Tổng quan một số chính sách đang được triển khaithực hiện chương trình xây dựng NTM trên địa bàn huyện Thanh Hà

Một phần của tài liệu Giải pháp thực hiện xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện thanh hà tỉnh hải dương (Trang 54 - 62)

4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 1 Khái quát ch ương trình xây dựng NTM ở huy ệ n Thanh Hà

4.2.1. Tổng quan một số chính sách đang được triển khaithực hiện chương trình xây dựng NTM trên địa bàn huyện Thanh Hà

trình xây dựng NTM trên địa bàn huyện Thanh Hà

Nghị quyết số 26 – NQ/TW ngày 05/08/2008 về nông nghiệp, nông dân, nông thôn có đề ra nhiệm vụ xây dựng NTM có kết cấu hạ tầng KT-XH hiện đại, cơ cấu kinh tế và các hình thức tổ chức sản xuất hợp lý, gắn nông nghiệp với phát triển nhanh công nghiệp, dịch vụ, đô thị theo QH; xã hội nông thôn ổn định, giàu bản sắc văn hóa dân tộc;

Quyết định số 800/QĐ-TTg ngày 04/6/2010 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt chương trình mục tiêu Quốc gia về xây dựng NTM giai đoạn 2010-2020;

Theo quyết định trên về nguyên tắc hỗ trợ 100% từ ngân sách trung ương cho công tác QH; đường giao thông đến trung tâm xã; xây dựng trụ sở xã; xây dựng trường học đạt chuẩn; xây dựng trạm y tế xã; xây dựng NVH xã; kinh phí cho công tác đào tạo kiến thức về xây dựng NTM cho cán bộ xã, cán bộ thôn, bản, cán bộ HTX. Đối với các nội dung khác hỗ trợ một phần từ ngân sách Nhà nước.

Tuy nhiên, trên thực tế hiện nay Vốn ngân sách chỉ bố trí được 100% cho 3 nội dung đó là công tác QH; xây dựng trụ sở xã; đào tạo kiến thức về xây dựng NTM cho cán bộ xã, cán bộ thôn, bản, cán bộ HTX. Đối với các nội dung khác hỗ trợ một phần từ ngân sách Nhà nướcvà phụ thuộc tùy theo khả năng của các địa phương.

Quyết định số 115-QĐ/TU, ngày 15/02/2011 của Ban Thường vụ tỉnh uỷ về việc thành lập BCĐ Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng NTM

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 43 tỉnh Hải Dương giai đoạn 2010 - 2020;

BCĐ Chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng NTM tỉnh Hải Dương giai đoạn 2010 - 2020 xây dựng Kế hoạch 251/KH-BCĐ, ngày 01/3/2011 triển khai thực hiện Chương trình xây dựng NTM tỉnh Hải Dương giai đoạn 2010 - 2020. Với mục tiêu:

Từ năm 2010 đến 2015: toàn tỉnh có 58/229 được công nhận xã xã NTM, đạt 25%;

Từ năm 2016 đến 2020: toàn tỉnh có 137/229 xã được công nhận xã NTM, đạt 60%;

Một số cơ chế, chính sách chủ yếu của trung ương, tỉnh, huyện tập trung một số lĩnh vực sau:

4.2.1.1. Cơ chế chính sách cho công tác QH, lập đề án

Quyết định số 800/QĐ-TTg ngày 04/6/2010 của Thủ tướng Chính phủ, theo đó, hỗ trợ 100% từ ngân sách trung ương cho công tác QH. Tỉnh đã triển khai với chi kinh phí QH bình quân mỗi xã khoảng 250 triệu đồng/xã.

Với cơ chế chính sách này, các xã đã nhanh chóng hoàn thành được 100% tiêu chí về QH mà không vấp phải nhiều khó khăn.

4.2.1.2. Cơ chế chính sách cho phát triển hạ tầng kinh tế xã hội

* Giao thông: thực hiện việc hỗ trợ đường thôn, ngõ, xóm được xây dựng đạt chuẩn theo quy định (không bằng tiền mà bằng hỗ trợ toàn bộ xi măng để làm đường).

Với cơ chế hỗ trợ trên Ban vận động các xã, thôn, xóm đã vận động các hộ gia đình hiến đất làm đường, các hộđóng góp công sức, lao động, tiền vốn thực hiện hoàn thiện mặt bằng, nền móng đường và đảm nhiệm một phần công việc thi công, giám sát làm đường, trong 3 năm qua đã hoàn thiện được 310 km đường giao thông nông thôn và gần 200 km đường đã xong mặt bằng, nền móng hạ tầng để chuẩn bị cho việc thi công hoàn thiện.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 44 người dân góp công, góp tiền và tổ chức thực hiện rất tốt. Đến hết năm 2013 tuy mới có 4 xã hoàn thành tiêu chí giao thông NTM, nhưng nhiều xã đã hoàn thành chỉ tiêu này trên 90% khối lượng theo mức chuẩn của tiêu chí NTM.

