Biểu đồ 2.3 Số lượng giáo viên là GVCN

Một phần của tài liệu thực trạng quản lý việc xử lý học sinh vi phạm kỷ luật tại một số trường trung học phổ thông ở tp hồ chí minh (Trang 58)

- Tổ chức nhân sự: xác định số lượng giáo viên chủ nhiệm và giao nhiệm vụ cho ba khối trưởng chủ nhiệm cùng Phó hiệu trưởng phụ trách công tác học sinh triển khai, chỉ đạo,

Biểu đồ 2.3 Số lượng giáo viên là GVCN

Mặt khác, chính vì tính chất, vai trò đặc biệt quan trọng của người GVCN nên hàng tuần, cuối mỗi học kỳ, Ban giám hiệu đều cùng khối trưởng chủ nhiệm tổ chức họp GVCN. Do đó, việc kết hợp trong các buổi họp công tác chủ nhiệm để triển khai công tác xử l ý học sinh vi phạm kỷ luật là hợp l ý.

Vì những nguyên nhân trên mà CBQL các trường áp dụng thường xuyên biện pháp tổ chức họp triển khai công tác xử lý học sinh vi phạm vào kỳ họp dành riêng cho GVCN.

Tuy nhiên, vẫn có một số CBQL cho là biện pháp họp triển khai công tác xử lý HS vi phạm vào kỳ họp dành riêng cho GVCN chỉ đạt mức “thỉnh thoảng”, chiếm tỉ lệ 8,6%. Lý giải cho việc áp dụng biện pháp này để quản lý công tác xử lý học sinh vi phạm kỷ luật tại trường mình chỉ ở mức độ thỉnh thoảng, một số CBQL cho rằng: công tác của giáo viên rất

nhiều, trong lúc GVCN vừa làm công tác chủ nhiệm vừa giảng dạy nên không thể thực hiện tốt nhất nhiều yêu cầu đòi hỏi. Bên cạnh đó, công tác giáo dục học sinh giữa các GVCN vẫn chưa thật sự đều tay khi có những giáo viên kiên trì, tâm huyết với học sinh nhưng cũng còn có những GVCN làm việc đối phó, chưa tâm huyết, thiếu linh hoạt trong công tác chủ nhiệm.

Tương tự như vậy, ở biện pháp, “Giao cho Phó hiệu trưởng phụ trách công tác học sinh chỉ đạo, giám sát, kiểm tra việc xử lý học sinh vi phạm”, được CBQL quan tâm thực hiện thường xuyên nhất với 94,3% thể hiện ở bảng 2.19

Bảng 2.19 Biện pháp giao Phó hiệu trưởng phụ trách công tác học sinh chỉ đạo, giám sát, kiểm tra việc xử lý học sinh vi phạm

Các Phó Hiệu trưởng nói chung, có nhiệm vụ giúp Hiệu trưởng điều hành và theo dõi một số công việc do Hiệu trưởng phân công và chịu trách nhiệm trước Hiệu trưởng, trước pháp luật về công việc được Hiệu trưởng phân công phụ trách đó.

Như vậy Phó hiệu trưởng theo nhiệm vụ được phân công là phụ trách công tác liên quan tới học sinh ( ở một số trường thường được gọi là Hiệu phó Học sinh vụ, Hiệu phó kỷ luật…), sẽ giúp Hiệu trưởng tổ chức triển khai từng phần việc cụ thể liên quan tới việc phổ biến các văn bản quy phạm pháp luật của ngành cho cả giáo viên và học sinh, đồng thời giám sát, kiểm tra và đánh giá kết quả thực hiện kế hoạch, đề xuất những giải pháp để thực hiện các biện pháp quản l ý công tác xử lý học sinh vi phạm tại trường sao cho đúng quy định, góp phần triển khai thành công “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”. Số liệu một lần nữa được khẳng định ở CBQL áp dụng ở mức độ “Rất thường xuyên” là 40% và ở mức độ “Thường xuyên” là 54,3% . Điều này có thể khẳng định: biện pháp này là quan trọng hàng đầu và được hầu hết CBQL quan tâm thực hiện.

