4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 1 Khái quát ch ương trình xây dựng NTM ở huy ệ n Thanh Hà
4.2.2. Nguồn vốn cho việc thực hiện Chương trình xây dựng NTM
Quyết định số 800/QĐ-TTg ngày 04/6/2010 của Thủ tướng Chính phủ, Nguồn vốn thực hiện chương trình NTM dự kiên như sau:
- Vốn Ngân sách khoảng 40%; - Vốn tín dụng khoảng 30%;
- Vốn từ Doanh nghiệp, HTX và các loại hình kinh tế khác khoảng 20%;
- Vốn huy động đóng góp của cộng đồng dân cư khoảng 10%.
4.2.2.1. Nhu cầu kinh phí
Theo số liệu trong Phụ lục 11 cho thấy: Tổng nhu cầu vốn cho xây dựng NTM từng xã và toàn huyện là rất lớn, trung bình 108,4 tỷđồng/xã).
Tình hình thực hiện vốn đầu tư xây dựng NTM trong 3 năm 2011-2013:
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 51 khá cao trong khi vốn phục vụ hỗ trợ cho phát triển sản xuất và các hoạt động khác chỉ là 18 tỷđồng chiếm 5,5%. Kết quả này cho thấy, xây dựng NTM cần nguồn kinh phí rất lớn; tuy nhiên, các xã quá chú trọng vào việc đầu tư xây dựng CSHT mà coi nhẹ việc phát triển sản xuất;
- Chia theo nguồn vốn: Chương trình xây dựng NTM được đầu tư bằng nhiều nguồn: Vốn ngân sách (trung ương, tỉnh, huyện, xã); tín dụng; doanh nghiệp và nhân dân đóng góp:
+ Vốn ngân sách là 145,9 tỷđồng, chiếm tỷ trọng 44,7%; + Vốn tín dụng là 4,7 tỷđồng, chiếm tỷ trọng 1,4%;
+ Vốn từ Doanh nghiệp, HTX và các loại hình kinh tế khác là 46,9 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 14,4%;
+ Vốn huy động trong dân là 91,3 tỷđồng, chiếm tỷ trọng 28%; còn lại là vốn lồng ghép là 37,5 tỷđồng.
Như vậy, nhân dân đóng góp ở mức khá cao khoảng 615 ngàn đồng/nhân khẩu;
Qua kết quả tổng hợp và phân tích kinh phí thực hiện ở Phụ lục 11 cho thấy so với nguồn vốn theo dự kiến của chương trình xây dựng NTM là ngân sách (40%) - tín dụng (30%) – Doanh nghiệp (20%) - dân góp (10%).
Như vậy, nguồn vốn tín dụng và vốn doanh nghiệp thực tế trong 3 năm qua chiếm tỷ lệ thấp trong cơ cấu nguồn vốn xây dựng NTM, điều này gây khó khăn cho các địa phương trong việc tổ chức triển khai thực hiện đề án xây dựng NTM.
Theo kết quả thu thập thông tin tại 4 xã nghiên cứu thì dự kiến nguồn vốn huy động của dân đạt trung bình là 8,5%, vốn ngân sách là 51,3% (trong đó có cả số tiền dự kiến thu từ chuyển đổi mục đích sử dụng đất); các nguồn vốn khác dự kiến là 40,2%.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 52
Bảng 4.2: Nhu cầu nguồn vốn thực hiện chương trình xây dựng NTM
ở 4 xã điều tra Đơn vị: triệu đồng TT Xã Kế hoạch huy động vốn Tổng số Dân góp Ngân sách Vốn khác Số tiền Tỷ lệ (%) Số tiền Tỷ lệ (%) Số tiền Tỷ lệ (%) 1 Thanh Hải 87.790 6.935 7,9 36.749 41,9 44.106 50,2 2 Thanh Xá 72.025 5.132 7,1 26.865 37,3 40.028 55,6 3 Hồng Lạc 91.970 7.928 8,6 76.657 83,4 7.385 8,0 4 Vĩnh Lập 99.815 9.982 10 39.926 40 49.908 50,0 Tổng số 351.600 29.977 8,5 180.197 51,3 141.426 40,2
(Nguồn: UBND các xã Thanh Hải, Thanh Xá, Hồng Lạc, Vĩnh Lập) 4.2.2.2. Cơ chế huy động và quản lý nguồn vốn xây dựng NTM
Tập trung huy động tất cả các nguồn vốn từ trung ương, tỉnh, địa phương thực hiện cơ chế huy động vốn cho từng nội dung của Chương trình theo quy định của Chính phủ và các cơ chế chính sách của tỉnh phù hợp với mục tiêu của Chương trình: Lồng ghép vốn của các Chương trình MTQG; các chương trình, dự án hỗ trợ có mục tiêu trên địa bàn.
Theo Quyết định 695/QĐ-TTg ngày 8/6/2012 và Quyết định 800/QĐ- TTg ngày 04/6/2010 của Thủ tướng Chính phủ: hỗ trợ 100% từ NSNN cho xây dựng trụ sở xã; QH; đào tạo cán bộ xã, thôn, HTX về kiến thức xây dựng NTM; hỗ trợ một phần NSNN cho xây dựng đường GTNT, kênh mương nội đồng, trường học, trạm y tế, NVH xã, thôn, công trình thể thao thôn, công trình cấp nước sinh hoạt
Huy động nguồn lực của địa phương (huyện, xã) theo phân cấp ngân sách; Thu từđất sẽ để lại cho ngân sách xã ít nhất 70% để thực hiện các nội dung xây dựng NTM;
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 53 Nghị định số 61/2010/NĐ-CP ngày 04/6/2010 của Chính phủ về chính sách khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn;
Thu hút vốn đầu tư của doanh nghiệp đối với các công trình có khả năng thu hồi vốn trực tiếp; doanh nghiệp được vay vốn tín dụng đầu tư phát triển của nhà nước hoặc của tỉnh, được ngân sách nhà nước hỗ trợ sau đầu tư và được hưởng ưu đãi đầu tư theo quy định của pháp luật;
Các khoản đóng góp tự nguyện của nhân dân: Tuyên truyền để mọi người đều biết, từ đó thống nhất đóng góp thực hiện Chương trình theo từng dự án cụ thể; các khoản viện trợ không hoàn lại của các doanh nghiệp, tổ chức cá nhân trong và ngoài nước cho các dự án đầu tư; khuyến khích, hỗ trợ nhân dân vay các nguồn vốn tín dụng để đầu tư cho phát triển sản xuất, nâng cao thu nhập cải tạo, chỉnh trang nhà ở và 3 công trình sinh hoạt (nhà tắm, bể nước, nhà vệ sinh);
Huy động các nguồn tài chính hợp pháp khác và vận động con em quê hương đang làm việc sinh sống xa quê góp vốn xây dựng NTM ở địa phương,…tạo ra phong trào xã hội hóa mạnh mẽ trong xây dựng NTM.
Bảng 4.3: Dự toán lĩnh vực vốn đầu tư xây dựng NTM (2011-2020) ĐVT: Triệu đồng Thanh Xá Thanh Hải Hồng Lạc Vĩnh Lập Tổng Tổng 87.790 72.025 91.970 99.815 351.600 Giao thông 16.025 16.890 4.570 18.445 55.930 Thủy lợi 6.900 8.700 9.700 6.070 31.370 Trường học 10.500 23.500 46.000 8.440 88.440 Cơ sở vật chất VH 23.100 12.050 17.800 27.650 80.600 Môi trường 15.500 6.235 3.200 16.150 41.085 Khác 15.765 4.650 10.700 23.060 54.175
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 54