IV Ban phát triển
4.2.6. Tác động của việc thực hiện Chương trình xây dựng NTM
4.2.6.1. Tác động đến phát triển kinh tế
- Tác động của chủ trương đến tăng trưởng kinh tế
Sau thời gian ngắn triển khai thực hiện Chương trình xây dựng NTM, kinh tế của huyện có những thay đổi đáng kể theo hướng tích cực.
Tổng giá trị sản xuất 3 năm (2011-2013) theo giá so sánh 2010, tăng bình quân khoảng 9,3%/năm; trong đó, khu vực Nông - Lâm - Thủy sản tăng 8,4%, công nghiệp - xây dựng tăng 9,6%, dịch vụ tăng 10,2% (Phụ lục 4)
Đồ thị 4.1: Tốc độ phát triển GTSX huyện Thanh Hà giai đoạn 2011-2013
- Tác động đến SXNN
Giá trị SXNN- Thủy sản theo giá so sánh năm 2013 đạt 1.563 tỷ đồng tăng 335 tỷ đồng so với năm 2010 (đạt 1.227 tỷ). Bình quân mỗi năm tăng
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 76 8,4% (nguyên nhân là do sản lượng vải thiều, một số cây ăn quả nhưổi, quất sản lượng tăng cao).Giá trị sản xuất trên một đơn vị diện tích năm sau cao hơn năm trước, năm 2013 đạt 118 triệu/1ha, tăng 49 triệu/1ha so với năm 2010;
Đồ thị 4.2: GTSX ngành trồng trọt, thủy sản/ha đất nông nghiệp
- Trồng trọt: SXNN trong huyện đã cơ bản được thực hiện theo QH như vùng sản xuất vải thiều khu Hà Nam; vùng vải sớm khu Hà Đông; vùng ổi Liên Mạc, Thanh Xuân; vùng quất Cẩm Chế; vùng lúa khu Hà Bắc, Hà Tây. Cây ăn quả năm 2013 tiếp tục được mùa, được giá, tiêu thụ thuận lợi: có nhiều hộ thu nhập từ 100-300 triệu đồng từ vải ở các xã Thanh Bính, Thanh Cường, Thanh Xá, Thanh Khê, ...; thu nhập từ 200-500 triệu đồng từ cây ổi ở các xã Liên Mạc, Thanh Xuân, Thanh Lang, ...; thu nhập từ 100-150 triệu đồng từ cây bưởi ở xã Thanh Hồng. Tiếp tục triển khai dự án “Xây dựng, phát triển sản xuất vải thiều đảm bảo vệ sinh theo tiêu chuẩn VietGAP” tại Thanh Sơn, Thanh Khê, Thanh Xá, sản xuất ổi theo quy trình VietGAP tại xã Liên Mạc, đồng thời tuyên truyền, vận động các hộ dân mở rộng diện tích vải sản xuất theo quy trình VietGAP ở các xã trong huyện.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 77 Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, quảng bá xúc tiến thương mại và hỗ trợ cho sản xuất, tiêu thụ vải; vải tiều Thanh Hà được bình chọn đạt “Tốp 10 thương hiệu, nhãn hiệu nổi tiếng năm 2013”. Hàng năm có chương trình trợ giá giống cho các hộ dân cấy lúa trong vùng QH theo quy mô của tỉnh, của huyện. Đồng thời hỗ trợ giá giống cho nhân dân đẩy mạnh sản xuất cây vụđông;
- Chăn nuôi- Thủy sản: mỗi xã được QH từ 1 đến 2 vùng chăn nuôi thủy sản tập trung. Đến nay, trên địa bàn huyện có 68 vùng chăn nuôi tập trung. Một số vùng đã đi vào hoạt động hiệu quả như: vùng chăn nuôi thủy sản tập trung xã Tiền Tiến, xã Tân Việt, xã Thanh An,…. Thực hiện dự án chăn nuôi của tỉnh, đến nay đã có 137 hộ chăn nuôi được vay vốn với số tiền vay là 9.362 triệu đồng. Số tiền đề nghị hỗ trợ lãi xuất đến ngày 30/6/2013 là 518,6 triệu đồng;
- Thực hiện các đề án chuyển dịch cơ cấu cây trồng và phát triển kinh tế trang trại. Toàn huyện có 24 trang trại, bình quân doanh thu đạt 3tỷ đồng/trang trại/năm và 600 gia trại doanh thu đạt từ 600-900 triệu đồng/gia trại/năm;
- Trong 03 năm qua trên địa bàn huyện đã xây dựng, thực hiện được 223 mô hình sản xuất có hiệu quả với tổng kinh phí hỗ trợ, đầu tư là 22,1 tỷ đồng. Ban dân vận Huyện ủy cùng với các đoàn thể các xã xây dựng được trên 50 mô hình tiêu Phụ lục như: mô hình “Trồng rau an toàn” xã Hồng Lạc; “Dân vận khéo trong phong trào vệ sinh môi trường và nước sạch nông thôn” ở xã Tân Việt; “Phong trào vận động nhân dân làm đường giao thông liên thôn, xóm” ở Thanh Xuân; “Thực hiện nếp sống văn hóa thực hành tiết kiệm trong việc cưới, việc tang” ở Phượng Hoàng; “Phát triển kinh tế hộ gia đình theo hướng sản xuất hàng hóa” ở Liên Mạc;. ... Đồng thời thực hiện các đề án, dự án của tỉnh trên địa bàn huyện. Sản xuất tiểu thủ công nghiệp, làng nghề tiếp tục được duy trì và phát triển.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 78
Biểu đồ 4.1: GTSX theo giá hiện hành năm 2010 và 2013
4.2.6.2. Tác động đến văn hóa – xã hội và môi trường
* Về xã hội: cùng với những tác động về mặt kinh tế thì kết quả xây dựng NTM còn có tác động to lớn về mặt xã hội. Địa bàn huyện hiện có 02 tuyến xe buýt chạy qua phục vụ tốt nhu cầu đi lại của nhân dân.
