trữ lượng lớn cung cấp cho sinh hoạt của nhân dân, có khí hậu thuỷ văn thuận lợi cho phát triển nông nghiệp, diêm nghiệp, ngư nghiệp. Huyện có 32 xã và 3 thị trấn.

2.1.2. Dân số và nguồn nhân lực

So với các huyện và thành phố trong tỉnh, Hải Hậu có dân số nhiều nhất. Mật độ dân số là 1.180 người/1km2, là huyện có mật độ dân số đứng thứ sáu trong tỉnh. Năm 2014 dân số Hải Hậu là 271.748 người, dân số trong độ tuổi lao động là 148.519 người, chiếm 54,65 % dân số.

Về nguồn nhân lực, Hải Hậu là huyện có dân số và nguồn lao động dồi dào. Tuy nhiên số lao động thiếu việc làm vẫn còn nhiều. Trong tổng số lao động, tỷ lệ nam thấp hơn so với nữ, nhưng ngược lại tỷ lệ lao động nữ không có chuyên môn chiếm tỷ lệ cao trong tổng số lao động và so với nam giới.

chiếm tỷ lệ lớn: 70,7% (năm 2013). Nhìn chung tỷ lệ lao động nông nghiệp ở Hải Hậu còn cao hơn bình quân cả nước.

Hải Hậu là huyện có tỷ lệ cư dân thị trấn thấp so với khu vực nông thôn và do đó việc chuyển dịch cơ cấu lao động là yêu cầu cấp thiết hiện nay.

Dân cư Hải Hậu có trình độ học vấn cao hơn một số địa phương khác. Trình độ học vấn của dân số theo các cấp học và nhóm tuổi đều có ưu thế so với bình quân chung của cả nước. Người dân Hải Hậu có truyền thống hiếu học, trong những năm gần đây số sinh viên nhập học các trường đại học chiếm tỷ lệ cao hơn so với tỷ lệ bình quân trong cả nước.

Là một huyện nông nghiệp, Hải Hậu luôn đảm bảo an ninh lương thực cao, luôn có mức tăng trưởng mạnh và luôn đạt trên 500kg/người/năm.

(Nguồn: Chi cục thống kê huyện Hải Hậu) 2.1.3. Kinh tế - văn hoá xã hội

- Kinh tế của huyện chủ yếu là sản xuất nông nghiệp, với trồng lúa, rau màu, chăn nuôi gia súc, gia cầm; bên cạnh đó huyện trú trọng tới việc phát triển kinh tế biển như đánh bắt, nuôi trồng, chế biến thuỷ hải sản, sản xuất muối; huyện cũng rất trú trọng tới việc phát triển tiểu thủ công nghiệp (như phát triển các làng nghề truyền thống sản xuất bánh kẹo, các làng nghề sản xuất đồ gỗ); các ngành công nghiệp cũng được trú trọng phát triển như công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng, công nghiệp may mặc; các hoạt động dịch vụ, lưu thông hàng hoá phát triển, số doanh nghiệp và cơ sở kinh doanh dịch vụ tăng nhanh. Nhìn chung kinh tế của huyện nhà giữ ổn định và phát triển; đẩy mạnh các biện pháp kỹ thuật thâm canh, chuyển đổi cơ cấu giống cây trồng, vật nuôi, ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật, các mô hình khuyến nông, khuyến ngư vào sản xuất. Cơ cấu sản xuất ngành nông nghiệp - thuỷ sản có sự chuyển dịch tích cực. Duy trì và mở rộng các nghề truyền thống.

- An ninh, trật tự, an toàn xã hội được giữ vững. Hoạt động văn hoá - thông tin, thể dục thể thao, y tế cơ sở tiếp tục phát triển phong phú, rộng khắp và chất lượng ngày càng được nâng cao. Huyện triển khai kiên quyết, đồng bộ

các biện pháp thực hiện chỉ tiêu dân số - kế hoạch hoá gia đình; tỷ lệ tăng dân số tự nhiên bình quân 1,28%.

