IV Ban phát triển
4.4.2. Một số giải pháp
4.4.2.1. Nhóm giải pháp về chính sách
a) Nghiên cứu bổ sung hoàn thiện hệ thống chủ chương, chính sách thực hiện Chương trình xây dựng NTM
Rà soát, điều chỉnh, bổ sung kịp thời chính sách đủ mạnh để khuyến khích việc ứng dụng khoa học, công nghệ, huy động nguồn lực, thu hút doanh nghiệp đầu tư vào sản xuất, chế biến, dịch vụ nông nghiệp;
Cụ thể hóa về chủ trương chính sách tín dụng trong xây dựng nông thôn mới đảm bảo việc nông dân dễ tiếp cận được nguồn vốn vay hoặc được hưởng chính sách lãi suất thấp một cách cụ thể;
Xây dựng và thực thi các chính sách hỗ trợ phát triển sản xuất các nông sản chủ lực có tính cạnh tranh cao theo lợi thế của từng địa phương;
Bên cạnh các chủ trương, chính sách, cơ chế hỗ trợ của tỉnh thì huyện và các xã cần đề ra các chính sách, cơ chế hỗ trợ nhằm khuyến khích các đơn vịđẩy mạnh công cuộc xây dựng NTM;
b) Ban hành các văn bản để lãnh, chỉđạo và hướng dẫn thực hiện
Người đứng đầu cấp ủy và chính quyền các cấp phải trực tiếp chỉ đạo việc triển khai thực hiện Chương trình xây dựng nông thôn mới, đề ra các văn bản, lãnh đạo, chỉ đạo và hướng dẫn thực hiện thống nhất từ huyện đến cơ sở.
Đối với tổ chức Đảng: Cần ban hành nghị quyết của BCH đảng bộ, chi bộđể thống nhất việc lãnh, chỉ đạo xây dựng NTM trên địa bàn;
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 98 khuyến khích các đơn vịđẩy nhanh tiến độ thực hiện các tiêu chí NTM;
Đối với UBND cấp huyện, cấp xã: Ban hành các quyết sách cụ thể hóa các cơ chế chính sách của HĐND tỉnh;
Ủy ban MTTQ và các đoàn thể quần chúng: Xây dựng các chương trình, kế hoạch vận động nhân dân tích cực hưởng ứng, thi đua chung sức xây dựng NTM.
4.4.2.2. Nhóm giải pháp đào tạo, nâng cao nguồn nhân lực phục vụ cho công cuộc xây dựng NTM
Nhân tố con người đóng vai trò cực kỳ quan trọng trong việc tổ chức, triển khai thực hiện Chương trình xây dựng NTM. Kinh nghiệm của Hàn Quốc, các nước trên thế giới và một số địa phương trong nước cho thấy, để xây dựng thành công NTM đòi hỏi phải có đội ngũ cán bộ có năng lực, trình độ, tâm huyết, trách nhiệm và phải có uy tín với nhân dân.
a) Đẩy mạnh đào tạo, bồi dưỡng nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ
cấp huyện, cấp xã, cấp thôn, đào tạo nghề, kỹ năng phát triển sản xuất cho hộ
nông dân
Tăng cường các biện pháp tổ chức, chỉ đạo thực hiện, nâng cao chất lượng đào tạo đội ngũ cán bộ trực tiếp chỉ đạo, tổ chức thực hiện Chương trình xây dựng nông thôn mới, nhất là cán bộ cấp xã, thôn.
Kiện toàn, nâng cao năng lực, bổ sung cán bộ chuyên trách cho bộ máy giúp việc Ban chỉđạo huyện trên cơ sở rà soát, sắp xếp lại nhân sự.
Đội ngũ cán bộ, công chức cấp huyện, cấp xã phải nhận thức được vị thế chủ thể của người nông dân (vị trí chính trị, kinh tế), có năng lực chuyên môn và năng lực thực tiễn để có cách tổ chức, vận động phù hợp; các bước nội dung xây dựng NTM. Do đó, việc đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộđể đáp ứng yêu là rất quan trọng.