Với cơ chế hỗ trợ như trên nhận được sự đồng tình, hưởng ứng mạnh mẽ của nhân dân, nhất là đường thôn, xóm huy động các nguồn lực từ nhân dân cơ bản thuận lợi; tuy nhiên, đường xã quản lý còn khó khăn về vốn giải phóng mặt bằng và hoàn thiện nền móng đường cũng như nguyên vật liệu đá, cát thi công (do đã huy động sức dân ở đường thôn, xóm rồi nên việc huy động tiếp sức dân ở đường xã quản lý là rất khó khăn vì sức dân có hạn).

Quyết định số 804/QĐ-UBND ngày 04/4/2014 của UBND tỉnh Hải Dương ”V/v điều chỉnh, bổ sung một số nội dung của đề án ”Xây dựng và phát triển giao thông nông thôn giai đoạn 2011 – 2015 trên địa bàn tỉnh”

Theo đó, điều chỉnh giảm quy mô một số loại đường để được hỗ trợ bằng xi măng (20% kinh phí xây dựng), trong đó có cảđường ra đồng.

Quyết định số 1315/QĐ-UBND ngày 29/5/2014 hỗ trợ một số xã dựng NTM năm 2014-2016 với mức hỗ trợ 30% tổng mức đầu tư công trình giao thông liên xã, giao thông nội đồng bằng nguồn vốn vay ưu đãi.

Hộp 4.1. Một số quy định còn cứng nhắc

Trong thực hiện, một số tuyến đường thôn, xóm còn thiếu so với quy chuẩn một số đoạn từ 15 đến 30 cm, tuy nhiên, để đủ quy chuẩn thì phải phá bỏ một đoạn tường bao hoặc công trình phụ trợ của dân nên gây lãng phí tốn kém và nhiều khi không vận động được hộ gia đình đó chấp thuận (có khi tốn kém cả 20 đến 30 triệu đồng chỉ để mở rộng 20 cm đường với mấy chục mét đường). Vậy nên cần có cơ chế mềm dẻo hơn để nhân dân lựa chọn. Ví như trường hợp trên thì có thể xét giảm mức hỗ trợ, từđó thôn, xóm sẽ cân nhắc thiệt hơn đểđưa ra quyết định từng trường hợp cụ thể, từđó cũng giảm được sựđầu tư của nhà nước cũng như sự lãng phí xã hội.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 45 * Thủy lợi

Quyết định số 2141/QĐ-UBND ngày 23/9/2013 của UBND tỉnh Hải Dương Về việc phê duyệt Đề án “Kiên cố hóa hệ thống kênh tưới trên địa bàn tỉnh Hải Dương giai đoạn 2013 - 2020”;

Theo đó, hỗ trợ các xã xây dựng NTM có điều kiện Kiên cố hóa kênh mương để hoàn thành 19 tiêu chí (mức hỗ trợ 50% tổng giá trị công trình);

Quyết định số 1315/QĐ-UBND ngày 29/5/2014 hỗ trợ xây dựng NTM năm 2014-2016với mức hỗ trợ 60% tổng mức đầu tư công trình kiên cố hóa kênh mương;

Chương trình kiên cố hóa kênh mương 3 năm được 41,7 km (đạt 23%). Việc thực hiện chỉ tiêu này còn chậm do còn nhiều khó khăn về nguồn vốn. Tuy nhiên, việc thiết kế thi công căn cứ vào từng loại kênh mương so cho hợp lý phát huy được cả việc tưới và việc tiêu cũng như về QH lâu dài.

Hộp 4.2. Kênh mương cần cân nhắc xây dựng kiên cố phù hợp

Hiện nay thông thường kênh mương được xây kiên cố bằng gạch, bê tông trực tiếp. Tuy nhiên, cần nghiên cứu thay đổi đối với các mương tưới tiêu vừa và nhỏ nên thi công bằng cách lắp ghép máng bê tông hoặc ống dẫn nước để có thể lắp ghép, tháo dỡ khi cần thiết khi có thay đổi về dồn ô, đổi thửa hoặc chuyển đổi loại cây trồng hay điều chỉnh lại hệ thống tiêu tránh được sự lãng phí trong tương lai.

