đoạn 2015 - 2020
3.2.1.1. Mục tiêu của biện pháp
Muốn phát triển ĐNGV trước hết phải định hình được đội ngũ. Việc lập quy hoạch, kế hoạch xây dựng ĐNGV chính là công tác kế hoạch hoá nguồn nhân lực của Ban giám hiệu và Hiệu trưởng nhà trường.
Việc lập quy hoạch ĐNGV là cơ sở khoa học giúp Hiệu trưởng thực hiện tốt chức năng QL nguồn nhân lực trong Nhà trường nhằm bảo đảm cho
ĐNGV phát triển về số lượng, có cơ cấu hợp lý, chất lượng được củng cố và nâng cao giúp nhà trường phát triển, ổn định đáp ứng được các yêu cầu nhiệm vụ trước mắt và cả nhiệm vụ mang tính chiến lược lâu dài.
Việc lập quy hoạch cần đạt được mục tiêu:
- Về số lượng: phải đảm bảo cân đối, đầy đủ số lượng GV ở các bộ môn, khắc phục được tình trạng vừa thừa lại vừa thiếu, tình trạng một số GV dạy vượt giờ tiêu chuẩn quá nhiều.
- Về cơ cấu: phải cân đối về độ tuổi, giới tính, cơ cấu các môn học, chuyên ngành đào tạo…
- Về chất lượng: nâng cao số GV trên chuẩn, tăng số lượng GV giỏi, GV đầu đàn giảng dạy chuyên môn cũng như trong nghiên cứu khoa học.
- Trong quá trình lập quy hoạch, kế hoạch phát triển ĐNGV cũng cần chú trọng tới vấn đề tuyển chọn bổ sung, bồi dưỡng ĐNGV, đánh giá sàng lọc,... theo yêu cầu chuẩn hoá.
3.2.1.2. Nội dung của biện pháp
Quá trình lập quy hoạch, kế hoạch phát triển ĐNGV nhằm đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục hiện nay gồm các bước sau:
a) Đánh giá thực trạng ĐNGV trường THPT A Hải Hậu
Việc đánh giá thực trạng ĐNGV nhà trường đã được làm rõ trong chương 2 của luận văn. Tuy nhiên, cần phải nhấn mạnh lại những tồn tại, hạn chế cơ bản ảnh hưởng đến việc xây dựng và phát triển ĐNGV trong giai đoạn 2015 – 2020 đó là:
- Cơ cấu GV ở các bộ môn, cơ cấu độ tuổi, cơ cấu giới tính còn có sự bất hợp lý, gây nên tình trạng vừa thừa, vừa thiếu GV, gây khó khăn cho công tác giáo dục của nhà trường.
- Chất lượng ĐNGV còn những hạn chế, bất cập chưa đáp ứng được yêu cầu đổi mới giáo dục hiện nay. Trình độ ngoại ngữ và tin học của phần lớn GV thấp nên khả năng tiếp nhận thông tin, kiến thức về giáo dục trong nước và quốc tế rất hạn chế. Vì vậy, chưa đáp ứng được yêu cầu đổi mới GD và xu
thế hội nhập quốc tế.
