huyện Thanh Hà, Hải Dương
Thứ nhất, tuyên truyền, ban hành, thực hiện tốt chủ trương, chính sách của nhà nước, của địa phương về xây dựng NTM, phát huy vai trò chủ thể của người dân trong xây dựng NTM, làm tốt việc nâng cao nhận thức trong cộng đồng dân cư về nội dung, phương pháp cách làm, cơ chế chính sách của nhà nước về xây dựng NTM, để người dân hiểu rõ. Mặt khác, xây dựng NTM là xây dựng cộng đồng nông thôn do đó cần sựđoàn kết gắn bó, tình làng nghĩa
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 24 xóm để giúp đỡ nhau cùng vươn lên.
Người dân phải biết, được bàn bạc ngay từ bước chủ trương, kế hoạch, lập QH, đề án của địa phương, được quyết định việc gì làm trước, việc gì làm sau, được kiểm tra giám sát trong việc thực hiện chương trình; việc xây dựng NTM phải xác định vai trò tự lực, chủ đạo cách làm và quản lý của người dân mới đảm bảo tính xác thực, cần thiết và phát huy được tiềm năng từ người dân.
Thứ hai, phát huy nguồn lực, lợi thế có chiến lược dài hạn gắn với QH để từng bước chuyển dịch phát triển bền vững. Xác định rõ lợi thế về nguồn lực là lao động và đất đai, vì vậy, cần tranh thủ, xã hội hóa tất cả các nguồn vốn huy động để giải quyết việc làm (tạo thêm việc làm, rút dần lao động trực tiếp SXNN sang khu vực chế biến hàng nông sản hoặc khu vực sản xuất công nghiệp trong vùng hoặc vùng lân cận), nâng cao hiệu quả công tác hỗ trợ chuyển giao khoa học công nghệ, tăng hiệu quả sử dụng đất (thâm canh, dồn ô thửa nhỏ thành ô thửa lớn; tạo cơ chế để người có năng lực sản xuất tốt thuê, mua được đất người có năng lực sản xuất thấp hoặc người đã có công việc khác ổn định)...; từng bước tạo điều kiện hình thành các trang trại, doanh nghiệp nông nghiệp nhằm thúc đẩy sản xuất hàng hóa.
Thứ ba, phát huy nội lực của người dân để xây dựng CSHT nông thôn; phương châm là nhân dân quyết định và tham gia làm mọi việc, Nhà nước bỏ ra một vật tư, nhân dân bỏ ra 5-10 công sức và tiền của (vừa tạo được việc làm cho người dân vừa giảm mức đóng góp của dân). Dân quyết định loại công trình, dự án nào cần ưu tiên làm trước, công khai bàn bạc, quyết định thiết kế và chỉđạo thi công, nghiệm thu công trình.
Thứ tư, phát triển sản xuất để tăng thu nhập bằng cách chuyển giao khoa học kỹ thuật, giống mới giúp nông dân thâm canh, tăng năng suất, chất lượng sản phẩm cây trồng, vật nuôi, xây dựng vùng chuyên canh hàng hóa. Hỗ trợ, tạo điều kiện để doanh nghiệp đầu tư nhà máy, dây chuyền chế biến nông sản; có chính sách tín dụng nông thôn hợp lý nhằm thúc đẩy sản xuất.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 25 Phát huy vai trò cầu nối liên kết 4 nhà: Nhà nước, nhà khóa học, nhà doanh nghiệp, nhà nông trong phát triển kinh tế nông nghiệp, xây dựng nông thôn.
Thứ năm, xây dựng đội ngũ cán bộ làm công tác phát triển nông thôn chuyên nghiệp: do đặc thù công việc là phải làm việc với nông dân, gắn bó với nông dân, thấu hiểu nông dân, lại phải ở những vùng xa xôi, điều kiện khó khăn về công việc cũng như sinh hoạt. Do đó, cán bộ phải được đào tạo có đủ trình độ, năng lực, phẩm chất và tận tâm, được dân tín nhiệm mới đáp ứng được yêu cầu công việc.
Thứ sáu, triển khai minh bạch các chính sách hỗ trợ nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho SXNN (hỗ trợ giống cây trồng, vật nuôi phù hợp với điều kiện sinh thái; tiếp cận vốn ưu đãi, thủ tục đơn giản, chuyển giao khoa học, kỹ thuật...), nâng cao năng lực đầu tư hạ tầng nông thôn (đường, điện, trường, trạm...) và tăng sức cạnh tranh cho nông sản Việt Nam (chất lượng sản phẩm, bảo quả, sơ chế và vệ sinh an toàn thực phẩm, tiêu thụ nông sản...). Ban hành nhiều chính sách hỗ trợ cho người dân, đảm bảo an sinh xã hội; tăng trưởng kinh tếđi đôi với xóa đói giảm nghèo.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 26