Giáo dục ý thức pháp luật và đạo đức.

Một phần của tài liệu thực trạng quản lý việc xử lý học sinh vi phạm kỷ luật tại một số trường trung học phổ thông ở tp hồ chí minh (Trang 73 - 77)

- TT08 vẫn đang tiếp tục áp dụng nhưng do phổ biến quá lâu (1988) nên dẫn đến nó không còn phù h ợp với tâm sinh l ý học sinh thời đại mới cũng như thực tế xã hội.

b. Giáo dục ý thức pháp luật và đạo đức.

Đạo đức là những tiêu chuẩn, những nguyên tắc ứng xử được dư luận xã hội thừa nhận, quy định hành vi, quan hệ của con người đối với nhau và đối với xã hội.

Trong các quan niệm về công bằng, thiện ác, nhân đạo, tự do, lương tâm, danh dự... không có sự đối lập giữa pháp luật và đạo đức. Pháp luật là chỗ dựa và là cơ sở của việc hình thành đạo đức mới. Các nguyên tắc căn bản của đạo đức mới được thể chế hoá thành các quy phạm pháp luật. Do đó, pháp luật bảo vệ và phát triển đạo đức, bảo vệ tính công bằng, chủ nghĩa nhân đạo, tự do, lòng tin và lương tâm con người. Giáo dục đạo đức tạo nên những tiền đề cần thiết để hình thành ở công dân sự tôn trọng sâu sắc đối với pháp luật. Ng-

ược lại, giáo dục pháp luật tạo ra khả năng thiết lập trong đời sống thực tiễn thường ngày những nguyên tắc của đạo đức, củng cố các nghĩa vụ đạo đức, thiết lập lập trường không dung thứ với các biểu hiện chống đối xã hội.

Có thể nói, giáo dục pháp luật và giáo dục đạo đức cùng tác động vào lòng tin của con người đối với sự cần thiết tuân theo những nguyên tắc cơ bản của đạo đức mới, lòng tin đối với giá trị xã hội của pháp luật và lòng tin đối với những quy phạm đạo đức và pháp luật trong đời sống thực tế hàng ngày, hướng đến hoàn thiện những mối quan hệ lẫn nhau giữa con người với con người.

Trong thực tế, không phải lúc nào việc chấp hành pháp luật cũng trở thành ý thức tự nguyện. Bởi vậy trong điều kiện hiện nay, vai trò của giáo dục pháp luật là hình thành ý thức pháp luật, góp phần giúp mỗi người nhận ra tính công bằng của pháp luật, chấp hành pháp luật trên cơ sở tự nguyện, xuất phát từ nhu cầu của bản thân, mà không phải do sự sợ hãi trước sự trừng phạt.

Trình độ văn hóa pháp lý không chỉ phản ánh sự hiểu biết các quy định của pháp luật một cách tổng thể, cần thiết cho mỗi con người, gắn liền với các nghĩa vụ của họ mà còn là sự hiểu biết một cách sâu sắc ý nghĩa của pháp luật trong cuộc sống xã hội, sự tôn trọng pháp luật và biết vận dụng pháp luật một cách đúng đắn.

Tóm lại, giáo dục pháp luật với những phương thức khác nhau, trong đó có phổ biến, tuyên truyền pháp luật, tạo điều kiện cho việc nâng cao trình độ văn hoá pháp lý của người dân. Đồng thời, sự phát triển của văn hóa pháp lý cũng chịu ảnh hưởng trực tiếp của hoạt động thực thi pháp luật của các cơ quan Nhà nước. Hiệu quả tác động này lại phụ thuộc vào trình độ văn hoá pháp lý của đội ngũ cán bộ, công chức; phụ thuộc vào việc họ thức thi đúng pháp luật, có thái độ tôn trọng pháp luật. Bởi vậy, thực hiện nhiệm vụ nâng cao văn hoá pháp lý đòi hỏi không chỉ nâng cao trình độ văn hoá chung của nhân dân mà còn phải tăng cường năng lực thực thi pháp luật cho đội ngũ cán bộ, công chức các cơ quan Nhà n- ước. Một trong những nguyên nhân của tình trạng vi phạm pháp luật là do trình độ văn hoá pháp lý của một bộ phận nhân dân, trong đó có cả cán bộ, công chức còn thấp. Rõ ràng, việc nâng cao văn hoá pháp lý có quan hệ gắn bó mật thiết với việc tiếp tục tăng cường pháp chế.

