Tăng cường công tác kiểm tra, đánh giá, sàng lọc ĐNGV theo

Một phần của tài liệu Quản lý phát triển đội ngũ giáo viên trường trung học phổ thông a hải hậu tỉnh nam định trong bối cảnh hiện nay (Trang 102 - 106)

Trong hoạt động QL, kiểm tra đánh giá, tổng kết, rút kinh nghiệm là

khâu cuối cùng của chu trình nhưng trên thực tế, đây là biện pháp được thực hiện liên tục trong suốt quá trình QL nhằm điều chỉnh từng hoạt động cho phù hợp với mục tiêu của kế hoạch, với điều kiện và tình hình thực tế, từ đó, góp phần nâng cao hiệu quả QL. Vì vậy, Hiệu trưởng cần tăng cường thực hiện biện pháp kiểm tra, đánh giá, tổng kết, rút kinh nghiệm việc QL ĐNGV, biện pháp này ví như “ người bạn đồng hành”, giúp Hiệu trưởng kịp thời điều chỉnh những sai lệch và phát huy những yếu tố tích cực trong quá trình lập kế hoạch, tổ chức, chỉ đạo hoạt động, đảm bảo cho hoạt động QL ĐNGV vận hành đúng hướng theo mục tiêu đã xác định và đạt hiệu quả cao.

3.2.4.1. Mục tiêu của biện pháp

- Tăng cường kiểm tra, đánh giá GV giúp cho Hiệu trưởng nhà trường có cơ sở khoa học để phân loại đội ngũ, có hướng bố trí, sử dụng, bổ nhiệm, tiếp tục bồi bưỡng, sàng lọc và giải quyết chế độ chính sách cho giáo viên.

- Giúp cho Ban giám hiệu nhà trường hiểu biết đầy đủ, kịp thời về

ĐNGV, thấy được những điểm mạnh, tích cực, tiêu cực, điểm yếu của ĐNGV, từ đó tạo điều kiện giúp GV phát huy những điểm mạnh, đồng thời nhắc nhở, uốn nắn kịp thời và tìm biện pháp khắc khục những sai phạm của GV về quy chế chuyên môn, đạo đức nghề nghiệp.

chính trị, đạo đức, lối sống, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ của bản thân so với yêu cầu, so với chuẩn, so với đồng nghiệp, từ đó xây dựng cho mình kế hoạch rèn luyện học tập, phấn đấu nâng cao phẩm chất đạo đức, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, không ngừng phát triển nghề nghiệp.

3.2.4.2. Nội dung của biện pháp

- Kiểm tra, đánh giá, xếp loại về năng lực chuyên môn nghiệp vụ của giáo viên thông qua việc kiểm tra đánh giá chất lượng của giáo án, phương pháp giảng dạy trên lớp, kết quả học tập của HS (kiểm tra trên lớp, kiểm tra định kỳ, kiểm tra cuối học kỳ, tỉ lệ lên lớp, tỉ lệ tốt nghiệp…), kết quả bồi dưỡng HS giỏi các cấp, kỹ năng sử dụng thiết bị dạy học, kỹ năng khai thác, sử dụng công nghệ thông tin trong giảng dạy, kết quả tự học, tự bồi dưỡng, kết quả thi sáng kiến kinh nghiệm hay đề tài nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng các cấp. Kiểm tra năng lực giáo dục đạo đức HS thông qua việc thực hiện nội quy nề nếp của HS lớp chủ nhiệm, phong trào học tập, phong trào thi đua của lớp, kết quả xếp loại hạnh kiểm của HS trong lớp cuối học kì, cuối năm học.

- Kiểm tra, đánh giá, xếp loại về việc chấp hành nội quy nề nếp chuyên môn của giáo viên thông qua kết quả kiểm tra hồ sơ chuyên môn, kiểm tra kế hoạch dạy học, giáo án, thực hiện chương trình, thực hiện quy định kiểm tra chấm trả bài cho HS, thực hiện ngày giờ công lao động, giờ giấc ra vào lớp, việc thực hiện kế hoạch cá nhân,...

3.2.4.3. Cách thực hiện biện pháp

* Nhà trường xây dựng kế hoạch kiểm tra nội bộ ngay từ đầu năm học, triển khai kế hoạch đến tổ, nhóm chuyên môn, giáo viên, để các tổ, nhóm và mỗi giáo viên nắm được nội dung, thời gian kiểm tra, đánh giá và chủ động trong việc thực hiện kế hoạch đó.

* Xây dựng các tiêu chí đánh giá, xếp loại giáo viên trên cơ sở các quy định của Bộ GD&ĐT và quy định của nhà trường.

kế hoạch kiểm tra, đánh giá và định kỳ báo cáo Hiệu trưởng.

* Việc kiểm tra đánh giá chất lượng giảng dạy của giáo viên có thể theo kế hoạch thời gian cụ thể hoặc đột xuất thông qua các hoạt động, như:

- Tổ chức định kỳ Hội giảng, dự giờ định kỳ hoặc đột xuất của Ban giám hiệu.

- Thông qua hồ sơ, sổ sách, sổ theo dõi của các bộ phận chức năng. - Thông qua ý kiến nhận xét của đồng nghiệp và ý kiến của HS.

- Thông qua kiểm tra, phải có nhận xét, đánh giá, kết luận, xếp loại đối với mỗi giáo viên một cách chính xác, công bằng và dân chủ. Đồng thời làm tốt công tác khen thưởng để động viên, khuyến khích kịp thời những giáo viên có nhiều thành tích trong giảng dạy,... Mặt khác cần rút kinh nghiệm, kiểm điểm hoặc xử lý đối với những giáo viên không đạt yêu cầu.

