IV Ban phát triển
4.3.1. Chính sách của nhà nước
Xây dựng NTM thời gian qua nhiều chính sách của Trung ương, tỉnhđược ban hành tạo cơ sở, hành lang pháp lý, môi trường thuận lợi, đồng thời lần đầu tiên đưa ra bộ tiêu chí cụ thể hóa công việc, mục tiêu khuyến khích các địa phương triển khai thực hiện Chương trình.
Hộp 4.6. Đã xây dựng được đường thôn, xóm khang trang, sạch sẽ
Chúng tôi đã xây dựng hơn một km đường thôn, xóm đạt chuẩn theo quy định.Trước khi chưa có chương trình xây dựng NTM thôn, xóm chúng tôi đã vận động nhân dân mấy lần làm nhưng không thành; khi có cơ chế hỗ trợ và người dân tự bàn, tự quản rõ ràng, cùng với phong trào các thôn, xã đua nhau, nhìn thấy hiệu quả rõ nét nên dễ bề vận động được các hộ dân tự giác, tự nguyện tham gia xây dựng nhiệt tình. Đây là một trong những tiêu chí NTM rất hay.
Hộ dân thôn Thừa Liệt xã Thanh Hải, Thanh Hà
Tuy nhiên, vẫn còn nhiều tồn tại, bất cập trong việc lập, triển khai thực hiện chính sách như: Ban hành chính sách chưa đồng bộ, thống nhất, chưa có tính ổn định lâu dài; nhiều khi mang tính giải pháp tình thế nên chưa có sự chủ động; một số chính sách được ban hành nhưng có điểm không còn phù hợp thiếu văn bản hướng dẫn cụ thể; nguồn lực để thực thi các chính sách còn hạn chế và không thể sớm đạt được các tiêu chí ngay được,. .. từ đó, cần tiếp tục đẩy mạnh thực hiện những tiêu chí thiết thực trước, hoặc có những tiêu trí là tiền đềđể thực hiện các tiêu chí khác như tiêu chí về thu nhập của dân cư,
Vì vậy, trong thời gian tới Nhà nước cần có sự thay đổi về cơ chế, chính sách, tổ chức và phương thức hoạt động thiết thực, phù hợp và hiệu quả:
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 90
Hộp 4.7. Tiêu chí Chợ nông thôn có địa phương khó thực hiện
Chợ nông thôn được hình thành theo văn hóa, tập tục lâu đời, có chợ hình thành ngay trong lòng khu dân cư bao đời, quỹ đất không còn, nhu cầu giao thương không lớn; trong khi đó, để đạt được tiêu chí này đòi hỏi phải có quỹ đất, địa điểm là rất quan trọng, trong thực tế có những chợ xây dựng xong khang trang, hiện đại nhưng lại không có người vào họp do không dễ thay đổi tập quán lâu đời và địa điểm không thuận lợi gây lãng phí.
Cán bộ xã BCĐ huyện Thanh Hà, Hải Dương
Tỉnh chủ trương hỗ trợ làm đường giao thông nông thôn thay bằng tiền hỗ trợ thì lại làm bằng cách hỗ trợ bằng toàn bộ xi măng làm đường do vậy cùng lúc giải quyết được nhiều vấn đề đó là thúc đẩy được sản xuất, bỏ qua được trung gian mua đi bán lại vật liệu xây dựng, doanh nghiệp đồng thời giảm giá đối với sản phẩm tiêu thụ;
Nghị định 42/2012/NĐ-CP ngày 11/5/2012 về quản lý và sử dụng đất lúa (có hiệu lực từ 1/7/2012) quy định việc chuyển mục đích sử dụng đất trồng lúa nước sang sử dụng vào mục đích phi nông nghiệp, chuyển đất lúa khác sang sử dụng vào mục đích khác, Chủ tịch UBND tỉnh phải báo cáo Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Nông nghiệp và PTNT xem xét, trình Thủ tướng Chính phủ cho phép;
Nghị định số 61/2010/NĐ-CP về chính sách khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp. Các chính sách khuyến khích được thiết kế theo hướng hỗ trợ doanh nghiệp giải quyết những khó khăn vướng mắc khi đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn nhằm khích lệ, tạo ra lợi thế cho doanh nghiệp.
Tuy nhiên, qua triển khai Nghị định tại các địa phương có thể thấy Nghị định chưa thực sựđi vào cuộc sống, chưa thúc đẩy doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp nông thôn. Việc thực hiện các khoản ưu đãi, hỗ trợ cho doanh nghiệp đang ở mức rất hạn chế, chỉ chủ yếu là thực hiện các ưu đãi (miễn giảm thuế, tiền thuê đất, thuê mặt nước), các khoản hỗ trợ trực tiếp từ
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 91 Ngân sách hầu như chưa được thực hiện, nếu có cũng chỉ là nguồn vốn lồng ghép, huy động từ các Chương trình khác. Vì vậy, chưa đủ hấp dẫn để các doanh nghiệp quyết định đầu tư.
Nghịđịnh số 41/2010/NĐ-CPvề chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn; tuy nhiên, thực tế thời gian qua nông dân vẫn gặp nhiều khó khăn khi tiếp cận với nguồn vốn này bởi vì việc thế chấp thay bằng tín chấp cũng không khác là bao nếu mộtkhi ngân hàng siết chặt cơ chế cho vay nhằm chách rủi ro, đồng nghĩa với việc người dân khó tiếp cận nguồn vốn.
Do vậy, nên chăng cần mở rộng đối tượng cho vay, lĩnh vực cho vay thông qua ngân hàng chính sách hoặc hỗ trợ trực tiếp bằng lãi xuất đủđể hấp dẫn để người dân mạnh dạn đầu tư cho sản xuất, vừa tạo ra công ăn việc làm, vừa có thêm thu nhập, tăng nguồn lực cho việc xây dựng NTM.