Trước mắt lãnh đạo huyện Thanh Hà cần ưu tiên tập trung bồi dưỡng, đào tạo, nâng cao năng lực trình độ cho các đối tượng cán bộ sau đây:
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 99 * Đối với cán bộ cấp huyện
- Rà soát lại đội ngũ trưởng, phó các phòng, ban ngành, đoàn thể cấp huyện để ưu tiên đào tạo ngay những cán bộ tham gia tổ chức chỉ đạo xây dựng NTM theo nội dung công việc được giao phụ trách: Ví dụ, năng lực về nghiệp vụ hướng dẫn và lập quy hoạch NTM;
- Lựa chọn một số cán bộ trẻ, có năng lực chuyên môn tốt, nhiệt tình trong công tác cho đi đào tạo để tiếp nhận và kế cận đối với các cán bộ sắp nghỉ hưu hay luân chuyển công tác;
- Tổ chức mở rộng giao lưu tìm hiểu những mô hình hay, mang lại hiệu quả kinh tế. Bồi dưỡng kiến thức quản lý Nhà nước hàng năm cho đội ngũ chuyên viên của UBND huyện.
* Đối với cán bộ cấp xã
- Rà soát, cử những cán bộ chủ chốt cấp xã có thời gian công tác đang còn dài nhưng chưa có trình độ đại học đi đào tạo đại học; có kế hoạch bồi dưỡng ngay những cán bộ tham gia tổ chức chỉ đạo xây dựng NTM theo nội dung công việc được giao phụ trách: Ví dụ, năng lực về nghiệp vụ lập kế hoạch định kỳ và hàng năm xây dựng NTM;
- Lựa chọn một số cán bộ trẻ, có năng lực chuyên môn tốt, nhiệt tình trong công tác tham gia các lớp tổ chức tập huấn theo chuyên đề để có kỹ năng tổ chức, hướng dẫn cầm tay, chỉ việc hỗ trợ nông dân áp dụng khoa học kỹ thuật, đưa giống mới, quy trình sản xuất an toàn, hiệu quả nhằm đẩy nhanh việc phát triển kinh tế;
- Tổ chức mở rộng trình diễn, giao lưu tìm hiểu những mô hình hay, mang lại hiệu quả kinh tếđể nhân dân nhạy bén trong tiếp cận, chuyển đổi mô hình sản xuất ngay trong đơn vị sản xuất hộ gia đình.
* Đối với cán bộ cấp thôn
Là những người trực tiếp, gần dân, hiểu dân cần đào tạo nhằm nâng cao năng lực vận động quần chúng; đồng thời cũng phải là người có uy tín, nói
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 100 được, làm được trong thực tiễn, do vậy, cán bộ cấp xã phải bám sát, thông qua đội ngũ này truyền tải các thông điệp, nội dung xây dựng NTM;
Cửđi hoặc xã tự tổ chức tập huấn cho đội ngũ cán bộ cấp thôn với nội dung trọng yếu là khâu tổ chức thực hiện các nội dung xây dựng NTM tại địa bàn thôn.
* Đối với lao động địa bàn nông thôn
Đổi mới và nâng cao chất lượng đào tạo nghề cho lao động nông thôn gắn với nhu cầu thực tế sử dụng lao động của doanh nghiệp và của địa phương. Chú trọng đào tạo theo các đề án, dự án, mô hình sản xuất nông nghiệp hiệu quả trên địa bàn và thông qua các doanh nghiệp có hợp đồng liên kết với nông dân. Khuyến khích hỗ trợ các doanh nghiệp đào tạo nghề gắn với sử dụng lao động tại doanh nghiệp ởđịa bàn nông thôn.
Hộp 4.12. Nên quy định là tỷ lệ lao động có việc làm sẽ phù hợp....
Quy định tỷ lệ lao động trong SXNN phải dưới 25%, xã tôi có 70% vậy để đạt tiêu chí 45% lao động của chúng tôi phải chuyển dịch sang lĩnh vực khác, điều này rất khó, họ sẽ đi đâu, làm gì. Chẳng lẽ xây dựng NTM phải đuổi nông dân ra khỏi nông nghiệp hay sao nên chăng, tôi nghĩ nên quy định là tỷ lệ lao động có việc làm sẽ phù hợp và thiết thực hơn.
Cán bộ xã Vĩnh Lập – Thanh Hà – Hải Dương
Để các hoạt động đào tạo nghề cho nông dân và lao động nông thôn thực sự hiệu quả, tạo được sựđồng thuận cao của người dân, cần tiếp tục thực hiện một số vấn đề sau:
Thứ nhất, phải có sự “vào cuộc” mạnh mẽ của cả hệ thống chính trị ở địa phương. Nhận thức đúng vềđào tạo nghề cho nông dân và lao động nông thôn là cơ hội để nâng cao chất lượng nguồn nhân lực cho địa phương, nâng cao chất lượng, năng suất lao động; góp phần nâng cao sức cạnh tranh của sản phẩm nông nghiệp Việt Nam trên thị trường quốc tế. Thực tế thời gian vừa qua cho thấy, ở địa phương nào có sự quan tâm của cấp uỷ đảng, sự chỉ
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 101 đạo quyết liệt của chính quyền và sự tham gia tích cực của các tổ chức chính trị - xã hội… thì ở đó công tác dạy nghề cho nông dân và lao động nông thôn đạt được kết quả mong muốn.
