Công tác đào tạo tập huấn

Một phần của tài liệu Giải pháp thực hiện xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện thanh hà tỉnh hải dương (Trang 52 - 54)

4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 1 Khái quát ch ương trình xây dựng NTM ở huy ệ n Thanh Hà

4.1.3. Công tác đào tạo tập huấn

BCĐ xây dựng NTM huyện, BCĐ xây dựng NTM các xã, cùng các ban ngành đoàn thể đã tập trung chỉ đạo làm tốt công tác đào tạo, tập huấn cho BCĐ các xã, BQL thôn, Ban tuyên truyền về các nội dung cần triển khai thực hiện của chương trình MTQG xây dựng NTM. Sau 03 năm đã tập huấn được 282 lớp với 22.727 lượt người tham gia.

Bảng 4.1: Tập huấn xây dựng nông thôn mới (2011-2013)

STT Huyện, xã 2011 2012 2013 Tổng số (2011 - 2013) 1 Cấp huyện 1.1 Số lớp 9 9 7 25 1.2 Số học viên 1.431 1.535 725 3.691 2 Cấp xã 2.1 Số lớp 112 76 69 257 2.2 Số học viên 6.345 6.209 6.482 19.036 3 Cộng (cấp huyện, xã) 3.1 Số lớp 121 85 76 282 3.2 Số học viên 7.776 7.744 7.207 22.727

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 41 Phối hợp giữa các cơ quan đoàn thể, các tổ chức doanh nghiệp và các địa phương tổ chức các lớp đào tạo nghề cho nhân dân, nâng cao chất lượng nguồn lao động, thực hiện giải quyết việc làm, nâng cao thu nhập cho người dân. Bình quân mỗi năm giải quyết việc làm mới cho trên 2.500 lao động.

Tăng cường công tác tập huấn chuyển giao KHKT, ứng dụng tiến bộ KHKT vào sản xuất nhằm phát triển sản xuất, nâng cao thu nhập cho người dân. 03 năm qua toàn huyện tổ chức được 457 lớp chuyển giao KHKT về chăn nuôi, công tác phòng chống bệnh trên đàn gia súc, gia cầm, nuôi trồng thủy sản và BVTV cho trên 30.000 lượt người dân tham gia, đồng thời tổ chức các buổi hội thảo về chăn nuôi cho các hộ chăn nuôi theo quy mô trang trại, gia trại.

Sau hơn 3 năm triển khai Chương trình xây dựng NTM, với việc triển khai và ban hành nhiều cơ chế, chính sách mới trong tổ chức thực hiện. chương trình xây dựng NTM trên địa bàn huyện đã đạt được nhiều kết quả quan trọng, hệ thống CSHT từng bước được đầu tưđồng bộ, phong trào xây dựng làng văn hóa, gia đình văn hóa được đẩy mạnh, số tiêu chí ở các xã ngày một tăng, bộ mặt nông thôn được đổi mới theo hướng đạt các tiêu chí NTM.

Tuy nhiên, bên cạnh thành tựu đạt được, nông thôn của huyện vẫn còn bộc lộ nhiều hạn chế: Nông nghiệp phát triển chưa bền vững hiệu quả, sản xuất lạc hậu, khối lượng hàng hoá ít và thiếu tính cạnh tranh; công nghiệp chế biến nông sản, tiểu thủ công nghiệp, làng nghề chưa phát triển mạnh; việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế và đổi mới mô hình sản xuất trong nông nghiệp còn chậm; kết cấu hạ tầng KT - XH nông thôn chậm đáp ứng được như tiêu chí NTM; môi trường còn ô nhiễm; đời sống vật chất và tinh thần của một bộ phận dân cư nông thôn còn ở mặt bằng thấp; tình trạng thừa lao động, thiếu việc làm đang diễn ra; thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang, lễ hội,... ở một số nơi chưa tốt; tệ nạn xã hội còn nhiều phức tạp; đời sống nông dân còn nhiều khó khăn,...Vì vậy, cần nghiên cứu, đánh giá tổ chức

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 42 thực hiện chương trình xây dựng NTM trong thời gian qua để rút ra kinh nghiệm trong chỉ đạo, thực hiện và có giải pháp phù hợp trong thời gian tới nhằm xây dựng thành công mô hình NTM ở huyện Thanh Hà.

4.2. Thực trạng việc thực hiện Chương trình xây dựng NTM ở huyện Thanh Hà, Hải Dương thời gian qua

Một phần của tài liệu Giải pháp thực hiện xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện thanh hà tỉnh hải dương (Trang 52 - 54)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(159 trang)