b) Dự báo quy mô GV trường THPT A Hải Hậu, giai đoạn 2015 – 2020 * Về số lượng
- Dự báo số lượng GV nhà trường trên cơ sở dự báo số lượng HS, số lớp của nhà trường trong các năm học tới. Với thực tế số lượng HS bậc học THCS của toàn huyện có xu thế giảm dần trong các năm học tới, tuy nhiên với vị trí nhà trường nằm ở trung tâm của huyện và vị thế là trường đứng đầu, nhà trường vẫn giữ vững quy mô 42 lớp với khoảng 1700 HS. Kết hợp với định mức 2,25 GV/lớp, kết quả dự báo được ghi trong bảng 3.1
Bảng 3.1: Dự báo số lượng giáo viên giai đoạn 2015 - 2020
Năm học 2015-2016 2016-2017 2017-2018 2018-2019 2019-2020
Số HS 1764 1722 1680 1680 1680
Số lớp 42 42 42 42 42
Tỉ lệ GV/lớp 2,25 2,25 2,25 2,25 2,25
Tổng số GV 95 95 95 95 95
Bảng 3.2: Dự báo nhu cầu giáo viên theo cơ cấu bộ môn giai đoạn 2015 – 2020
Năm học Môn 2015-2016 2016-2017 2017-2018 2018-2019 2019-2020 Toán 18 18 18 18 18 Lý 10 10 10 10 10 Hoá 9 9 9 9 9 Sinh 5 5 5 5 5 Văn 11 11 11 11 11 Sử 4 4 4 4 4 Địa 5 5 5 5 5 Ng. Ngữ 10 10 10 10 10 GDCD 3 3 3 3 3
Thể dục 7 6 6 6 6 KTCN 3 3 3 3 3 KTNN 2 2 2 2 2 Tin 6 6 6 6 6 GDQP-AN 2 3 3 3 3 Cộng 95 95 95 95 95
Bảng 3.3: Thống kê độ tuổi giáo viên theo bộ môn năm học 2014 – 2015
TT Môn học Tổng Dưới 31 Từ 31 - dưới 45 Từ 45 - 50 Từ 51 - 55 Từ 56 - dưới 60 Nam Nữ Nam Nữ Nam Nữ
1 Toán 18 5 9 1 1 2 2 Lý 10 4 5 1 3 Hoá 9 6 3 4 Sinh 5 2 3 5 Văn 11 6 5 6 Sử 4 2 2 7 Địa 5 2 3 8 Ng. Ngữ 10 4 5 1 9 GDCD 3 1 2 10 Thể dục 7 1 6 11 KTCN 3 1 1 1 12 KTNN 2 1 1 13 Tin 6 4 2 14 GDQP - AN 2 2 Cộng 95 41 47 2 1 2 2 1
Như vậy, theo các bảng thống kê trên, đến năm học 2019 – 2020 nhà trường lần lượt có 1 GV tiếng Anh, 1 GV Kỹ thuật Công nghiệp, 3 GV Toán nghỉ hưu; mặt khác, hiện tại trong ĐNGV nhà trường có nhiều GV là người nơi khác đến, nhiều khả năng những GV này sẽ xin chuyển về công tác gần nhà khi có điều kiện, cụ thể có: 4GV Ngữ văn, 1 GV Toán, 1 GV Vật lý, 2 GV Sinh học, 2 GV tiếng Anh. Do đó trong thời gian tới nhà trường cần có kế hoạch để tuyển mộ được các GV chất lượng, đủ về số lượng, đồng bộ về cơ cấu, để thay thế cho các GV nghỉ hưu hoặc thuyên chuyển đi nơi khác, đảm bảo cho ĐNGV nhà trường tiếp tục phát triển và ổn định lâu dài.
* Về cơ cấu
Trong quy hoạch ĐNGV của nhà trường cần đảm một cơ cấu đồng bộ và hợp lý. Đó là sự phù hợp về trình độ học vấn, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ và đảm bảo sự cân đối về GV giữa các bộ môn. Đảm bảo sự cân đối giữa nam và nữ trong ĐNGV, ngoài ra phải đảm bảo phát huy được tối đa đặc điểm thế mạnh riêng của cả giới nam, giới nữ trong công tác giảng dạy và các hoạt động khác của nhà trường. Đảm bảo sự cân đối về độ tuổi giữa các thế hệ trong ĐNGV cũng như cán bộ QL nhà trường để có sự kết hợp tốt và phát huy thế mạnh của từng độ tuổi, đồng thời phải có kế hoạch bồi dưỡng lực lượng trẻ kế cận để trẻ hoá đội ngũ. Phải lập được kế hoạch cho GV đi bồi dưỡng nâng cao hàng năm sao cho vẫn đảm bảo nề nếp chuyên môn.