Thứ hai, đào tạo nghề cho nông dân và lao động nông thôn phải xuất phát từ nhu cầu sử dụng lao động thực sự của các cơ sở sản xuất, kinh doanh- dịch vụ trên địa bàn; từ nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội của từng địa phương; đồng thời dựa trên nhu cầu thực tế về nghề nghiệp của người dân, chứ không phải là các hoạt động có tính phong trào, nhất thời. Vì vậy, công tác điều tra, khảo sát nhu cầu phải thực hiện thường xuyên; nắm chắc các nhu cầu thực tế (theo từng nghề, nhóm nghề, vị trí công việc…) của người dân ở từng địa phương (xã, huyện) và của doanh nghiệp. Để làm tốt việc này, ngoài việc huy động các cơ quan chuyên môn (lao động, nông nghiệp và phát triển nông thôn, thống kê…) cần kết hợp với công tác tuyên truyền, tư vấn nghề nghiệp, thông tin đến từng người dân về nhu cầu sử dụng lao động của các doanh nghiệp...
Thứ ba, do tính đa dạng và tính đặc thù của người nông dân và lao động nông thôn (trình độ học vấn không đồng đều, lao động theo mùa vụ, thói quen canh tác…), nên việc tổ chức các khóa đào tạo phải rất linh hoạt về chương trình đào tạo, hình thức đào tạo, phương thức đào tạo, phương pháp truyền đạt… Chương trình đào tạo phải gắn với học liệu sinh động, đa dạng và thiết thực, phù hợp với trình độ của người học.
Thứ tư, đào tạo nghề cho nông dân và lao động nông thôn phải gắn với giải quyết việc làm, chuyển dịch cơ cấu lao động; gắn với xóa đói, giảm nghèo và góp phần bảo đảm an sinh xã hội ở nông thôn; gắn với xây dựng nông thôn mới. Vì vậy, trong quá trình thực hiện, cần có sự phối hợp chặt chẽ giữa chính quyền địa phương, các cơ sở đào tạo và doanh nghiệp, nhất là vai trò của chính quyền cấp xã, cấp huyện. Thực tế thời gian qua cho thấy, ở nơi nào có sự phối hợp tốt giữa các đối tác này thì ở đó công tác đào tạo nghềđạt
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 102 được kết quả rất tích cực (người dân có việc làm, năng suất lao động và thu nhập của người dân được nâng lên, giảm nghèo bền vững…).
Thứ năm, để những người nông dân trở thành những lao động nông nghiệp hiện đại, song song với việc truyền đạt kiến thức, kỹ năng nghề nghiệp cần trang bị cho họ những kiến thức tiêu chuẩn an toàn sản phẩm, về thị trường, kiến thức kinh doanh trong điều kiện hội nhập.
Đào tạo nghề và giải quyết việc làm cho lao động nông thôn, bảo đảm lao động có việc làm sau đào tạo nghềđạt 80% trở lên.
b) Tổ chức các lớp tập huấn kiến thức về xây dựng NTM
Ngoài việc đào tạo về chuyên môn và chính trị, tất cả đội ngũ cán bộ trong hệ thống chính trị từ huyện đến cơ sở cần được bồi dưỡng các kiến thức về NTM theo Chương trình khung được phê duyệt tại Quyết định 1003/QĐ- BNN-KTHT ngày 18/5/2011 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT. Vì vậy, huyện cần chủ động bố trí nguồn kinh phí hoặc phối hợp với các sở, ngành tổ chức các lớp tập huấn về xây dựng NTM cho đội ngũ cán bộ làm công tác xây dựng NTM cấp huyện, đặc biệt là cấp xã, thôn.
