Nâng cao hiệu quả tổ chức thực hiện Chương trình xây dựng NTM trong thời gian tới, huyện Thanh Hà cần tập trung thực hiện một s ố gi ả

Một phần của tài liệu Giải pháp thực hiện xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện thanh hà tỉnh hải dương (Trang 127 - 131)

IV Ban phát triển

2) nâng cao hiệu quả tổ chức thực hiện Chương trình xây dựng NTM trong thời gian tới, huyện Thanh Hà cần tập trung thực hiện một s ố gi ả

pháp sau:

(1) Nhóm giải pháp về chính sách: Nghiên cứu bổ sung hoàn thiện hệ thống chủ chương, chính sách thực hiện Chương trình xây dựng NTM của huyện; trong đó, tập trung nghiên cứu xây dựng các chương trình đề án thiết thực phát triển sản xuất lồng với xây dựng nghị quyết Đại hội Đảng bộ các cấp giai đoạn 2016-2020; Ban hành các văn bản để lãnh, chỉđạo và hướng dẫn thực hiện những nội dung còn chưa rõ hay được hiểu thao nhiều cách khác nhau.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 116 (2) Nhóm giải pháp đào tạo, nâng cao nguồn nhân lực phục vụ cho công cuộc xây dựng NTM: Đẩy mạnh đào tạo, bồi dưỡng nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ cấp huyện, xã, thôn theo nhu cầu; tổ chức các lớp tập huấn kiến thức về xây dựng NTM; tổ chức các chuyến thăm quan, học tập;

(3) Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động, phát động các phong trào thi đua cùng chung sức xây dựng NTM; trú trọng công tác vận động người dân.

(4) Tăng cường huy động và tiếp nhận các nguồn lực: chú ý huy động vốn từ các doanh nghiệp thông qua các hình thức thu hút đầu tư, liên doanh liên kết và nhất là tăng vốn tín dụng cho các hộ, các tổ hợp tác, hợp tác xã vay để phát triển sản xuất;

(5) Giải pháp tập trung chỉ đạo đẩy mạnh phát triển kinh tế, nâng cao thu nhập cho người dân: Tập trung phát triển các ngành kinh tế mũi nhọn; Tăng cường công tác khuyến nông, đẩy nhanh ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, đưa cơ giới hóa vào trong sản xuất; tăng cường liên doanh, liên kết; đẩy mạnh công tác đào tạo nghề, chuyển đổi nghề cho người lao động, xuất khẩu lao động;

(6) Giải pháp về tổ chức, quản lý và thực hiện Chương trình: Xây dựng và phát triển các tổ chức chính trị xã hội ở nông thôn vững mạnh; thực hiện xây dựng NTM gắn với phong trào toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư; tăng cường công tác kiểm tra giám sát, đánh giá và báo cáo về Chương trình.

5.2. Kiến nghị

5.2.1. Đối với Chính phủ và các Bộ ngành Trung ương

Tiếp tục rà soát, nghiên cứu, điều chỉnh, bổ sung các cơ chế chính sách về xây dựng nông thôn mới, bao gồm: Cơ chế chính sách về tích tụ đất đai, chính sách phát triển nông nghiệp hàng hóa, cơ chế chính sách huy động nguồn lực xã hội, các doanh nghiệp, sự tham gia của nông dân trong xây dựng

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 117 nông thôn mới, cơ chế chính sách bảo đảm xây dựng nông thôn bền vững.

Nghiên cứu, đề xuất các giải pháp khoa học công nghệ để xây dựng nông thôn mới; các giải pháp quy hoạch, kiến trúc, xây dựng cơ sở hạ tầng, bảo vệ môi trường cảnh quan nông thôn mới;

Các giải pháp chuyển đổi cơ cấu sản xuất nông nghiệp, phát triển kinh tế, xã hội nông thôn:

- Mô hình nông nghiệp xanh;

- Mô hình sản xuất nông nghiệp ứng dụng nông nghiệp công nghệ cao kết hợp cơ giới hóa nông nghiệp;

- Mô hình áp dụng cơ chế chính sách đặc thù trong đầu tư, xây dựng, quản lý cơ sở hạ tầng nông thôn mới;

- Mô hình áp dụng công nghệ năng lượng tái tạo xây dựng nông thôn mới;

- Mô hình quản lý môi trường nông thôn.

Các giải pháp bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa truyền thống của nông thôn mới;

Tiếp tục rà soát điều chỉnh một số tiêu chí xây dựng NTM cho phù hợp với điều kiện thực tế ở các địa phương như: Thu nhập, cơ cấu lao động, hình thức tổ chức sản xuất,...;

-Hợp tác tư vấn và hỗ trợ kỹ thuật của các đối tác quốc tế trong xây dựng nông thôn mới. Nghiên cứu lựa chọn ứng dụng các công nghệ sản xuất nông nghiệp của nước ngoài như giống, máy cơ giới nông nghiệp, phân bón, tưới tiêu hiện đại tiết kiệm nước của các nước nhưĐài Loan, Hàn Quốc.

5.2.2. Đối với Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh Hải Dương

Tiếp tục nghiên cứu hoàn thiện các cơ chế, chính sách hỗ trợ cho các địa phương triển khai thực hiện Chương trình xây dựng NTM được thuận lợi;

Cần thực hiện chính sách phân cấp, phân quyền, phân tiền, phân trách nhiệm cho cấp xã thực hiện các nội dung xây dựng NTM;

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 118 Chỉ đạo các sở, ngành theo lĩnh vực phụ trách ban hành các văn bản hướng dẫn cụ thể, chi tiết thực hiện các nội dung, tiêu chí xây dựng NTM để cấp xã dễ triển khai thực hiện.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 119

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Một phần của tài liệu Giải pháp thực hiện xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện thanh hà tỉnh hải dương (Trang 127 - 131)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(159 trang)