* Xây dựng quy trình thống nhất kiểm tra toàn diện giáo viên thông qua 3 giai đoạn:

- Giai đoạn 1: Giai đoạn chuẩn bị, gồm các bước sau: + Xác định mục đích đánh giá, xếp loại GV;

+ Xây dựng căn cứ đánh giá, xếp loại phản ánh đầy đủ các mặt hoạt động của GV theo Quy định Chuẩn nghề nghiệp GV THPT;

+ Lựa chọn cách thức đánh giá. Cần phối hợp giữa tự đánh giá của GV và đánh giá của các cấp QL.

- Giai đoạn 2: Tổ chức đánh giá, xếp loại GV, gồm các bước sau:

+ GV tự đánh giá: Để việc tự đánh giá có hiệu quả, GV cần nắm vững mục đích yêu cầu, các căn cứ và tiêu chí đánh giá. Trên cơ sở đó, đối chiếu với kết quả hoạt động trên các mặt của cá nhân, GV tự xếp loại cho chính mình.

+ Tổ chuyên môn đánh giá: Căn cứ vào kết quả tự đánh giá của GV và kết quả thực hiện các nhiệm vụ giảng dạy, giáo dục và các mặt hoạt động khác của GV, tổ chuyên môn tiến hành đánh giá, xếp loại cho từng GV theo tiêu chí đánh giá chung của nhà trường.

+ Hiệu trưởng đánh giá: Dưới sự chủ trì của Hiệu trưởng, sau khi xem xét một cách toàn diện kết quả thực hiện nhiệm vụ của từng giáo viên và đánh giá của tổ chuyên môn, Ban giám hiệu sẽ quyết định việc đánh giá xếp loại. Những trường hợp đặc biệt cần đưa ra hội đồng thi đua xem xét kỹ lưỡng và quyết định, nếu cần thiết phải tiến hành biểu quyết thông qua hình thức xếp loại.

- Giai đoạn 3: Xử lí sau đánh giá xếp loại, gồm các bước sau đây:

+ Thông báo kết quả đánh giá xếp loại giáo viên ngay sau khi có kết quả đánh giá, xếp loại chính thức.

+ Thực hiện tốt công tác động viên khen thưởng đối với các giáo viên đạt kết quả kiểm tra các mặt đứng đầu toàn trường.

+ Đề ra yêu cầu đối với GV ở từng loại trình độ được đánh giá. Đối với các GV được xếp loại giỏi cần tiếp tục bồi dưỡng để xây dựng đội ngũ GV đầu đàn kế cận; đối với số GV xếp loại Khá, Trung bình cần có kế hoạch bồi dưỡng cụ thể để sau một thời gian có thể lên loại Giỏi, Khá; đối với GV xếp loại yếu cần tạo điều kiện cho họ học tập bồi dưỡng thêm, phân công GV xếp loại giỏi kèm cặp giúp đỡ, phân công công việc hợp lý,… sau một thời gian nếu không tiến bộ tiến hành sàng lọc sa thải theo đúng luật định.

3.2.4.4. Điều kiện thực hiện biện pháp (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Thực hiện tốt công tác phân công, phân nhiệm rõ ràng đối với các thành viên trong nhà trường. Hiệu trưởng cần thực hiện tốt việc phân cấp QL, tạo ra tính chủ động và chịu trách nhiệm cho các thành viên tham gia QL trong nhà trường.

- Nhà trường, các tổ chuyên môn, các đoàn thể phải có kế hoạch kiểm tra, đánh giá trong cả năm học và thông báo công khai để giáo viên biết và chủ động thực hiện.

- Phải thực hiện sự phối hợp nhịp nhàng giữa tổ chuyên môn, các đoàn thể, ban thanh tra nhân dân nhà trường dưới sự điều hành của BGH trong việc theo dõi, kiểm tra, đánh giá trình độ chuyên môn nghiệp vụ; việc kiểm tra hồ

sơ, giáo án theo quy định; kết quả giảng dạy và các hoạt động giáo dục của GV.

- Hiệu trưởng nhà trường cần phải thu thập đầy đủ các nguồn minh chứng của giáo viên để việc đánh giá công bằng, chính xác.

- Bên cạnh đó nên tham khảo ý kiến của cha mẹ HS và HS nhưng phải đảm bảo khách quan, tế nhị để có thêm tư liệu đánh giá giáo viên chính xác hơn.

- Hàng tháng các tổ chuyên môn tổ chức kiểm tra toàn diện giáo viên đảm bảo đúng quy trình đã thống nhất và môn nào cũng có giáo viên tham gia. Đồng thời thông báo kết quả trước Hội đồng sư phạm để biểu dương, ghi nhận những cố gắng của các giáo viên xếp loại giỏi; còn với các GV xếp loại trung bình hoặc yếu thì Ban giám hiệu, tổ chuyên môn, công đoàn cần có các biện pháp giúp đỡ cho phù hợp.

- Cần gắn liền việc kiểm tra, đánh giá GV với công tác thi đua, khen thưởng. Nhà trường cần có nguồn kinh phí thoả đáng để động viên, khen thưởng giáo viên có thành tích tốt trong công tác thi đua, đánh giá.

Một phần của tài liệu Quản lý phát triển đội ngũ giáo viên trường trung học phổ thông a hải hậu tỉnh nam định trong bối cảnh hiện nay (Trang 102 - 106)