* Về chất lượng
Để đạt được mục tiêu đặt ra cho giai đoạn 2015 – 2020, trong công tác quy hoạch phát triển ĐNGV cần đặc biệt quan tâm công tác bồi dưỡng nâng chuẩn cho ĐNGV. Hiện tại nhà trường đã có 8 GV đạt trình độ thạc sĩ, đến năm 2020 phải đạt chỉ tiêu 20% GV có trình độ thạc sĩ, như vậy phải cử khoảng 12 GV đi đào tạo trên chuẩn, mỗi môn học cử ít nhất 01 GV, mỗi năm học nhà trường cử từ 3 đến 4 GV đi đào tạo sau đại học. Đồng thời nhà trường phải tích cực tiến hành bồi dưỡng cho ĐNGV về trình độ lý luận chính trị, năng lực sư phạm, tin học, ngoại ngữ để đáp ứng yêu cầu chuẩn hoá,
và yêu cầu hội nhập quốc tế trong giai đoạn hiện nay.
3.2.1.3. Cách thực hiện biện pháp
- Nghiên cứu cơ sở lý luận của việc quy hoạch phát triển ĐNGV trong nhà trường.
- Thu thập thông tin, phân tích, dự báo số lượng HS trong giai đoạn tới và trong tương lai.
- Nghiên cứu, nắm vững định hướng phát triển GD&ĐT của Ngành, của Tỉnh, Huyện.
- Để đảm bảo phát triển bền vững, Hiệu trưởng phải tiến hành việc lập quy hoạch phát triển ĐNGV nhà trường theo hai bước:
+ Bước 1: Xây dựng quy hoạch, kế hoạch tổng thể tức là quy hoạch trung hạn.
+ Bước 2: Xây dựng kế hoạch chi tiết, tức là kế hoạch ngắn hạn cho nhà trường trong từng năm học với bước đi và mục tiêu cụ thể.
- Đối với trường THPT A Hải Hậu hiện nay, muốn làm tốt công tác quy hoạch ĐNGV, cần làm tốt những vấn đề sau:
+ Đánh giá được thực trạng ĐNGV: về số lượng, chất lượng và cơ cấu. Chỉ ra mặt mạnh, mặt yếu của đội ngũ và những thuận lợi, khó khăn trong việc QL ĐNGV.
+ Từ thực trạng ĐNGV của nhà trường, khả năng phát triển trong những năm tới, nhà trường cần xây dựng kế hoạch tuyển chọn GV một cách hợp lý, kế hoạch bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ; triển khai kiểm tra đánh giá ĐNGV theo quy định « Chuẩn nghề nghiệp » để đáp ứng nhu cầu đổi mới giáo dục hiện nay.
3.2.1.4. Điều kiện thực hiện biện pháp
- Ở cấp QL vĩ mô Bộ GD&ĐT, Sở GD&ĐT phải xác định những yêu cầu cho việc quy hoạch mạng lưới giáo dục, trong đó có những quy định về ĐNGV, đặc biệt là những chuẩn mực và định mức liên quan đến các điều kiện dạy học như: Yêu cầu tối thiểu và tối đa về đội ngũ, tỉ lệ GV của từng bộ
môn/lớp, định mức lao động cụ thể đối với từng môn học; yêu cầu cụ thể đối với việc bồi dưỡng GV trên chuẩn.
- Sở GD&ĐT cần phối hợp với UBND huyện và các trường tiến hành xây dựng quy hoạch phát triển giáo dục THPT trên địa bàn huyện trong giai đoạn 2015 - 2020 để nhà trường cũng như các trường khác dựa vào đó để xây dựng quy hoạch, kế hoạch riêng cho trường mình phù hợp với yêu cầu của ngành và điều kiện của nhà trường.