Mức độ áp dụng Tần số Tỉ lệ %

Rất thường xuyên 14 40.0

Thường xuyên 19 54.3

Thỉnh thoảng 1 2.9

Không 1 2.9

Với tỉ lệ 2,9% CBQL chỉ áp dụng biện pháp “Giao cho Phó hiệu trưởng phụ trách công tác học sinh chỉ đạo, giám sát, kiểm tra việc xử lý học sinh vi phạm” ở mức “Thỉnh thoảng” và là 2,9% CBQL còn cho rằng “Không thường xuyên” áp dụng biện pháp trên vì theo một trong những nội dung của Thông tư ban hành Quy định về chế độ làm việc đối với giáo viên phổ thông vừa được Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành. Thông tư mới này bắt đầu có hiệu lực từ ngày 06/12/2009. Theo đó, Hiệu trưởng, Phó hiệu trưởng trường phổ thông có nhiệm vụ giảng dạy một số tiết để nắm được nội dung, chương trình giáo dục và tình hình học tập của học sinh nhằm nâng cao hiệu quả trong công tác quản lý. Thông tư quy định Hiệu trưởng dạy 2 tiết/tuần, Phó hiệu trưởng dạy 4 tiết/tuần. Bên cạnh đó, công việc chính của Phó hiệu trưởng rất nhiều khi phải tham mưu cho Hiệu trưởng xây dựng kế hoạch, điều động con người, giải quyết tình huống quản lý, giải quyết tình huống sư phạm; khi được ủy quyền trực tiếp điều hành cuộc họp; khi phát biểu trước tập thể giáo viên, học sinh… Vì nhận thấy Phó hiệu trưởng đã quá nhiều việc hoặc ở một số trường THPT không có Phó hiệu trưởng phụ trách riêng công tác học sinh mà giao một người kiêm nhiệm nhiều nhiệm vụ (như thêm nhiệm vụ quản l ý cơ sở vật chất nhà trường…) nên biện pháp “Giao cho Phó hiệu trưởng phụ trách công tác học sinh chỉ đạo, giám sát, kiểm tra việc xử lý học sinh vi phạm” chỉ được thực hiện ở mức độ thỉnh thoảng.

c. Chỉ đạo thực hiện các biện pháp để quản l ý giáo viên xử l ý học sinh vi phạm kỷ luật

phù hợp văn bản quy phạm pháp luật của ngành

Hiệu trưởng cần thường xuyên bám sát, nắm chắc tình hình thực hiện công tác quản lý giáo viên xử lý học sinh vi phạm kỷ luật phù hợp văn bản quy phạm pháp luật của ngành, phân tích các vấn đề thực tiễn một cách nhanh chóng để đưa ra những quyết định đúng đắn. Muốn như vậy, cần có biện pháp thu thập thông tin một cách chính xác, biết phân tích và xử lý các nguồn thông tin và đưa ra quyết định đúng. Ở đây, hiệu trưởng có thể chỉ đạo ở các vấn đề sau:

- Chỉ đạo Phó hiệu trưởng dự tập huấn và lên kế hoạch tập huấn thường xuyên các văn bản quy phạm pháp luật của ngành cho giáo viên.

- Chỉ đạo Phó hiệu trưởng phụ trách công tác học sinh phối hợp Khối trưởng chủ nhiệm xây dựng tiêu chí đánh giá công tác chủ nhiệm của giáo viên có lồng ghép công tác xử l ý học sinh vi phạm kỷ luật đúng quy định.

- Chỉ đạo Ban hoạt động Ngoài giờ lên lớp hoặc Phó hiệu trưởng tổ chức các buổi sinh hoạt dưới cờ, sinh hoạt ngoại khóa nhằm nâng cao nhận thức của học sinh về tầm quan trọng của chấp hành nội quy nhà trường nhằm tránh cho học sinh phải bị xử l ý kỷ luật.