Với những thành tích xuất sắc trong hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, đế quốc Mỹ và thực hiện công cuộc đổi mới đất nước, Đảng bộ và nhân dân Huyện Hải Hậu đã vinh dự được Đảng và Nhà nước phong tặng: Anh hùng Lực lượng vũ trang (năm 1978), Anh hùng Lao động trong thời kỳ đổi mới (năm 2000), Anh hùng Lực lượng vũ trang trong thời kỳ đổi mới (năm 2004). Huyện có truyền thống 35 năm liên tục là điển hình văn hoá cấp huyện của cả nước.

2.1.4. Giáo dục và dào tạo

Năm học 2013 - 2014, huyện đã đạt được kết quả cao về công tác giáo dục đào tạo, kết quả cụ thể là:

- Giáo dục Mầm non: Toàn huyện có 153 nhóm trẻ với tổng số trẻ đến trường 3.912 cháu, đạt 28,2% độ tuổi dân số; có 381 lớp mẫu giáo với 12.766 cháu, đạt tỉ lệ 93,8% độ tuổi dân số. Hải Hậu được Bộ Giáo dục & Đào tạo công nhận đạt chuẩn phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ 5 tuổi vào tháng 12/2013.

- Giáo dục Tiểu học: Toàn huyện có 40 trường với 640 lớp, 20.289 HS; có 35/35 xã, thị trấn đạt PCGD Tiểu học đúng độ tuổi mức độ II, huyện được công nhận PCGD Tiểu học đúng độ tuổi mức độ II. Kết quả giáo dục cuối năm: Loại giỏi: 12.164 em, đạt 60,46%; loại khá: 64.429 em đạt 32,02%; tỷ lệ lên lớp đạt 98,33%; số HS được công nhận hoàn thành chương trình Tiểu học đạt 99,78%.

- Giáo dục THCS: Toàn huyện có 39 trường, 419 lớp với 15.576 HS, huy động được 100% HS hoàn thành chương trình Tiểu học vào lớp 6. Kết quả hạnh kiểm cuối năm học 2013-2014: Tốt: 74,19%, Khá: 21,78% Kết quả đánh giá học lực cuối năm: Giỏi: 20,03 %; Khá: 42,05%. Tỷ lệ lên lớp đạt 99,35%; tỷ lệ tốt nghiệp THCS đạt 99,06%.

- Giáo dục THPT và Giáo dục thường xuyên: Toàn huyện có 8 trường THPT và 2 Trung tâm GDTX với 9.200 HS. Tỷ lệ HS tốt nghiệp THCS vào lớp 10 các loại hình: công lập, dân lập và GDTX đạt 80%. Giáo dục THPT và Giáo dục thường xuyên thực hiện nghiêm túc các quy chế chuyên môn, tích cực đổi mới phương pháp dạy học có hiệu quả, chú trọng chất lượng thi đại học. Phân chọn lớp theo đúng năng lực của HS, tư vấn HS chọn trường, chọn nghề theo đúng khả năng, lực học. Các Trung tâm học tập cộng đồng được tổ chức và hoạt động có hiệu quả.

- Toàn huyện có 24/35 xã, thị trấn cả 3 cấp học (mầm non, tiểu học, trung học cơ sở) đều được công nhận đạt chuẩn quốc gia, cấp THPT có 4/8 trường đạt chuẩn quốc gia.

- Về cơ sở vật chất, hiện nay 100% số xã, thị trấn có trường cao tầng, kiên cố đảm bảo đủ chỗ ngồi cho HS. 100% các trường đã kết nối Internet và cung cấp đầy đủ nhu cầu sách giáo khoa cho HS, sách tham khảo cho GV.

- Công tác xã hội hóa giáo dục được đẩy mạnh: Trong năm học, Hội Khuyến học huyện và các xã, thị trấn phát động phong trào "Khuyến học, khuyến tài" xây dựng xã hội học tập sâu rộng trong toàn xã hội. Khuyến học các dòng họ phát triển mạnh. Quỹ Khuyến học tại các cơ sở khuyến học được xây dựng ổn định, số dư cao. Có 12 dòng họ có quỹ khuyến học từ 80 đến 150 triệu đồng. Xã Hải An có quỹ khuyến học 3,2 tỉ đồng. Năm học 2013- 2014, Hội Khuyến học huyện đã trao tặng 3.540 lượt học bổng và quà cho thầy cô giáo, HS vượt khó học giỏi với tổng số tiền 3,5 tỷ đồng.

