dân và cộng đồng, thực hiện dân chủ cơ sở trong quá trình lập kế hoạch, tổ chức thực hiện và giám sát đánh giá.
Xây dựng NTM là nhiệm vụ của cả hệ thống chính trị và toàn xã hội; cấp ủy đảng, chính quyền đóng vai trò chỉ đạo, điều hành quá trình xây dựng QH, đề án, kế hoạch và tổ chức thực hiện. MTTQ và các tổ chức chính trị, xã hội vận động mọi tầng lớp nhân dân phát huy vai trò chủ thể.
2.1.6. Các yếu tố ảnh hưởng đến tổ chức thực hiện chương trình xây dựng NTM dựng NTM
2.1.6.1. Chủ trương, chính sách của nhà nước về xây dựng NTM
Đây là một trong những yếu tố quan trọng tác động đến việc tổ chức thực hiện chương trình xây dựng NTM; chính sách về xây dựng NTM được đề cập trong đề tài này được hiểu là một hệ thống các quan điểm, chủ trương, biện pháp nhằm tạo hành lang, cơ sở pháp lý để tổ chức triển khai thực hiện chương trình. Các quan điểm, chủ trương, biện pháp được thể hiện bằng một hệ thống chính sách, cơ chế cụ thể nhằm hướng việc thực hiện chương trình đạt được mục tiêu đề ra. Vì vậy, việc nghiên cứu hoạch định và ban hành chủ trương chính sách cần phải xuất phát từ thực tiễn cuộc sống, chính sách phải cụ thể, đồng bộ, chặt chẽđể các cấp, ngành và các địa phương thuận lợi trong chỉđạo, điều hành và thực hiện.
2.1.6.2. Năng lực tổ chức triển khai xây dựng NTM của đội ngũ cán bộ cơ sở
Là khâu quan trọng, quyết định hiệu quả quá trình xây dựng NTM. Từ công tác lập kế hoạch, thẩm định, phê duyệt, giải ngân, giám sát và đánh giá các hoạt động triển khai, công tác tuyên truyền, vận động, huy động và quản lý nguồn lực,... Tầm quan trọng đó đòi hỏi người cán bộở cơ sở phải có kiến thức và năng lực tương đối tổng hợp, vì vậy, cần thường xuyên đào tạo, nâng cao năng lực trình độ cho đội ngũ cán bộ các cấp làm công tác xây dựng NTM; đây cũng là một trong 19 tiêu chí cần phải đạt được trong mục tiêu xây dựng NTM.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 15
2.1.6.3. Nhận thức của người dân và cộng đồng dân cư
Người dân đóng vai trò chủ thể trong xây dựng NTM, vì vậy, nếu nhận thức của người dân và cộng đồng được nâng cao, họ hiểu được mục đích, ý nghĩa và tầm quan trọng của chương trình xây dựng NTM thì họ sẽ tham gia và ủng hộ cho chương trình và ngược lại. Chính vì vậy, cần đẩy mạnh và làm tốt công tác tuyên truyền, vận động xây dựng NTM đồng thời chính quyền cấp xã cần tạo điều kiện để mỗi người dân và cộng đồng phát huy được vai trò chủ thể của họ.
2.1.6.4. Khả năng huy động và quản lý nguồn vốn thực hiện Chương trình
Xây dựng NTM là một quá trình chứ không đơn thuần là một chương trình, dự án đầu tư, một công trình đồ sộ và để thành công cần rất nhiều kinh phí, vì vậy, cần phải huy động, tổng hợp được nhiều nguồn lực xây dựng NTM. Khả năng huy động vốn ở mỗi địa phương là khác nhau, tuy nhiên ngoài tranh thủ nguồn vốn ngân sách cần phải tận dụng tối đa nguồn vốn của doanh nghiệp, tín dụng và đặc biệt là sự đóng góp công sức, tiền của người dân và cộng đồng. Nơi nào huy động được nhiều nguồn lực thì triển khai thuận lợi và ngược lại. Bên cạnh việc huy động được các nguồn lực thì việc quản lý nguồn lực xây dựng NTM cũng rất quan trọng để bảo toàn, phát huy và sử dụng có hiệu quả các nguồn vốn trong xây dựng NTM.
2.1.6.5. Cơ chế giải ngân vốn nhà nước hỗ trợ cho các dự án do nhóm thợ và cộng đồng dân cư tự thực hiện
Đây là điểm mấu chốt, cơ chế này liên quan đến việc cấp vốn đầu tư, các thủ tục tạm ứng, thanh quyết toán. Mặt khác cần đảm bảo phát huy cao độ các nguồn tài chính từ ngân sách nhà nước, sự tài trợ của các tổ chức, doanh nghiệp, HTX, huy động sức dân và cộng đồng. Trong điều kiện dân còn nghèo sự đóng góp có thể không phải bằng tiền mà bằng sức lực và hiện vật thông qua khai thác và sử dụng các nguyên liệu địa phương, vì vậy, cơ chế thanh quyết toán các nội dung, hạng mục của chương trình cần gọn nhẹ, đơn giản tránh rườm rà, phức tạp.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 16