- Chỉ đạo giáo viên toàn trường xử l ý học sinh vi phạm kỷ luật đúng theo quy định TT08.

Để giải thích cho điều này, chúng tôi khảo sát một số vấn đề. Đầu tiên, chúng tôi khảo sát mức độ CBQL thực hiện công tác chỉ đạo giáo viên xử l ý học sinh vi phạm kỷ luật đúng theo quy định TT08 thể hiện ở bảng 2.20

Bảng 2.20 CBQL chỉ đạo GV xử lý HS vi phạm theo quy định TT08

Mức độ thực hiện Tần số Tỉ lệ %

Tốt 16 45.7

Khá 19 54.3

Như kết quả khảo sát thể hiện, 100% CBQL thực hiện công tác chỉ đạo giáo viên xử l ý học sinh vi phạm kỷ luật đúng theo quy định TT08 ở mức “Khá” trở lên. Trong đó với tỉ lệ 45,7% đánh giá ở mức độ “Tốt” cho thấy một điều quan trọng giúp công tác GVCN của ngành Giáo dục & Đào tạo thành phố thu được kết quả phải kể đến công tác lãnh đạo, chỉ đạo của Ban Giám hiệu các trường phổ thông là khá tốt. Khi phân công GVCN lớp, CBQL các trường đã lựa chọn những người có trình độ chuyên môn vững vàng, tinh thần trách nhiệm, nhiệt tình cao, có kinh nghiệm sống.

Bên cạnh đó, hàng tháng hầu hết các nhà trường bố trí họp bàn và trao đổi kinh nghiệm với các GVCN để nắm tình hình, đề ra phương pháp thiết thực để giải quyết vướng mắc, từ đó có nhiều biện pháp hay, hiệu quả, kịp thời khắc phục yếu kém, nâng cao chất lượng giáo dục học sinh. Đặc biệt, công tác GVCN được đưa vào tiêu chí thi đua của các trường.

Nhiều trường phổ thông mà chúng tôi khảo sát, đã có sự chỉ đạo và quản lý có hiệu quả công tác GVCN như trường THPT Nguyễn Thượng Hiền, THPT Trần Phú, THPT Nguyễn Công Trứ...góp phần đưa thành tích giáo dục của các trường trên của thành phố Hồ Chí Minh lên cao nên có tên trong Top 200 trường phổ thông có điểm thi đại học trung bình cao nhất nước.

Khảo sát cụ thể mức độ áp dụng biện pháp CBQL “Nhắc nhở giáo viên thực hiện công tác xử lý học sinh vi phạm theo quy định của TT08”, kết quả ở biểu đồ 2.4:

Chiếm tỉ lệ cao 65,7% CBQL thường xuyên nhắc nhở giáo viên thực hiện công tác xử lý học sinh vi phạm theo quy định của TT08 bằng hình thức mới là 5Tsử dụng trang Web (Cổng thông tin nhà trường). 5TTrang thông tin này chứa thông tin hoạt động chung của nhà trường (từ cấp tổ chuyên môn, Đoàn thanh niên, Công đoàn, Ban giám hiệu và Chi bộ), lưu trữ văn bản quy phạm pháp luật các cấp bên cạnh phục vụ tra cứu danh sách, điểm, thời khóa biểu của giáo viên và học sinh… Song song đó CBQL cho dán các văn bản quy phạm pháp luật vào bảng Thông báo tại phòng Giáo viên. Đối với các trường có học sinh đầu vào chưa cao là khó khăn và thử thách rất lớn với các thầy, cô giáo, đặc biệt là GVCN trẻ, chưa có kinh nghiệm. CBQL nhắc nhở giáo viên trong các buổi họp Hội đồng sư phạm hàng tháng, hàng qu ý... cần kiên trì, nắm bắt tâm tư tình cảm của học sinh lớp phụ trách, tìm những biện pháp hữu hiệu... để giáo viên giáo dục, thuyết phục các em trở thành con ngoan, trò giỏi. Bởi mục đích của TT08 với giáo dục là chính chứ không để đến mức xử l ý kỷ luật. CBQL nhắc nhở, chỉ đạo Phó hiệu trưởng dự tập huấn và lên kế hoạch mời Thanh tra Sở về tập huấn các văn bản quy phạm pháp luật của ngành trong xử l ý kỷ luật học sinh vi phạm kỷ luật cho giáo viên đứng lớp nói chung và GVCN nói riêng. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Kết quả khảo sát cho thấy mức độ áp dụng biện pháp nhắc nhở giáo viên thực hiện công tác xử lý học sinh vi phạm nói chung được thể hiện ở biểu đồ 2.5:

Đa số CBQL nhất trí với tỉ lệ 65,7 % ở mức độ “Thường xuyên” và 28,6% mức độ “Rất thường xuyên” ở biện pháp nhắc nhở các thầy cô giáo làm công tác chủ nhiệm nỗ lực khắc phục những hạn chế, yếu kém, thực hiện tốt nhiệm vụ được giao bằng cách hạn chế tối đa việc phải xử l ý kỷ luật học sinh vi phạm kỷ luật, nếu có học sinh vi phạm kỷ luật giáo

Biểu đồ 2.4 MỨC ĐỘ ÁP DỤNG THỈNH THOẢNG 8,6% THƯỜNG XUYÊN 65,7% RẤT THƯỜNG XUYÊN 25,7%

viên phải xử l ý thấu tình đạt lý để các em hiểu ra mà không tái phạm hoặc vi phạm ở mức nghiêm trọng hơn, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục, hình thành nhân cách cho học sinh, giúp các em trở thành những con người vừa có tri thức, vừa có bản lĩnh, lý tưởng, có phẩm chất đạo đức và nhân cách tốt đẹp – đúng tinh thần của phong trào “Trường học thân thiện, học sinh tích cực”.

d. Kiểm tra, đánh giá việc thực hiện các biện pháp quản l ý công tác xử lý học sinh vi

phạm kỷ luật

Có thể đề cập đến các bước thực hiện của việc giám sát, kiểm tra - đánh giá thực hiện các biện pháp quản lý công tác xử lý học sinh vi phạm kỷ luật như sau:

Trước tiên, Phó hiệu trưởng phụ trách công tác học sinh tự đánh giá về kết quả thực hiện kế hoạch trong tháng, qu ý, học kỳ; bao gồm những việc đã hoàn thành, việc chưa hoàn thành – nguyên nhân, số liệu học sinh vi phạm,…từ GVCN, Giám thị, Khối trưởng chủ nhiệm; các kết quả sau khi xử l ý. Sau đó, Hiệu trưởng tập họp các báo cáo cá nhân, biên bản họp giao ban để xác định các việc bị trì hoãn, các vấn đề phát sinh và các việc đã hoàn thành theo tiến độ kế hoạch ban đầu và kết quả xử l ý đạt được trên thực tế…Kế đến, Hiệu trưởng điều chỉnh các yêu cầu, biện pháp phù hợp cho quản l ý tốt công tác hạn chế và xử lý học sinh vi phạm kỷ luật, đồng thời điều chỉnh phương án tổ chức thực hiện đối với các kế hoạch chưa triển khai được do phương án không phù hợp.

Khảo sát yêu cầu CBQL giám sát giáo viên xử lý học sinh vi phạm kỷ luật được thực hiện ở mức nào, kết quả thể hiện ở bảng 2.21

Bảng 2.21 Mức độ giám sát giáo viên xử lý học sinh vi phạm kỷ luật

Biểu đồ 2.5 MỨC ĐỘ NHẮC NHỞ GV THỰC HIỆN CÔNG TÁC XỬ LÝ HS VI PHẠM THỈNH THOẢNG 5,7% THƯỜNG XUYÊN 65,7% RẤT THƯỜNG XUYÊN 28,6%

Một phần của tài liệu thực trạng quản lý việc xử lý học sinh vi phạm kỷ luật tại một số trường trung học phổ thông ở tp hồ chí minh (Trang 58)