Ông N.V.K – Cán bộ xã – Thanh Hải - Thanh Hà * Trường học, Trạm Y tế

Đến hết năm 2013, mới có 02 xã đạt tiêu chí về Trường học, 11 xã đạt tiêu chí về Y tế. Tuy nhiên, ở 3 cấp học Mầm non, Tiểu học, THCS đã có 33/72 trường có CSVC đạt chuẩn quốc gia. Hiện nay, một số trường lại chưa đảm bảo về diện tích, với cơ chế hỗ trợ của tỉnh như vậy rất thuận lợi cho các địa phương tuy nhiên khi thực hiện các xã đều khó khăn trong việc GPMB để mở rộng diện tích.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 46 Tỷ lệ người tham gia các hình thức Bảo hiểm y tế là 61% của cả huyện tăng 10% so với trước khi thực hiện Chương trình NTM. Một số Trạm y tế để đạt chuẩn đã có kế hoạch dài hạn cử cán bộ Trạm đi học hoàn thiện lên bậc Bác sỹ.

Quyết định số 1315/QĐ-UBND ngày 29/5/2014 hỗ trợ các xã đăng ký hoàn thành xây dựng NTM năm 2014-2015 với mức hỗ trợ 70% tổng mức đầu tư công trình giáo dục, Y tế và các công trình phụ trợ.

* CSVC văn hóa

Quyết định số 1315/QĐ-UBND ngày 29/5/2014 hỗ trợ các xã đăng ký hoàn thành xây dựng NTM năm 2014-2015 với mức hỗ trợ 70% tổng mức đầu tư gồm công trình sân vận động, NVH truyền thống.

Năm 2013 toàn huyện có 51/78 đạt 65,4% làng được công nhận đạt danh hiệu làng văn hóa, tăng 12 làng so với năm 2010.

Toàn huyện có 14/24 xã đạt tiêu chuẩn văn hóa. Một số xã khó khăn trong việc thực hiện chỉ tiêu này do chỉ có 2 hoặc 3 thôn, vì vậy phải phấn đấu cả 2 thôn hoặc 3 thôn (100%) đạt tiêu chuẩn làng văn hóa theo quy định.

* Chợ

Quyết định số 14/2013/QĐ-UBND ngày 31/7/2013 về việc ban hành quy định về hỗ trợ và khuyến khích đầu tư xây dựng hạ tầng chợ trên địa bàn tỉnh Hải Dương giai đoạn 2013-2020:

- Đối với chợ hạng 3: Hỗ trợ 500 triệu đồng/01 chợ;

- Đối với chợ hạng 2: Hỗ trợ 20% kinh phí so với tổng vốn đầu tư, tối đa không quá 3 tỷđồng/01 chợ;

- Đối với chợ đầu mối nông sản, thực phẩm để tiêu thụ hàng hoá cho nông dân ở các vùng sản xuất tập trung về nông sản, thuỷ sản: hỗ trợ 15% kinh phí so với tổng vốn đầu tư, tối đa không quá 4 tỷđồng/01 chợ;

- Đối với các chợ do ngân sách Trung ương hỗ trợ, nếu kinh phí hỗ trợ chưa đạt mức như trên thì ngân sách tỉnh sẽ hỗ trợ bổ sung kinh phí đảm bảo bằng mức quy định của tỉnh.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 47 * Nhà ở dân cư

Quyết định số 678/QĐ-UBND ngày 10/8/2010 về việc phê duyệt đề án hỗ trợ hộ nghèo về nhà ở theo Quyết định số 167/2008/QĐ-TTg ngày 12/12/2008 của Thủ tướng Chính phủ: Vốn ngân sách tỉnh: hỗ trợ 5 triệu đồng/hộ; ngân hàng chính sách xã hội cho vay tối đa 12 triệu đồng/hộ.

4.2.1.3. Cơ chế chính sách cho phát triển kinh tế và tổ chức sản xuất

Nghị định số 61/2010/NĐ-CP ngày 04/6/2010 của Chính phủ về chính sách khuyến khích doanh nghệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn;

Thông tư số 14/2010/TT-NHNN ngày 14/6/2010 của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam hướng dẫn chi tiết thực hiện chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn; theo đó, các khách hàng là cá nhân, hộ gia đình, tổ hợp tác, hộ kinh doanh trên địa bàn nông thôn, hợp tác xã, chủ trang trại được cho vay không có bảo đảm bằng tài sản để thực hiện phương án hoặc dự án sản xuất, kinh doanh thuộc các lĩnh vực cho vay phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn như sau:

- Tối đa đến 50 triệu đồng đối với đối tượng là các cá nhân, hộ gia đình, tổ hợp tác, hộ sản xuất nông, lâm, ngư, diêm nghiệp;

- Tối đa đến 200 triệu đồng đối với các hộ kinh doanh, sản xuất ngành nghề hoặc làm dịch vụ phục vụ nông nghiệp, nông thôn;

- Tối đa đến 500 triệu đồng đối với các hợp tác xã, chủ trang trại trong lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn.