c) Tổ chức các chuyến tham quan học tập
Song song với các các lớp đào tạo, tập huấn cần lựa chọn các mô hình tốt, cách làm hay, những điển hình tiên tiến ở các địa phương trong và ngoài tỉnh để tổ chức cho đội ngũ cán bộ làm công tác xây dựng NTM được đi tham quan, học tập từ đó về vận dụng vào điều kiện cụ thể của mỗi địa phương nhằm nâng cao hiệu quả, đẩy nhanh tiến độ thực hiện Chương trình xây dựng NTM trên địa bàn huyện
4.4.2.3. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động, phát động các phong trào thi đua cùng chung sức xây dựng NTM
Tăng cường tuyên truyền sâu rộng chủ trương của Đảng, chính sách của Nhà nước về Chương trình MTQG xây dựng NTM. Tập trung tuyên truyền về mục đích, ý nghĩa, quyền lợi và trách nhiệm của mỗi người, mỗi
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 103 cấp; nội dung, phương pháp, cách làm, cơ chế chính sách của Nhà nước hỗ trợ. Tuyên truyền làm rõ Chương trình xây dựng NTM là Chương trình phát triển kinh tế - xã hội tổng thể, toàn diện, lâu dài trong nông thôn. Xây dựng NTM phải do cộng đồng dân cư làm chủ, trong đó người dân là chủ thể; xác định huy động nội lực từ xã hội hoá là chính và Nhà nước chỉ đóng vai trò hỗ trợ thì công cuộc xây dựng NTM mới thành công bền vững. Do đó cần khắc phục tư tưởng trông chờ, ỷ nại vào Nhà nước.
Đài truyền thanh huyện, các xã tăng cường thời lượng và kịp thời đưa tin, bài, ảnh về những cách làm hay, mô hình hiệu quả, gương người tốt, việc tốt trong xây dựng NTM; nhân rộng điển hình tiên tiến, tạo nên phong trào mới và những chuyển biến mới tích cực rộng khắp trên địa bàn huyện.
Trong xây dựng NTM, nông dân là chủ thể vì vậy, cần phát huy tinh thần “Dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra, dân hưởng thụ”. Muốn vậy, nhận thức của mỗi cán bộ đảng viên, đội ngũ cán bộ làm NTM các cấp cần phải đi trước một bước thì mới có thể tổ chức các hoạt động tuyên truyền đến người dân và cộng đồng;
Khơi dậy, phát huy tinh thần ý nghĩa tích cực của Chương trình xây dựng NTM phải tuyên truyền để nâng cao nhận thức của người dân để họ hiểu một cách đầy đủ, đúng đắn về ý nghĩa và tầm quan trọng của Chương trình, từ đó chủ động, tích cực tham gia cùng đoàn kết chung sức xây dựng NTM. Xây dựng được NTM, không đơn giản người dân đóng góp công sức, tiền của để xây dựng CSHT phải tự họ chỉnh trang nhà cửa, mà còn mạnh dạn vay vốn, biết sử vốn để tích cực chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động, phát triển sản xuất, nâng cao đời sống cả về vật chất lẫn tinh thần, xây dựng nếp sống văn minh, tình làng nghĩa xóm, góp phần giữ vững quốc phòng an ninh, bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 104
Hộp 4.13. Cần có nhiều giải pháp phát triển sản xuất tăng thu nhập cho người dân
Đài truyền thanh xã liên tục đưa tin nào là tổ chức chỉ đạo, ban này, ngành kia vận động góp công, góp của xây dựng công trình này, công trình nọ. Cái đó thì cũng tốt thôi, nhưng cái chúng tôi cần là công ăn việc làm, phát triển sản xuất nuôi trồng cây con gì mang lại hiệu quả kinh tế ra sao, ai cầm tay, chỉ việc áp dụng khoa học kỹ thuật trong sản xuất thế nào, rồi giao thương tiêu thụ sản phẩm, quy mô sản xuất thế nào.Có phát triển kinh tếđược thì mới có thu nhập để chung tay xây dựng NTM được chứ.
Hộ dân ở thôn Lập Lễ, xã Vĩnh Lập, Thanh Hà
Mỗi địa phương, tổ chức cần xây dựng phát động các phong trào thi đua cụ thể và thiết thực với Chương trình xây dựng NTM: Mỗi thôn, mỗi đoàn thể nên lựa chọn một việc làm cụ thểđể làm mẫu và vận động nhân dân tham gia, có mục tiêu hiệu quả thiết thực. Như Hội nông dân chọn việc cải tạo vườn tạp; Đoàn Thanh niên chọn việc đi đầu trong việc ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất, lập doanh nghiệp mở rộng phát triển sản xuất hàng hóa; Hội Cựu chiến binh chọn việc chỉnh trang nhà cửa, lựa chọn nghề mới,