(Nguồn: Báo cáo tổng kết công tác GD&ĐT của UBND huyện Hải Hậu năm học 2013 - 2014)

2.2. Thực trạng về đội ngũ giáo viên trường THPT A Hải Hậu 2.2.1. Về số lượng giáo viên 2.2.1. Về số lượng giáo viên

Bảng 2.1: Thống kê số lượng giáo viên của trường THPT A Hải Hậu từ năm học 2009 - 2010 đến năm học 2013 - 2014 Năm học 2009-2010 2010-2011 2011-2012 2012-2013 2013-2014 Số lượng GV 94 92 92 90 95 Biên chế 95 95 95 95 95 Số lượng GV thiếu 01 03 03 05 0 Số lớp/Số HS 42/1912HS 42/1888HS 42/1886HS 42/1878HS 42/1855HS

(Nguồn: Báo cáo tổng kết của trường THPT A Hải Hậu)

0 20 40 60 80 100 2009-2010 2010-2011 2011-2012 2012-2013 2013-2014 Biên chế Hiện có Thiếu

Biểu đồ 2.1: Thống kê số lượng giáo viên

Qua bảng thống kê ta thấy số lượng GV nhà trường trong các năm học từ 2009 đến 2013 đều thiếu từ 1 đến 5 GV. Hiện nay nguồn cung sinh viên đã tốt nghiệp các trường đại học Sư phạm về làm GV tại tỉnh Nam Định rất lớn, tuy nhiên việc tuyển GV của tỉnh Nam Định chỉ thực hiện một lần vào đầu năm học (cuối tháng 8, đầu tháng 9); mặt khác việc xây dựng biên chế cho các trường học được thực hiện vào cuối năm học trước, do đó trong năm học mới nếu có nhiều GV đến tuổi nghỉ hưu hoặc GV phải luân chuyển theo quyết

định của Sở GD&ĐT vào cuối học kì I thì không thực hiện được việc tuyển bổ sung GV mới, nên xảy ra hiện tượng thiếu GV như trên. Khi đó nhà trường phải giải quyết bằng cách phân công các GV khác dạy tăng giờ hoặc hợp đồng với GV các trường khác hay hợp đồng với sinh viên đã tốt nghiệp nhưng chưa được biên chế. Nói chung các biện pháp giải quyết trên đều có vấn đề bất cập, đều ảnh hưởng không tốt tới chất lượng giáo dục của nhà trường.

2.2.2. Về cơ cấu đội ngũ giáo viên 2.2.2.1. Về cơ cấu độ tuổi 2.2.2.1. Về cơ cấu độ tuổi

Bảng 2.2: Về cơ cấu độ tuổi của đội ngũ giáo viên

Năm học Độ tuổi 2009-2010 2010-2011 2011-2012 2012-2013 2013-2014 Số lượng Tỷ lệ % Số lượng Tỷ lệ % Số lượng Tỷ lệ % Số lượng Tỷ lệ % Số lượng Tỷ lệ % Dưới 30 48 51,06 44 47,83 46 50,00 37 41,12 40 42,10 30-40 24 25,53 31 33,69 32 34,78 43 47,78 46 48,42 41-50 7 7,45 6 6,52 5 5,44 4 4,44 4 4,22 51-55 5 5,32 3 3,26 2 2,17 3 3,33 3 3,16 56-60 10 10,64 8 8,70 7 7,61 3 3,33 2 2,10 Cộng 94 100 92 100 92 100 90 100 95 100

0 10 20 30 40 50 60 2009-2010 2010-2011 2011-2012 2012-2013 2013-2014 Dưới 30 30 - 40 41 - 50 51 - 55 56 - 60

Biểu đồ 2.2: Cơ cấu đội ngũ giáo viên theo độ tuổi

- GV có độ tuổi từ 30 trở xuống chiếm tỉ lệ cao nhất (trung bình 5 năm là 46,42 %), đây là lực lượng GV trẻ, sức khỏe sung mãn, có trình độ đào tạo đạt chuẩn, được đào tạo cơ bản, nhiệt tình trong công việc, ham học hỏi, dễ tiếp thu cái mới, nhưng thiếu kinh nghiệm giảng dạy, là lực lượng cần được quan tâm đào tạo, bồi dưỡng nâng cao về bản lĩnh chính trị, nghiệp vụ sư phạm, công tác tổ chức, QL lớp học, kỹ năng giao tiếp ứng xử và hoạt động xã hội.

