Điều kiện KT-XH

Một phần của tài liệu Giải pháp thực hiện xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện thanh hà tỉnh hải dương (Trang 40 - 44)

3. ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 1 Đặc điểm địa bàn nghiên cứu

3.1.2. Điều kiện KT-XH

3.1.2.1. Tình hình dân số và lao động của huyện

Diện tích tự nhiên của huyện là 15.908,74 ha, chiếm 9,13% diện tích tự nhiên của tỉnh Hải Dương.

Năm 2013, huyện Thanh Hà có 49.357 hộ gia đình (Phụ lục 2); trong đó, có 23.908 hộ nông nghiệp; dân số 155.944 người. Quá trình chuyển dịch cơ cấu lao động, cơ cấu kinh tế của huyện đang diễn ra mạnh mẽ, năm 2010 lao động khu vực Nông – Lâm, Thủy sản chiếm 61,2%, đến năm 2013 cơ cấu lao động nông nghiệp chiếm chỉ còn 47,5% (Phụ lục 5).

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 29

Đơn vị tính: %

Biểu đồ 3.2: Cơ cấu lao động năm 2010 và 2013

3.1.2.2. Tình hình CSHT

* Giao thông

Đường bộ: Tổng chiều dài đường bộ năm 2012 là 956,86 km; với hai tuyến tỉnh lộ (390, 390B) chiều dài là 36,6 km đã được rải nhựa; đường huyện quản lý là 31,8 km; đường liên xã, liên thôn, liên xóm là 888,46 km; trong đó, đường có kết cấu vật liệu cứng là 578 km, còn lại là đường đất và đường ra đồng).

Đường sông: Mạng lưới đường sông của huyện được bao bọc bởi gần 72 km hệ thống sông Trung ương và tỉnh gồm (Sông Rạng, Sông Thái Bình, Sông Văn Úc, Sông Mía, Sông Gùa). Ngoài ra có 21 km sông huyện quản lý.

* Hệ thống cấp điện

Hệ thống điện cơ bản đã phủ khắp địa bàn huyện đảm bảo cung cấp điện an toàn cho 100% số hộ dùng điện. Số trạm biến áp: 82 trạm; trong đó, số trạm đạt yêu cầu: 69, số trạm cần nâng cấp, xây dựng mới 18 trạm. Sốđường dây hạ thế 431 km; trong đó, 242 km đạt chuẩn, 189 km cần cải tạo, nâng cấp.

* Thủy lợi

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 30 sông Văn Úc, sông Rạng, sông Gùa, sông Mía, với hệ thống đê dài 71,5 km và hệ thống sông nội đồng; trong đó, có sông Hương và tuyến Kênh Bá Nha- Thuần cung cấp nước tưới tiêu và phục vụđời sống người dân trong huyện.

Hệ thống công trình thủy lợi gồm 67 trạm bơm tưới tiêu, xí nghiệp KTCTTL quản lý 33 trạm, các HTX quản lý 34 trạm. Hệ thống kênh tưới của các trạm bơm dài 532 km, trong đó kênh chính, kênh cấp I, II dài 250 km đã kiên cố hóa 39 km đạt tỷ lệ 16%.

* Cấp, thoát nước sinh hoạt

Trên địa bàn huyện hiện có 10 trạm cấp nước sạch tập trung đã được xây dựng và đi vào hoạt động; 01 nhà máy nước thị trấn Thanh Hà; 04 trạm đang thi công, xây dựng.

Toàn huyện có 23/25 xã, thị trấn tham gia dự án nước sạch; đến nay có 85% số hộở các xã được sử dụng nước hợp vệ sinh.

Vùng nông thôn, việc thoát nước thải sinh hoạt của nhân dân được thải trực tiếp ra sông, hồ, kênh mương và tự thấm, chưa có đường ống thoát nước thải; vì vậy, tăng nguy cơ ôi nhiễm môi trường, ảnh hưởng đến sức khỏe và đời sống của nhân dân.

