Phương pháp nghiên cứu

Một phần của tài liệu Giải pháp thực hiện xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện thanh hà tỉnh hải dương (Trang 45 - 48)

3. ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 1 Đặc điểm địa bàn nghiên cứu

3.2.2. Phương pháp nghiên cứu

3.2.2.1. Phương pháp chọn điểm nghiên cứu

Trong nghiên cứu chúng tôi lựa chọn 4 xã (Vĩnh Lập là xã đại diện cho 6 xã khu Hà Đông và là xã có nhiều khó khăn; Thanh Hải là một trong 6 xã

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 34 điểm của huyện, đại diện cho 6 xã khu Hà Tây có nhiều thuận lợi; Thanh Xá một trong 5 xã điểm của huyện là xã đại diện cho 6 xã khu Hà Nam, là xã gần với trung tâm huyện và xã Hồng Lạc là một xã đại diện cho 7 xã khu Hà Bắc là xã giáp ranh với Thành phố Hải Dương và gần với các khu công nghiệp) đại diện cho 24 xã của huyện.

Các đối tượng khảo sát là nông dân, cán bộ làm công tác xây dựng NTM ở xã, huyện, tỉnh; đội ngũ chuyên gia được lựa chọn theo phương pháp ngẫu nhiên để tiến hành điều tra, lấy ý kiến nhận xét đánh giá.

3.2.2.2. Phương pháp thu thập số liệu

Số liệu, tài liệu thứ cấp bao gồm các vấn đề lý luận về NTM, các chủ trương, chính sách của Đảng, nhà nước, của tỉnh, huyện có liên quan, kinh nghiệm về xây dựng NTM của các quốc gia như Hàn Quốc, Trung Quốc, báo cáo tổng kết của tỉnh, huyện và các xã; các sở, ban, ngành có liên quan, các tài liệu, thông tin qua sách báo, tạp chí, niên giám thống kê, báo cáo của các bộ ngành như Bộ NN&PTNT…. được tổng hợp và hệ thống hóa.

Số liệu sơ cấp gồm thông tin, số liệu được tiến hành thu thập thông qua điều tra, điều tra chuyên sâu các đối tượng ở trên (liên quan đến tình hình thực hiện chương trình xây dựng NTM ở địa bàn nghiên cứu) theo phương pháp điều tra xã hội học và phỏng vấn sâu, bộ công cụ PRA (điều tra, đánh giá có sự tham gia sẽ được phối hợp sử dụng khi tiến hành điều tra). Số liệu sơ cấp sẽ được tính toán, phân tích để làm rõ về thực trạng triển khai thực hiện Chương trình xây dựng NTM ở huyện Thanh Hà, tỉnh Hải Dương.

Điểm nghiên cứu, cũng như số lượng cụ thể đối tượng tiến hành điều tra được lựa chọn minh họa cụ thể như bảng dưới đây:

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 35

Bảng 3.1: Số lượng, đơn vị mẫu điều tra

Huyện Thanh Hà, tỉnh Hải Dương Đối tượng điều tra Điểm nghiên cứu Hộ nông dân Cán bộ làm công tác NTM tỉnh, huyện, xã (lãnh đạo, chuyên viên) Nhà khoa học, chuyên gia Xã Vĩnh Lập 20 15 5 Xã Thanh Hải 20 Thanh Xá 20 Xã Hồng Lạc 20

Chọn mẫu 4 xã tương ứng với 4 khu vực của huyện (khu hà Đông, khu Hà Tây, khu Hà Nam, khu Hà Bắc); 4 xã chọn tương ứng với các xã thực hiện tốt, khá, trung bình và yếu, cụ thể: Xã Vĩnh Lập là xã xa trung tâm huyện thực hiện chương trình xây dựng NTM còn yếu; xã Thanh Hải thực hiện chương trình xây dựng NTM tốt; xã Thanh Xá thực hiện chương trình xây dựng NTM đạt trung bình; xã Hồng Lạc thực hiện chương trình xây dựng NTM đạt khá.

3.2.2.3. Phương pháp xử lý số liệu

Đối với số liệu thứ cấp, sau khi thu thập sẽ tiến hành tổng hợp và lựa chọn số liệu có liên quan đến đề tài phục vụ cho công tác nghiên cứu.

Đối với số liệu sơ cấp, sau khi thu thập sẽ tiến hành tổng hợp và xử lý số liệu điều tra theo mục tiêu nghiên cứu qua sự trợ giúp của phần mềm Excel. Căn cứ kết quả xử lý tiến hành tổng hợp kết quả điều tra theo các chỉ tiêu phân tích, so sánh và rút ra những kết luận từ thực tiễn.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 36

Một phần của tài liệu Giải pháp thực hiện xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện thanh hà tỉnh hải dương (Trang 45 - 48)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(159 trang)