Trong điều kiện xây dựng một xã hội công bằng, dân chủ và văn minh thì một trong những điều kiện quan trọng là làm sao để người dân được tham gia tích cực vào các hoạt động quản lý xã hội bằng pháp luật. Chính điều này đã nâng cao trách nhiệm của mỗi người

trong xã hội. Phổ biến, giáo dục pháp luật góp phần quan trọng trong việc thúc đẩy sự lớn mạnh của tính tích cực, đảm bảo hành trang kiến thức pháp lý cần thiết cho sự tham gia vào hoạt động xây dựng pháp luật và thực thi pháp luật.

Giải pháp 2: 5TGiáo viên phải là trung tâm của đổi mới5T: Giáo viên cần phải biết

lắng nghe học sinh trình bày.

Nhằm tìm hiểu tâm tư nguyện vọng của các em về việc xử lý học sinh vi phạm kỷ luật, người nghiên cứu tiến hành khảo sát học sinh trên tinh thần “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” Kết quả khảo sát được thể hiện tại bảng 2.24

Với86,3% xếp hạng 1, học sinh đề nghị khi tiến hành xử lý kỷ luật thì giáo viên nên tìm hiểu kỹ nguyên nhân. Đây là yêu cầu chính đáng và mang tính giáo dục cao. Giáo viên không thể lấy quyền của mình để “phán quyết” một cách vô căn cứ. Mà mọi biện pháp đưa ra phải hợp tình hợp lý làm được như vậy hình ảnh của người giáo viên mới được tôn trọng trong mắt học sinh của mình. Nhiều khi do chủ quan và nóng vội mà giáo viên “kết án” oan cho học sinh dẫn đến tình trạng không nể phục của các em và ảnh hưởng không nhỏ đến vai trò và uy tín của người giáo viên.

Bảng 2.24 Kết quả kiến nghị của học sinh

STT NỘI DUNG Kiến nghị (%) hạng Xếp

1 Giáo viên cần chú ý đến tâm l ý lứa tuổi HS THPT

nhiều hơn. 82.7 2

2

Giáo viên nên chấp nhận những ý kiến đối lập của HS

trong giờ học. 51 3

3

Giáo viên nên tìm hiểu kỹ nguyên nhân HS phạm lỗi

trước khi xử l ý. 86.3 1

4 Hễ có HS phạm lỗi trong giờ học là GV được toàn

quyền xử l ý theo ý để làm gương cho HS khác. 15 4

Các em cũng có nhu cầu được quan tâm chia sẻ không những trong học tập mà còn trong tâm tư tình cảm của mình. Lứa tuổi THPT là lứa tuổi có những biến động mạnh về tâm sinh lý. Ở lứa tuổi này các em dễ có những biểu hiện tiêu cực khi cảm thấy mình không được tôn trọng. Cho nên các em đề nghị “Giáo viên cần chú ý đến tâm l ý lứa tuổi học sinh THPT nhiều hơn” được xếp hạng 2 với 82,7%. Sự hiểu biết và chia sẻ kịp thời của giáo viên

sẽ có kết quả rất tốt trong giáo dục. Nó vừa tạo được sự tin tưởng và là chỗ dựa vững chắc về tinh thần của các em.

Kiến nghị này của học sinh đã được các cấp lãnh đạo nhìn ra được khi Bộ Giáo dục và Đào tạo vừa công bố dự thảo chương trình khung bồi dưỡng thường xuyên giáo viên THCS và THPT nhằm giúp giáo viên bồi dưỡng nâng cao trình độ về phẩm chất chính trị, đạo đức nghề nghiệp, kiến thức chuyên môn và kỹ năng nghề nghiệp để đáp ứng yêu cầu nâng cao chất lượng giáo dục. Theo dự thảo, trong một năm học mỗi giáo viên THCS và THPT phải thực hiện bồi dưỡng 120 tiết (60 tiết bắt buộc và 60 tiết tự chọn). Riêng giáo viên THPT, ngoài kỹ năng phân tích được các đặc điểm tâm sinh lý của học sinh THPT để vận dụng vào công tác giảng dạy, giáo dục học sinh (lứa tuổi từ 16 đến 18 tuổi) thì phải có kĩ năng giải quyết tình huống sư phạm trong công tác chủ nhiệm, kĩ năng cần thiết khi giải quyết tình huống, phân tích và giải quyết một số tình huống điển hình trong công tác chủ nhiệm ở trường THPT, đồng thời tạo dựng môi trường học tập dân chủ, thân thiện, hợp tác, cộng tác, thuận lợi, an toàn và lành mạnh; khuyến khích học sinh mạnh dạn, tự tin, không chỉ trả lời các câu hỏi của giáo viên mà còn nêu thắc mắc và trình bày ý kiến của mình…

Khi được hỏi “Hễ có học sinh phạm lỗi trong giờ học là giáo viên được toàn quyền xử l ý theo ý để làm gương cho học sinh khác” thì chỉ nhận được 15% và xếp hạng cuối. Đây chính là sự phản kháng của các em. Đành rằng các em học sinh vẫn còn nhiều khuyết điểm trong quá trình hoàn thiện nhân cách nhưng nếu nhà giáo được toàn quyền xử l ý theo ý như vậy là không chấp nhận được. Nếu gặp học sinh có hành vi vô lễ trong giờ thì giáo viên phải dừng giảng bài để giải quyết sự vụ. Nếu lúc đó học sinh biết nghe và xin lỗi thì tiếp tục dạy. Nếu học sinh tiếp tục vô lễ, giáo viên yêu cầu cán bộ lớp lập biên bản vi phạm nội quy nhà trường. Lập biên bản cũng là hình thức giáo dục, thời nay mọi sự việc đều đứng về phía có chứng cứ. Sau đó mời học sinh về văn phòng giao cho giám thị xử lý. Với học sinh phổ thông, giáo viên không nên và quy định của văn bản quy phạm pháp luật cũng không cho phép đuổi học sinh ra khỏi lớp một mình dù với l ý do là nhằm để giáo viên mau chóng lập lại trật tự trong lớp. Giả sử học sinh đó ra ngoài, có sự rủi ro thì giáo viên sẽ gánh chịu trách nhiệm. Nếu rủi ro lớn với học sinh thì giáo viên sẽ chịu áp lực rất lớn từ dư luận nhiều phía. Giáo viên cũng cần nhớ rằng trao đổi giữa giáo viên và học sinh phải luôn được coi trọng trong môi trường sư phạm; giáo viên cần tránh thái độ nóng giận, thiếu kiềm chế ngôn từ. Tốt nhất dùng khả năng sư phạm để cảm hóa các em (dẫu sao đó cũng là trẻ vị thành niên).

Còn dạng cá biệt dở, vi phạm kỷ luật nghiêm trọng phải chịu thua thì giáo viên gửi học sinh đó xuống Ban giám hiệu giải quyết theo đúng quy định của TT08.

Ngoài ra, để tìm hiểu sự khác biệt giữa kiến nghị của nam và nữ trong vấn đề giáo viên xử lý học sinh vi phạm như thế nào, người nghiên cứu thu được kết quả như biểu đồ 2.6

Một phần của tài liệu thực trạng quản lý việc xử lý học sinh vi phạm kỷ luật tại một số trường trung học phổ thông ở tp hồ chí minh (Trang 73 - 77)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(89 trang)