- Về Trường học: Ngày càng được quan tâm đầu tư CSVC trong nhà trường. Năm 2013 tỷ lệ kiên cố hóa phòng học các cấp trong huyện tăng cao, đạt 85,7%. Trong đó, Mầm non đạt 73,52%, Tiểu học đạt 92,38%, THCS đạt 89,2% và thêm được 04 trường học đạt chuẩn quốc gia nâng tổng số trường đạt chuẩn trên địa bàn huyện là 36 trường trong đó có 01 trường THPT Hà Bắc. Kinh phí cho nâng cấp, sửa chữa, xây mới trường học 3 năm qua khoảng 120,75 tỷđồng.
- Cở sở vật chất văn hóa:
Hoàn thành, đưa vào sử dụng công trình nhà làm việc Huyện ủy, trụ sở làm việc BHXH;
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 79 24/24 xã có hội trường xã kiêm NVH xã. Trong đó 18/24 nhà VH xã có đủ diện tích theo tiêu chuẩn, 06 xã NVH xã chưa có đủ diện tích (Thanh Khê; Thanh Sơn; Tiền Tiến; Trường Thành; Thanh Hồng; Vĩnh Lập). 11/24 xã có sân vận động, trong đó có 04 xã sân vận động không đủ diện tích: Thanh Xá; Thanh Sơn; Thanh Xuân; Thanh Cường;
Toàn huyện có 118 NVH/78 thôn, trong đó, có 9 NVH thôn chưa đủ diện tích. Có 06 thôn chưa có NVH là: Lương Lại, An Lại xã An Lương; Ngoại Đàm xã Phượng Hoàng; Bá Hoàng xã Hợp Đức; Thiệu Mỹ xã Vĩnh Lập; Mạc Thủ 2 xã Liên Mạc. Có 71/78 thôn có sân thể thao;
Kinh phí đầu tư cho xây dựng các CSVC văn hóa 3 năm qua khoảng 17,582 tỷđồng;
- Chợ nông thôn: toàn huyện có 15/24 xã có chợ truyền thống, 05 xã có QH chợ nhưng chưa có vốn xây dựng là: Thanh Sơn; Thanh Xuân; Thanh An; Hợp Đức; Thanh Cường, 04 xã không có QH chợ: Thanh Khê; An Lương; Thanh Xá; Trường Thành. Một số chợ được đầu tư xây dựng, nâng cấp như: Chợ Cháy - Cẩm Chế; chợ Hệ - Thanh Bính; chợ Nứa - Tân An. Kinh phí đầu tư xây dựng, nâng cấp chợ khoảng 9 tỷđồng;
- Nhà ở dân cư: hiện nay trên địa bàn huyện không còn nhà ở tạm, dột nát. Các hộ dân đã đầu tư vào xây dựng nhà ở, các xã có tỷ lệ nhà ở kiên cố cao tầng đạt tiêu chuẩn là tương đối cao. Đồng thời được sự quan tâm của các cấp chính quyền đã tiến hành chỉ đạo việc rà soát, hỗ trợ người có công với Cách mạng về nhà ở theo Quyết định số 22 của Thủ tướng Chính phủ; kết quả sau 3 năm đã rà soát, đề nghị tỉnh hỗ trợ kinh phí xây mới và sửa chữa nhà ở cho 923 hộ.
* Về môi trường: trước đây ý thức bảo vệ môi trường còn chưa cao. Một số hộ dân còn đổ rác bừa bãi không đúng nới quy định, ý thức bảo vệ đường làng ngõ xóm của người dân chưa cao, rác thải vứt bừa bãi ra đường đi, hệ thống cống thoát nước và xử lý chất thải chưa được quan tâm. Nhưng từ
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 80 khi thực hiện xây dựng NTM: Huyện tổ chức các lớp tập huấn về bảo vệ môi trường, hỗ trợ kinh phí xây dựng hầm Biogas, xây dựng trạm xử lý rác thải hữu cơ, các xã tổ chức các đội thu gom rác thải để xử lý tập trung đã dần thay đổi thói quen của người dân và từng bước cải thiện môi trường;
- Nước sạch- Môi trường: công tác quản lý môi trường ngày càng được quan tâm, tập trung, chỉ đạo hướng dẫn các xã xây dựng bãi rác thải, điểm tập kết rác thải. Đến nay xây mới được 08 bãi rác, nâng tổng số xã có bãi rác lên là 20/24 xã; có 20/24 xã thành lập được 53 tổ thu gom rác thải hoạt động thường xuyên (04 xã chưa có bãi rác và tổ thu gom là: Thanh Khê, Thanh Cường, Trường Thành, Vĩnh Lập). Tiếp tục triển khai dự án nước sạch tới các xã, có thêm 07 xã triển khai dự án, nâng tổng số xã tham gia dự án là 22/24 (02 xã chưa có nước sạch là: Hợp Đức, Vĩnh Lập), là huyện có tỷ lệ số hộ dân được sử dụng nước sạch hợp vệ sinh cao của tỉnh (đạt 98,5%);
Khi tiến hành điều tra các hộ nông dân về Chương trình xây dựng NTM của nhà nước tác động những gì đến môi trường thì 100% số hộ dân đều cho rằng việc thực hiện Chương trình xây dựng NTM trên địa bàn huyện đã góp phần giảm thiểu ô nhiễm môi trường.