3. ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 1 Đặc điểm địa bàn nghiên cứu
3.1.1. Điều kiện tự nhiên
Vị trí địa lý: Thanh Hà nằm ở phía đông nam tỉnh, phía bắc giáp huyện Nam Sách, phía đông giáp huyện Kim Thành, phía nam giáp thành phố Hải Phòng, phía tây giáp thành phố Hải Dương. Huyện có 24 xã và 1 thị trấn (Phụ lục 1); huyện được chia làm 4 khu là Hà Nam, Hà Đông, Hà Tây và Hà Bắc.
• Hà Nam bao gồm 5 xã, 1 thị trấn: Thanh Xuân, Thanh Thuỷ, Thanh Sơn, Thanh Xá, Thanh Khê, Thị trấn Thanh Hà.
• Hà Bắc bao gồm 7 xã: Thanh An, Thanh Lang, Việt Hồng, Hồng Lạc, Tân Việt, Cẩm Chế, Liên Mạc.
• Hà Đông bao gồm 6 xã: Trường Thành, Vĩnh Lập, Thanh Bính, Thanh Hồng, Thanh Cường, Hợp Đức.
• Hà Tây bao gồm 6 xã: Tiền Tiến, Thanh Hải, Tân An, Phượng Hoàng, An Lương, Quyết Thắng.
Tính chất đất đai cũng như địa hình của huyện mang đặc tính địa hình của đất phù sa sông Thái Bình. Độ cao so với mực nước biển trung bình là 0,60 m.
Khí hậu ở Thanh Hà mang rõ nét tính chất khí hậu nhiệt đới gió mùa, hội tụđầy đủđiều kiện để phát triển một nền nông nghiệp toàn diện.
Thanh Hà có các con sông lớn như Thái Bình (ở phía Tây Nam), sông Rạng, sông Văn Úc (ở phía Đông Bắc) bao bọc quanh tạo nên các tuyến giao thông đường thuỷ rất quan trọng với thành phố Hải Dương các huyện bạn như Tứ Kỳ, Kim Thành và giữa Hải Dương với cảng Hải Phòng, Quảng Ninh. Từ các con sông lớn, có các sông, ngòi nhỏ chạy len lỏi vào tận các thôn, xã trong huyện, tạo thuận lợi cho việc tưới tiêu nước cho đồng ruộng và là hệ thống giao thông thuỷ quan trọng trong việc giao lưu kinh tế, văn hoá, quân
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 27 sự giữa các vùng, giữa Thanh Hà với các huyện trong tỉnh và các tỉnh trong cả nước. Đồng thời cũng rất thuận lợi cho việc chăn nuôi đánh bắt thuỷ sản, chăn nuôi gia cầm có giá trị kinh tế cao.
Giao thông bộ có đường 390A chạy từ Ngã Ba Hàng (đường 5 cũ) qua địa phận xã Tiền Tiến về huyện lỵ xuôi xuống bến Gùa, kéo dài đến phà Quang Thanh; đường 390B nối từđường 5 (đầu cầu Lai Vu) qua các xã Hồng Lạc, Việt Hồng, Hồng Lạc về huyện lỵ. Hai con đường này là huyết mạch giao thông của huyện, ngoài ra trong nội hạt còn có các con đường nhỏ liên huyện, liên xã, liên thôn tạo thành hệ thống giao thông sinh hoạt, giao lưu kinh tế, văn hoá của nhân dân và có vai trò quan trọng đối với an ninh quốc phòng của địa phương.
Vềđiều kiện tự nhiên, đất đai do phù sa bồi tụ, sông ngòi nhiều nên rất màu mỡ, phì nhiêu, thuận lợi cho phát triển kinh tế nông nghiệp. Tuy nhiên, do phù sa bồi tụ không đều nên địa hình thổ nhưỡng của Thanh Hà không bằng phẳng và phần lớn vẫn ở dạng phù sa non. Hàng năm sau khi nước rút đi đã để lại lớp phù sa dày 5 - 10 cm. Thanh Hà có 2/3 diện tích là triều bãi, nhiều vùng trước đây là đầm hồ, bãi trũng, quanh năm chỉ có cỏ lau , lác sú, vẹt mọc um tùm, song đó lại là môi trường tốt cho các loài thuỷ sinh quý, có giá trị dinh dưỡng cao như: tôm, cá, cua, cáy, rươi, ruốc.
Riêng 6 xã khu Hà Đông trũng hơn, có nhiều đầm, hồ, ruộng bãi rất thấp, lại gần hạ lưu, chịu ảnh hưởng trực tiếp của thuỷ triều lên xuống hàng ngày, do đó đã tạo thành một vùng sinh thái nước lợ đặc biệt phong phú. Nhiều loại thuỷ sản được mệnh danh là đặc sản nổi tiếng: Tôm rảo, cà ra, rươi, rạm,... “Tháng mười cà ra, tháng ba tôm rảo”; đặc biệt con rươi là thuỷ sản quý chỉ có ở vùng nước lợ, sống chủ yếu trong lòng đất phù sa, xuất hiện nhiều vào tháng 9, tháng 10 (âm lịch).
Tình hình sử dụng đất đai: Thanh Hà là huyện đồng bằng nhỏ, việc sử dụng đất đai của huyện những năm qua có những biến động nhất địnhđược thể hiện (Phụ lục 3).
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 28
Đơn vị tính: %
Biểu đồ 3.1: Hiện trạng cơ cấu sử dụng đất nông nghiệp 2010 và 2013
Đất nông nghiệp 3 năm qua giảm 37,6 ha do chuyển sang mục đích sử dụng khác, làm cho đất phi nông nghiệp tăng; theo đó, chủ yếu là đất có mục đích công cộng tăng 31,5 ha (đất làm đường, đất QH khu, cụm công nghiệp).
Đất nông nghiệp đất trồng cây lâu năm giảm 44,8 ha, nguyên nhân là chuyển đổi sang đất QH chăn nuôi tập trung.