Thực tế cho thấy, các đối tượng chính sách do Nhà nước quy định cụ thể về lãi suất cho vay thì việc tiếp cận nguồn vốn là cơ bản thuận lợi; tuy nhiên, những đối tượng này thường có năng lực sản xuất, trình độ quản lý, sử dụng vốn vay hạn chế, cùng với lượng vốn vay với dự án SXKD nhỏ nên chỉ tác động tích cực đến một bộ phận nhỏ nông dân với quy mô sản xuất nhỏ lẻ.

Đối với các đối tượng hộ gia đình, tổ hợp tác, hộ kinh doanh khác không được hưởng lãi suất ưu đãi thì chính sách trên thực sự tác động không

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 48 nhiều. Cơ chế tín chấp, bảo lãnh cũng chưa thực sự thông thoáng để tiếp cận nguồn vốn theo mong muốn về khối lượng vốn cần vay.

Quyết định số 2657/QĐ-UBND ngày 20/9/2011 của UBND tỉnh Hải Dương “Về việc phê duyệt đề án phát triển chăn nuôi, thủy sản tập trung nâng cao chất lượng, quy mô, đảm bảo vệ sinh môi trường giai đoạn 2011 – 2015” theo đó:

- Đối với khu chăn nuôi tập trung: Ngân sách hỗ trợ lần đầu 20% tổng vốn đầu tư cho khu chăn nuôi tập trung quy mô từ 3 ha trở lên để xây dựng CSHT và trang thiết bị dùng cho chăn nuôi;

- Chăn nuôi gia trại, trang trại: Hỗ trợ 100% lãi suất tiền vay lần đầu để mua giống, thời gian vay từ 12 tháng - 18 tháng; mức vay tùy thuộc vào loại hình và đối tượng vật nuôi (bò, lợn, gia cầm). Hỗ trợ kinh phí đầu tư xây dựng CSHT 20% cho chăn nuôi lợn, 10% cho chăn nuôi trâu bò và gia cầm;

- Đối với cơ sở giết mổ tập trung:Hỗ trợ lần đầu 20% tổng đầu tư xây dựng cơ sở giết mổ gia súc, gia cầm tập trung (thiết bị, xử lý môi trường, hệ thống điện, đường giao thông trục chính trong cơ sở sản xuất);

- Lĩnh vực thú y và phòng chống dịch bệnh: Hàng năm, hỗ trợ 100% tiền mua vắc xin tiêm phòng bệnh Tụ huyết trùng cho trâu, bò, lợn; bệnh Dịch tả, Đóng dấu lợn. UBND tỉnh sẽ xem xét mức hỗ trợ tiền mua vắc xin cho vùng có dịch và vùng có nguy cơ cao xảy ra đối với bệnh Tai xanh (PRRS);

- Khu nuôi trồng thủy sản tập trung: Đối với khu nuôi có diện tích 50 ha trở lên được hỗ trợ 25 – 30% tổng kinh phí đầu tưđể xây dựng CSHT. Đối với khu nuôi có diện tích thuỷ sản từ 10 đến dưới 50 ha, mức hỗ trợ 20% tổng kinh phí xây dựng CSHT;

- Giống thủy sản: hỗ trợ 50% giá giống thủy sản chất lượng cao lần đầu nuôi ở khu tập trung theo đề án.

Quyết định số 2656/QĐ-UBND ngày 20/9/2011 của UBND tỉnh Hải Dương “Về việc phê duyệt đề án Chuyển đổi cơ cấu cây trồng đểđạt hiệu quả

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 49 kinh tế cao giai đoạn 2011 – 2015” theo đó:

- Hỗ trợ 50% giá giống cây trồng mới đưa vào áp dụng trong sản xuất khi tổ chức sản xuất tập trung quy mô từ 5 ha trở lên;

- Hỗ trợ từ 15-30% giá trị thiết bị cho doanh nghiệp, cá nhân đầu tư xây dựng mô hình sản xuất nông sản an toàn, nông sản sạch hoặc ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất, chế biến nông sản;

- Hỗ trợ lãi suất tiền vay cho các tập thể, cá nhân đầu tư mua máy cơ giới (ô tô, máy làm đất, gieo hạt, cấy, bơm nước, gặt đập) phục vụ SXNN;

- Hỗ trợ tối đa 30% phần kinh phí xây dựng và hoàn thiện CSHT đối với các vùng sản xuất hàng hóa quy mô từ 10 ha/vùng trở lên.

4.2.1.4. Cơ chế chính sách cho phát triển hạ tầng, xã hội, môi trường khác

Quyết định số 1315/QĐ-UBND ngày 29/5/2014 hỗ trợ các xã đăng ký hoàn thành xây dựng NTM năm 2014-2015 với mức hỗ trợ 70% tổng mức đầu tư gồm Trụ sở UBND xã, bãi chứa rác, công trình nước sạch nông thôn.

Một phần của tài liệu Giải pháp thực hiện xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện thanh hà tỉnh hải dương (Trang 54 - 62)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(159 trang)