Đặc điểm về giáo dục phổ thông ở TP Hồ Chí Minh:

Một phần của tài liệu thực trạng quản lý việc xử lý học sinh vi phạm kỷ luật tại một số trường trung học phổ thông ở tp hồ chí minh (Trang 26)

TRƯỜNG Ở THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

2.1.2Đặc điểm về giáo dục phổ thông ở TP Hồ Chí Minh:

Quán triệt tinh thần chỉ đạo của Bộ Giáo dục và Đào tạo về xây dựng kế hoạch liên tịch đẩy mạnh hoạt động phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” giai đoạn 2009 – 2013, Sở Giáo dục và Đào tạo đã phối hợp với Hội Khuyến học và Hội Liên hiệp Phụ nữ thành phố Hồ Chí Minh ký kết liên tịch số 2802/CTr/GDĐT-HKH- HLHPN ngày 10/12/2009 với Thành Đoàn, Sở Văn hoá - Thể thao và Du lịch. Bằng sự phối hợp này, thành phố đã huy động sức mạnh tổng hợp của các lực lượng trong và ngoài nhà trường để xây dựng môi trường giáo dục an toàn, thân thiện, hiệu quả và đáp ứng nhu cầu xã hội. Các sở ngành và tổ chức Hội đoàn đã cùng đồng hành với ngành giáo dục và đào tạo thành phố thực hiện tốt các nội dung trong phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” giai đoạn 2009 – 2013.

Phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” đã được sự hưởng ứng tích cực của các đơn vị cơ sở trường học trên địa bàn thành phố. Có 100% đơn vị trường phổ thông đã xây dựng kế hoạch và triển khai thực hiện nghiêm túc trong Hội đồng sư phạm, học sinh của nhà trường. Nhiều hoạt động phong phú, sáng tạo từ các đơn vị trường học đã dấy lên phong trào thi đua đổi mới phương pháp học tập trong học sinh và tham gia tốt các hoạt động xã hội, kỹ năng sống... Năm học 2009 – 2010, Sở Giáo dục và Đào tạo TP Hồ Chí Minh tiếp tục chỉ đạo các đơn vị tập trung “Đổi mới toàn diện nhà trường” nhằm từng bước xây dựng các trường tiên tiến, đạt chuẩn quốc tế, hội nhập giáo dục khu vực. Một trong các nội dung đổi mới của giáo dục thành phố là đổi mới phương pháp giảng dạy và học tập, chuyển từ dạy học “số đông”, “từ chương” sang dạy học “cá thể” với các biện pháp cụ thể như đổi mới hiệu quả phương pháp dạy học: Sở đã chỉ đạo các trường đổi mới cách biên soạn đề và đã tổ chức nhiều hội thảo, nhiều hội nghị chuyên môn theo định hướng đổi mới công tác biên soạn đề kiểm tra theo định hướng thúc đẩy đổi mới phương pháp dạy học, đặc biệt đối với các môn học KHXH như Ngữ văn, Lịch sử, Địa lý, Giáo dục Công dân. Thông qua các Hội đồng bộ môn và hoạt động chuyên môn của các cụm trường như: thao giảng, hội nghị chuyên đề, giáo viên các trường đã trao đổi kinh nghiệm đổi mới phương pháp dạy học; tiếp tục bổ sung hoàn chỉnh ngân hàng đề thi các môn học, chú trọng việc biên soạn các câu hỏi dưới dạng mở, khuyến khích học sinh sáng tạo trong giải quyết vấn đề, tránh học vẹt từ chương, thuộc lòng, ghi nhớ máy móc.

Nhằm lắng nghe những nguyện vọng, đề đạt của học sinh thành phố, góp phần thực hiện tốt phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”, vào ngày 25/3/2010, Sở Giáo dục & Đào tạo đã tổ chức buổi tọa đàm “Tiếng nói của học sinh thành phố Hồ Chí Minh lần 2 - 2010” với sự tham dự của 80 em là học sinh, cán bộ Đoàn tiêu biểu đến từ các trường THPT. Qua 45 ý kiến phát biểu tại hội trường và hơn 27 ý kiến chuyển đến thư ký buổi tọa đàm, cho thấy học sinh THPT thành phố ngoài việc phấn đấu học tập tốt, các em còn rất quan tâm đến đất nước, đến thành phố, đến ngành giáo dục và sự phát triển của chính các em. Tất cả các ý kiến của các em đều xuất phát từ những suy nghĩ rất thật của tuổi trẻ trường học hôm nay.

Sở Giáo dục và Đào tạo đã tổ chức Hội thảo “Phòng chống bạo lực trong nhà trường” vào ngày 09/4/2010. Hội thảo quy tụ các chuyên gia tâm lý học, các nhà quản lý giáo dục, các giáo viên phụ trách đoàn thể, giáo viên chủ nhiệm…đã phân tích, đánh giá những tác động của xã hội hiện nay dẫn đến việc học sinh có những hành vi bạo lực trong nhà trường và đề ra những giải pháp khắc phục tích cực, hiệu quả.

Thực hiện nhiệm vụ xây dựng nhà trường trung học tiên tiến, Sở Giáo dục và Đào tạo đã chỉ đạo các trường Trung học Phổ thông và Trung học Cơ sở qua Phòng Giáo dục và Đào tạo quận - huyện thực hiện nghiêm túc qui chế chuyên môn, đổi mới nội dung chương trình và phương pháp dạy học. Các hoạt động giáo dục (Ngoài giờ lên lớp, Giáo dục hướng nghiệp, Giáo dục nghề phổ thông…) được các trường tổ chức thực hiện đầy đủ và chất lượng.