- GV có độ tuổi từ 30 đến 40 chiếm tỉ lệ cao (trung bình 5 năm là 38,04%), là đội ngũ đã có kinh nghiệm công tác, trình độ chuyên môn vững vàng, thời điểm chín về chuyên môn, tương ứng với tuổi nghề từ 10 – 15 năm, đây là lực lượng lòng cốt trong các hoạt động chuyên môn của nhà trường, là đầu tàu trong việc đổi mới hiện nay.

- Độ tuổi từ 40 đến dưới 50, tỷ lệ trung bình trong 5 năm là 5,65%, là lực lượng có nhiều kinh nghiệm trong công tác giảng dạy và giáo dục, đa số các đ/c GV là cốt cán chuyên môn của nhà trường.

- Độ tuổi từ 50 trở lên, tỷ lệ trung bình trong 5 năm là 9,89%, đây cũng là lực lượng có nhiều kinh nghiệm trong công tác giảng dạy và giáo dục. Tuy nhiên các đ/c GV trong độ tuổi này sức khỏe đã yếu, khả năng làm việc trí óc đã có sự giảm sút, một số đ/c có biểu hiện tự mãn, chủ quan, bảo thủ khi tiếp

nhận sự đổi mới giáo dục.

Nhìn chung đội ngũ GV của nhà trường hiện nay đang ở độ tuổi trẻ trung, sung mãn, có tiềm năng phát triển trong các năm học tới; tuy nhiên phân bố GV ở các độ tuổi không đều sẽ dẫn tới sự già hóa đội ngũ trong 10 đến 15 năm tới.

2.2.2.2. Về cơ cấu giới tính

Bảng 2.3: Về cơ cấu giới tính của đội ngũ giáo viên

Năm học 2009-2010 2010-2011 2011-2012 2012-2013 2013-2014 Số lượng GV 94 92 92 90 95 Nữ 53 53 53 58 63 Tỷ lệ % 56,38 57,61 57,61 64,44 63,12

(Nguồn: Báo cáo tổng kết của trường THPT A Hải Hậu)

0 10 20 30 40 50 60 70 2009- 2010 2010- 2011 2011- 2012 2012- 2013 2013- 2014 Nữ (%) Nam (%)

Biểu đồ 2.3: Tỉ lệ giáo viên theo giới tính

GV nữ của nhà trường chiếm tỉ lệ cao hơn nam giới, tỉ lệ trung bình trong 5 năm qua là 59,83%. Đây là tỉ lệ bình thường đối với trường THPT hiện nay, nhưng tỉ lệ GV nữ dưới 35 tuổi khá cao chiếm khoảng 52,4% trong tổng số GV nhà trường, họ phải mất nhiều thời gian làm các thiên chức của người phụ nữ làm vợ, làm mẹ, chăm lo đến gia đình, điều này tạo ra khó khăn

không nhỏ cho nhà trường trong việc lập kế hoạch, phân công giảng dạy, đào tạo bồi dưỡng, thực hiện các chế độ chính sách. Đặc biệt mỗi năm học vừa qua, nhà trường thường có khoảng 4 đến 5 GV nghỉ thai sản cùng một thời điểm, gây ra hiện tượng thiếu GV ở các bộ môn, gây ra nhiều khó khăn cho công tác giáo dục, giảng dạy.

2.2.2.3. Về phân bố giáo viên bộ môn

Bảng 2.4: Thống kê số lượng giáo viên của từng môn học

Năm học Môn

2009-2010 2010-2011 2011-2012 2012-2013 2013-2014 Có Thiếu Có Thiếu Có Thiếu Có Thiếu Có Thiếu

Toán 19 19 19 17 1 18

Một phần của tài liệu Quản lý phát triển đội ngũ giáo viên trường trung học phổ thông a hải hậu tỉnh nam định trong bối cảnh hiện nay (Trang 48)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(123 trang)