- Hiệu trưởng nhà trường phải nhận thức được tầm quan trọng của công tác quy hoạch, kế hoạch xây dựng và phát triển ĐNGV; đồng thời phải nắm vững và thực hiện nghiêm túc, khoa học công tác dự báo, nội dung công tác xây dựng qui hoạch, lập kế hoạch phát triển đội ngũ và quyết tâm tổ chức việc xây dựng qui hoạch ĐNGV nhà trường đáp ứng được yêu cầu đổi mới giáo dục hiện nay.
- Hiệu trưởng nhà trường phải thực hiện công tác tham mưu chiến lược và thường xuyên với cấp trên, có các biện pháp điều chỉnh hợp lý nhằm ổn định số lượng, cơ cấu và chất lượng đội ngũ đáp ứng từng giai đoạn và lâu dài.
3.2.2. Đổi mới công tác tuyển chọn và sử dụng hiệu quả ĐNGV hiện có 3.2.2.1. Mục tiêu của biện pháp
- Tuyển chọn bổ sung, điều chỉnh GV nhằm đảm bảo đủ số lượng, đồng bộ về cơ cấu, góp phần nâng cao chất lượng ĐNGV.
- Chủ động khắc phục tình trạng thiếu hụt GV hiện nay, tuyển chọn GV mới thay thế các GV nghỉ hưu trong các năm tiếp theo, đồng thời ngăn chặn nguy cơ thừa GV trong thời gian tới, tạo nên sự ổn định lâu dài của đội ngũ GV.
- Phát huy được năng lực, sở trường, điểm mạnh, đồng thời khắc phục được điểm yếu của từng GV; đảm bảo sự đoàn kết nhất trí, đồng thuận của đội ngũ, tạo ra hiệu quả cao nhất trong hoạt động giảng dạy và giáo dục của nhà trường.
3.2.2.2. Nội dung của biện pháp
* Đối với việc đổi mới công tác tuyển chọn GV
- Việc tuyển chọn GV phải theo đúng quy trình của công tác QL cán bộ,
viên chức; phải căn cứ vào các văn bản pháp lý như Nghị định của Chính phủ, Luật công chức, viên chức và hướng dẫn của ngành. Các GV được tuyển chọn phải tâm huyết, gắn bó với nghề nghiệp và có chuyên môn tốt.
- Trong các năm học tới và đến năm 2020 nhà trường phải tuyển chọn được 4 GV Toán, 1GV Vật lí, 2 GV Sinh học, 1 GV Kỹ thuật Công nghiệp, 3 GV Ngữ văn, 4 GV tiếng Anh mới để thay thế cho các GV nghỉ hưu hoặc các
GV chuyển trường về công tác gần gia đình.
- Để đảm bảo tuyển chọn được các GV có trình độ chuyên môn tốt bổ sung cho ĐNGV nhà trường, cần có sự đổi mới công tác tuyển chọn GV so với hiện nay, đó là kết hợp nhiều hình thức như:
+ Căn cứ vào hồ sơ, văn bằng, chứng chỉ; + Căn cứ vào kết quả các tiết thi giảng;
+ Căn cứ vào kết quả học tập của HS trong quá trình hợp đồng thử việc của GV;
+ Vận động các em HS giỏi, có năng khiếu sư phạm của nhà trường sau khi tốt nghiệp THPT vào học các trường đại học Sư phạm, sau khi tốt nghiệp đại học sẽ trở về trường công tác.
+ Trong các năm học tới, tuyển chọn ưu tiên hơn đối với các giáo sinh là nam để tạo nên sự phù hợp hơn về cơ cấu giới tính trong ĐNGV nhà trường.