Giáo dục trung học đã nhân rộng phong trào xây dựng trường học thân thiện học sinh tích cực và đạt được những kết quả tốt đẹp. Từng trường học đã chú ý xây dựng môi trường sư phạm sạch đẹp, phòng học khang trang, đạt chuẩn; tăng cường mối quan hệ bình đẳng, dân chủ trong hội đồng sư phạm, nâng cao ý thức tự giác trong cán bộ, giáo viên, thân thiện với học sinh trong quá trình dạy học; tổ chức các hoạt động tập thể nhằm giáo dục toàn diện và phát huy tính tích cực trong học sinh. Các trường tiếp tục đẩy mạnh các hoạt động chuyên môn nhằm nâng cao chất lượng dạy và học. Ban Giám hiệu các trường đã tổ chức thực hiện hiệu quả phương pháp dạy học cá thể, tự chủ về thời lượng, dạy sát đối tượng học sinh, tổ chức soạn giáo án tập thể và kiểm tra chung. Hầu hết các trường đều đã sử dụng công nghệ thông tin trong dạy học, quản lý. Với sự hỗ trợ của Intel và Microsoft, phương

pháp dạy học mới thông qua công nghệ thông tin đã làm cho nhà trường đổi mới mạnh mẽ, thầy thích dạy, học sinh thích học, giảm thiểu tình trạng quá tải trong nhà trường.

Đối với xã hội và địa phương, giáo dục trung học là lực lượng nòng cốt của ngành trong việc tham gia phong trào xây dựng nếp sống văn minh đô thị. Trong năm học 2009 - 2010, số lượng học sinh vi phạm luật giao thông giảm, phong trào giữ gìn vệ sinh trường lớp và môi trường sư phạm, văn minh trong giao tiếp đã được các trường thực hiện có kế hoạch, có tổ chức và có kiểm tra đánh giá.

Quán triệt đường lối chủ trương của Đảng và Nhà nước, nhận thức sâu sắc ý nghĩa của công tác phổ cập giáo dục và phổ cập bậc trung học, thành phố có quyết tâm cao trong công tác phổ cập giáo dục và phổ cập bậc trung học. Đến nay số xã phường đạt chuẩn quốc gia PCGD THCS là 322/322 phường xã, đạt 100%. Số quận huyện đạt chuẩn quốc gia PCGD THCS : 24/24 quận huyện, đạt tỉ lệ 100%. Thành phố đã hoàn thành phổ cập bậc trung học (theo chuẩn của thành phố) với 24/24 quận huyện đạt chuẩn, tỉ lệ 100%. (Nguồn: Sở Giáo dục và Đào tạo TPHCM)

Kết quả trong năm học 2010 - 2011, giáo dục trung học vẫn tiếp tục là niềm tự hào của ngành giáo dục và đào tạo thành phố Hồ Chí Minh; là nơi tổ chức thi cử nghiêm túc đạt được chuẩn chất bền vững trong bốn năm liền thông qua nhiều hình thức kiểm tra đánh giá khác nhau của Bộ Giáo dục và Đào tạo từ cuộc vận động “2 không”. Tỉ lệ thi đậu tốt nghiệp THPT đạt 94,60 %; trong đó học sinh tốt nghiệp khá, giỏi đạt 14,7 %. Giáo dục trung học được Bộ Giáo dục và Đào tạo công nhận là đơn vị xuất sắc của ngành trong năm học.

Ngành giáo dục và đào tạo thành phố Hồ Chí Minh tiếp tục:

- Đổi mới toàn diện nhà trường, đi đầu thực hiện kết luận của Bộ Chính trị theo tinh thần thông báo 242-TB/TW, xây dựng nền giáo dục tiên tiến, mang đậm bản sắc dân tộc, phục vụ công nghiệp hóa và hiện đại hóa đất nước trong thời kỳ hội nhập.

- Tích cực đổi mới quản lý và không ngừng nâng cao chất lượng đào tạo; tạo điều kiện tốt nhất cho cán bộ quản lý và giáo viên tự học, tự rèn; không ngừng nâng cao trình độ, đáp ứng yêu cầu hội nhập; chủ động và sáng tạo thực hiện hiệu quả thiên chức dạy người; tổ chức cho học sinh tích cực tự rèn luyện trở thành những người công dân văn minh tiến bộ của thời đại từ nhân cách, thể chất và trí tuệ, kỹ năng làm chủ cuộc sống.

1. Trong từng ngành học, cấp học ở từng địa phương quận huyện phải xây dựng được ít nhất 1 đơn vị trường học đạt chuẩn của khu vực và quốc tế.

2. Tiếp tục đảm bảo đủ chỗ học đạt chuẩn ở mọi cấp học, ngành học; không còn một đơn vị trường học nào yếu kém về cơ sở vật chất và môi trường sư phạm.

3. Tất cả cán bộ, giáo viên và nhân viên nhà trường đều quán triệt và thực hiện có hiệu quả 8 bài học đổi mới nhà trường, không có trường hợp không học và làm trái những điều đã học. Cán bộ, giáo viên đều biết sử dụng công nghệ thông tin trong quản lý và dạy học.

4. Tất cả học sinh phổ thông đều được học tin học, ngoại ngữ; đều được tổ chức hoạt động tập thể, văn nghệ, thể dục thể thao; được giáo dục kỹ năng sống; được hướng dẫn phương pháp tự học đạt hiệu quả.

5. Tất cả phụ huynh học sinh đều quan tâm đến việc học tập của con em, chia sẻ được với nhà trường những thuận lợi khó khăn, tích cực cùng nhà trường chăm lo tổ chức tốt hoạt động dạy và học.

Một phần của tài liệu thực trạng quản lý việc xử lý học sinh vi phạm kỷ luật tại một số trường trung học phổ thông ở tp hồ chí minh (Trang 26)