* Hệ thống thông tin liên lạc

Toàn huyện có 20 điểm bưu điện;trong đó, đã đạt chuẩn 16 điểm, chưa đạt chuẩn 4 điểm, cần nâng cấp 4 điểm, cần xây mới 4 điểm. Số thôn có điểm truy cập internet công cộng 15/87, chiếm 17,2% tổng số thôn (82 điểm). Toàn huyện có 25 đài phát thanh, chuyển tải thông tin đến toàn thể nhân dân.

* Hệ thống y tế, giáo dục

Toàn huyện có 25 trạm y tế xã, thị trấn, 01 Bệnh viện Đa khoa, 01 Phòng khám khu Hà Đông, 01 Trung tâm Y tế dự phòng và 01 cơ sở tư nhân. Huyện có 82 trường học và 01 Trung tâm Hướng nghiệp kỹ thuật và Dạy nghề; trong đó, trung học phổ thông có 04 trường, Trung học cơ sở có 26 trường, Tiểu học có 25 trường, Mầm non có 26 trường, 01 Trung tâm Giáo

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 31 dục thường xuyên. Có 32 trường đạt chuẩn Quốc gia; trong đó, Mầm non có 06 trường, Tiểu học có 17 trường, Trung học cơ sở có 08 trường, trung học phổ thông có 01 trường. Huyện đạt chuẩn phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ 5 tuổi.

* Văn hoá, thể thao

Các hoạt động văn hóa, thể thao phát triển. Hoạt động văn hoá cộng đồng, lễ hội truyền thống được duy trì, hoạt động thể dục thể thao quần chúng được tổ chức thường xuyên và phát triển rộng khắp. Các thiết chế thể thao, văn hóa được quan tâm đầu tư và đi vào hoạt động nề nếp.

Đến năm 2013, toàn huyện có 122 NVH (113 NVH thôn, khu dân cư; 08 NVH xã, thị trấn; 01 NVH huyện); với diện tích 123.975 m2; toàn huyện có 51 tủ sách thôn, khu dân cư, 04 thư viện xã, thị trấn và 01 thư viện huyện; có 51/87 làng, khu dân cư được công nhận danh hiệu làng - khu dân cư văn hóa (đạt 58%); 82,2% gia đình đạt tiêu chuẩn gia đình văn hóa; 85% số cơ quan đạt danh hiệu cơ quan văn hóa.

Năm 2013, đã có tất cả 25/25 xã, thị trấn QH đất dành cho phát triển sự nghiệp văn hóa thể thao ở trung tâm xã và các thôn, làng; huyện đang QH Trung tâm thể dục, thể thao 50.000 m2 (sân vận động, nhà thi đấu đa năng, bể bơi). Trên địa bàn huyện hiện có một số sân thi đấu cầu lông, bóng chuyền, bóng đá, bóng bàn, bi-a.

* Thông tin tuyên truyền: Đài truyền thanh huyện, cấp xã được duy trì và phủ sóng tới 100% số xã và khu dân cư, góp phần nâng cao hiểu biết pháp luật, chính sách của Đảng, Nhà nước và đời sống văn hóa tinh thần của nhân dân.

3.1.2.3. Kết quả phát triển các ngành kinh tế của huyện

Trong những năm qua kinh tế của huyện có sự tăng trưởng nhanh với tổng giá trị sản xuất tăng bình quân 3 năm (2011-2013) là 9,3% (Phụ lục 4).

Cơ cấu giá trị sản xuất của Thanh Hà có sự chuyển biến tích cực, ngành nông nghiệp từ 40,1% năm 2010 giảm xuống còn 37,5%, năm 2013; ngành công nghiệp – xây dựng tăng từ 30,7% lên 32,6%; thương mại dịch vụ từ 29,2% lên 30% năm 2013.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 32

Biểu đồ 3.3: Cơ cấu giá trị sản xuất của huyện Thanh Hà 2010 và 2013

Một phần của tài liệu Giải pháp thực hiện xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện thanh hà tỉnh hải dương (Trang 40 - 44)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(159 trang)