* Đối với việc sử dụng hiệu quả ĐNGV hiện có
- Căn cứ vào tình hình cụ thể của trường, nhiệm vụ và kế hoạch năm học, trên cơ sở số lớp, số GV hiện có của nhà trường; căn cứ vào năng lực của từng GV, bố trí đúng người đúng việc, đúng chuyên môn, đúng sở trường, đảm bảo tính liên tục, tính kế thừa, kết hợp hài hoà già - trẻ, cũ - mới, trình độ NLSP của từng GV,…
+ Phân công GV làm công tác giảng dạy: cần đảm bảo phân công một cách hợp lý, công bằng giữa các lớp, GV phải đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ và nguyện vọng của HS.
+ Phân công công tác kiêm nhiệm cần chú ý tới năng lực cá nhân, điều kiện thời gian, đặc điểm của từng loại công việc để phân công cho phù hợp. Các công tác kiêm nhiệm trong nhà trường bao gồm: công tác tổ trưởng, tổ phó chuyên môn; công tác chủ nhiệm lớp; công tác công đoàn; công tác đoàn thanh niên; công tác giáo dục hướng nghiệp, giáo dục lao động, giáo dục kỹ năng sống cho HS…
3.2.2.3. Cách thực hiện biện pháp
* Tổ chức tuyển chọn bố sung GV thay thế cho các GV nghỉ hưu hoặc chuyển trường
- Dựa vào quy mô HS và thực trạng ĐNGV của trường, Hiệu trưởng nhà trường căn cứ vào quy hoạch, kế hoạch phát triển ĐNGV xây dựng kế hoạch tuyển chọn GV một cách hợp lý vừa phải đáp ứng nhiệm vụ trước mắt, vừa phải đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững trong những năm tiếp theo. Kế hoạch tuyển chọn phải đáp ứng được yêu cầu toàn diện về nội dung, nguồn tuyển chọn, tiêu chuẩn của đối tượng được tuyển chọn, phương pháp và thời gian thực hiện.
- Đổi mới hình thức tuyển chọn, nhằm tuyển chọn chính xác các GV có năng lực đáp ứng được yêu cầu đòi hỏi:
+ Thông báo rộng rãi, công khai thông tin về nhu cầu tuyển dụng GV của trường cũng như các điều kiện cần có của người dự tuyển.
+ Tổ chức tuyển mộ rộng rãi các giáo sinh và bố trí cho hợp đồng thử việc theo năm học, ưu tiên các giáo sinh là HS cũ của trường, đồng thời là người địa phương.
+ Tuyển chọn hạn chế, đảm bảo đủ số lượng tối thiểu GV các bộ môn. + Đổi mới cách tuyển chọn như hiện nay; thay việc đánh giá, lựa chọn GV chỉ thông qua hồ sơ và 1 đến 2 tiết dạy, bằng việc kết hợp nhiều yếu tố:
xét hồ sơ, văn bằng chứng chỉ, kết quả tiết thi giảng và chất lượng giảng dạy trong quá trình hợp đồng thử việc tại trường; có tính đến việc ưu tiên các giáo sinh tốt nghiệp hệ chính quy loại khá, giỏi tại các trường có uy tín và các GV có trình độ trên chuẩn.
+ Xây dựng quy trình tuyển chọn chặt chẽ, khoa học, khách quan dân chủ.
+ Tổ chức ký hợp đồng thử việc lần đầu, nếu sau thời gian thử việc không hoàn thành nhiệm vụ tiến hành sa thải.
+ Với các bộ môn trong khoảng thời gian từ 5 năm tới trở lên có GV nghỉ hưu, nhà trường động viên các em HS giỏi ở các bộ môn đó đi học đại học Sư phạm, giúp đỡ các em, đồng thời cam kết với các em nếu sau khi các em tốt nghiệp đại học với kết quả cao, đạt được các tiêu chí tuyển mộ của nhà trường thì sẽ nhận các em về trường công tác.
* Bố trí sử dụng hợp lý, hiệu quả ĐNGV hiện có
- Việc phân công công tác cho GV cần được tiến hành theo quy trình: