Biểu đồ 2.6 Tỉ lệ giới tính học sinh

Một phần của tài liệu thực trạng quản lý việc xử lý học sinh vi phạm kỷ luật tại một số trường trung học phổ thông ở tp hồ chí minh (Trang 77)

- TT08 vẫn đang tiếp tục áp dụng nhưng do phổ biến quá lâu (1988) nên dẫn đến nó không còn phù h ợp với tâm sinh l ý học sinh thời đại mới cũng như thực tế xã hội.

Biểu đồ 2.6 Tỉ lệ giới tính học sinh

Nhìn vào biểu đồ ta thấy tỉ lệ chênh lệch về kiến nghị của các bạn nam và nữ là không cao. Với tỉ lệ cụ thể như sau:

Chứng tỏ những kiến nghị trên đây là không có sự khác biệt về mặt giới tính, nó hoàn toàn phù hợp với tâm tư nguyện vọng của các em.

Giải pháp 3: Nhà trường cần có giáo viên tham vấn tâm lý cho học sinh

CÂU TỈ LỆ % NAM NỮ CÂU 1 80.6 84.5 CÂU 2 57.6 45.3 CÂU 3 87.1 85.7 CÂU 4 15.8 14.3 0 20 40 60 80 100 CÂU 1 CÂU 2 CÂU 3 CÂU 4 NỮ NAM

Với tỉ lệ 70,3%học sinh đề nghị “Nên có chuyên gia về tâm lý ở các trường THPT để tiếp xúc với HS phạm lỗi” vấn đề này trong thời gian qua đã được nhắc đến nhiều. Một số trường đã triển khai giáo viên tâm lý nhưng chủ yếu là kiêm nhiệm hoặc có mời các chuyên gia tâm lý về tư vấn cho các em nhưng thời gian không nhiều nên đạt hiệu quả chưa cao. Và dù có phòng tư vấn tâm lý nhưng trong ba năm học có một bộ phận không ít học sinh THPT chưa vào vì ngại gặp và kể chuyện của mình với thầy cô tư vấn. Khi gặp vướng mắc thì học sinh chia sẻ với bạn bè thân chứ không nói với gia đình hoặc thầy cô giáo vì không thoải mái nói do sợ bị lộ chuyện. Chính vì chưa tìm được chỗ dựa tin cậy về tinh thần để chia sẻ những khó khăn gặp phải nên các em thường “hành xử” thiếu suy nghĩ nên dẫn đến vi phạm kỷ luật. Cần có sự phối hợp chặt chẽ, nhất là từ phía gia đình thì chuyện phát hiện sớm những tâm tư, biểu hiện của học sinh và tư vấn mới thực sự hiệu quả.

Khi khảo sát CBQL, kết quả thu được cũng cho thấy sự nhất trí cao của CBQL các trường về sự cần thiết của giáo viên tham vấn tâm lý cho học sinh. Với tỉ lệ 88,6% CBQL đồng ý bổ nhiệm giáo viên chuyên tư vấn tâm lý cho học sinh thể hiện CBQL các trường đều đã nhận thấy vai trò rất cần thiết và quan trọng của phòng tư vấn tâm lý học đường cho học sinh bên cạnh công tác chuyên môn là giảng dạy. (xem bảng 2.25)

Từ năm học 2009-2010, Sở Nội vụ, UBND thành phố đã phê duyệt cho biên chế mỗi trường có một phòng tham vấn và có một thầy cô chuyên môn đảm nhận trách nhiệm này cho học sinh. Vì vậy 5TSở GD-ĐT TPHCM đã tuyển dụng giáo viên tư vấn tâm lý học sinh từ tháng 5T7/20095T. 5TGiáo viên tư vấn tâm lý học sinh tại các trường THCS, THPT có bằng tốt nghiệp Đại học Luật hoặc Đại học chuyên ngành tâm lý học.

Bảng 2.25 Kiến nghị bổ nhiệm giáo viên chuyên tư vấn tâm lý cho HS.

Tần số Tỉ lệ %

Không kiến nghị 4 11.4

Đồng ý kiến nghị 31 88.6

Giải pháp 4: Sở Giáo dục và Đào tạo cần nâng cao chất lượng và số lượng

Ý kiến của 68,6% CBQL trong khảo sát cho thấy: các trường rất cần Sở Giáo dục- Đào tạo hỗ trợ người tập huấn giáo viên công tác xử lý học sinh vi phạm cho họ. Mà lực lượng tập huấn đó chính là đội ngũ chuyên viên Thanh tra giáo dục. Họ giúp cho giáo viên hiểu được các quy phạm pháp luật quy định chi tiết các hành vi được phép và hành vi bị cấm đoán. Đồng thời, chuyên viên Thanh tra giáo dục còn giúp giáo viên biết quy phạm pháp luật còn xác định cụ thể các cách cư xử lẫn những hình phạt sẽ áp dụng nếu chủ thể vi phạm. Tuy nhiên vẫn còn hạn chế ở phần nhận thức khi còn rất nhiều người hiểu thanh tra là những người chỉ chuyên đi giải quyết các vụ việc khiếu nại tố cáo hoặc xem xét, tìm những ai đó sai sót để xử lý. Họ chưa nhận thức đầy đủ nhiệm vụ tư vấn, tập huấn kiến thức pháp luật của thanh tra viên.

Giải pháp 5: Thanh tra giáo dục của Sở Giáo dục và Đào tạo cần kiến nghị cập

nhật hóa TT08

Vấn đề quan trọng hơn hết đối với thanh tra ngành giáo dục đào tạo là phải xây dựng hành lang pháp lý mang tính khả thi cao để mọi người tự giác thực hiện và có thể dựa vào đó mà thanh tra.

Khảo sát nội dung của giải pháp này ở CBQL các trường, chúng tôi nhận thấy có hai kết quả như sau (xem biểu đồ 2.7)

Một phần của tài liệu thực trạng quản lý việc xử lý học sinh vi phạm kỷ luật tại một số trường trung học phổ thông ở tp hồ chí minh (Trang 77)