PHỔ THÔNG Ở THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

Một phần của tài liệu thực trạng quản lý việc xử lý học sinh vi phạm kỷ luật tại một số trường trung học phổ thông ở tp hồ chí minh (Trang 68)

- Tổ chức nhân sự: xác định số lượng giáo viên chủ nhiệm và giao nhiệm vụ cho ba khối trưởng chủ nhiệm cùng Phó hiệu trưởng phụ trách công tác học sinh triển khai, chỉ đạo,

PHỔ THÔNG Ở THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

3.1. Một số giải pháp cấp bách quản lý việc xử lý học sinh vi phạm kỷ luật tại một số trường THPT thành phố Hồ Chí Minh một số trường THPT thành phố Hồ Chí Minh

Giải pháp 1: Tiếp tục đẩy mạnh công tác phổ biến sự cần thiết và tầm quan trọng của văn bản quy phạm pháp luật của ngành đến ba đối tượng: học sinh, giáo

viên và cha mẹ học sinh

a. Ý nghĩa

- Tạo được sự thống nhất giữa gia đình và nhà trường về việc giáo dục đạo đức cho học sinh.

- Tránh được những mâu thuẫn về cách giáo dục học sinh giữa gia đình và nhà trường, tạo điều kiện thuận lợi cho việc hình thành và rèn luyện nhân cách ở học sinh.

b. Yêu cầu

- Sở Giáo dục và Đào tạo cần chỉ đạo các trường đề ra kế hoạch tổ chức các hoạt động đa dạng nhằm phổ biến văn bản quy phạm pháp luật của ngành với cả ba đối tượng: học sinh, giáo viên và cha mẹ học sinh.

- Với đối tượng là giáo viên, Sở Giáo dục và Đào tạo cần hỗ trợ các trường người tập huấn triển khai lại văn bản quy định công tác xử l ý học sinh vi phạm.

- Với đối tượng là học sinh và cha mẹ học sinh, các trường phổ biến các văn bản quy phạm pháp luật của ngành về xử l ý học sinh vi phạm kỷ luật mỗi đầu năm học, nhắc lại khi có vụ việc xảy ra…để học sinh ghi nhớ những điều không được phép làm để không phải bị xử l ý kỷ luật. Đồng thời, phổ biến cho cha mẹ học sinh nắm để họ có thể phản ánh khi nhận thấy nhà trường ra quyết định kỷ luật chưa đúng quy định. Hiệu quả sẽ rất tốt nếu đó là phản ánh công tâm và mang tính xây dựng, phản ánh để dư luận biết chứ không nhằm vùi dập cơ sở giáo dục hoặc giáo viên nào đó.Với một tinh thần, tình thương như vậy, xã hội sẽ tạo dư

luận rất tốt để giúp giáo viên tỉnh táo hơn trong cách hành xử có thể là vô tình nhưng cũng có thể là hữu ý của mình. Giáo viên thấy mình bị xã hội kiểm soát sẽ càng phấn đấu để không vi phạm những điều trái quy định.

Giải pháp 2: 5TGiáo viên phải là trung tâm của đổi mới5T: Giáo viên cần phải biết

lắng nghe học sinh trình bày.

a. Ý nghĩa:

Khi người thầy chăm chú lắng nghe, học trò ít khi dám bày đặt. . . nếu các thầy, cô giáo không hiểu được tẩm trạng của học sinh khi bị mắc khuyết điểm, thì hay cáu gắt. Việc cáu gắt có thể sẽ làm học sinh sợ mà “chối cho qua”. Đó là kinh nghiệm rất có ích cho những người làm công tác giáo dục.

b. Yêu cầu:

- Khi có những vụ việc mà cả tập thể học sinh mắc sai lầm, bao giờ lớp cũng hồi hộp, chờ đợi thái độ của người thầy. Sự thả lỏng của thầy chủ nhiệm sẽ làm lớp hư hỏng. Cách giải quyết không đúng (chặt chẽ quá đáng, không nhìn rõ thật giả, đúng sai) sẽ làm học sinh cả lớp kết lại với nhau đứng về một phía, đặt thầy sang phía khác. Cán bộ lớp lúc ấy sợ thầy mà khi làm việc, sự ủng hộ với thầy, sự nhiệt tình trong công việc có khi không còn nữa. Vì vậy giáo viên chủ nhiệm còn cần biết động viên, biết vận động thuyết phục.

- Giáo dục học sinh chưa ngoan đòi hỏi phải công phu. Với một số em nào đó cần phải có sự chờ đợi. Và thường không phải đợi lâu. Khá nhiều em đến nhận sai sót của mình mà không cần sự đe nẹt của thầy. Vì vậy người thầy phải giữ được lòng tin ở học sinh. Khi học sinh mắc sai lầm, sau khi phân tích, cắt nghĩa cần tạo ra hoàn cảnh thuận lợi để học sinh tự bộc lộ.

- Giáo viên cần thận trọng khi xem xét, tìm nguyên nhân, cân nhắc khi chọn cách giải quyết; cứng rắn về nguyên tắc, mềm mỏng trong thái độ đó là cách giải quyết có hiệu quả cao trong giáo dục mà giáo viên, đặc biệt là giáo viên chủ nhiệm cần biết và ghi nhớ.

Giải pháp 3: Nhà trường cần có giáo viên tham vấn tâm lý cho học sinh

Trước tình trạng “bạo lực học đường” có chiều hướng gia tăng, rất cần thiết phải có phòng tư vấn tâm lý trong các trường học. Giáo viên giảng dạy không thể có chuyên môn nghiệp vụ về tâm lý, nếu kiêm nhiệm sẽ khó đạt hiệu quả. Vì vậy, cần thành lập phòng tư vấn tâm lý có mời chuyên gia tâm lý về làm việc thực hiện tư vấn cho học sinh gặp khó khăn học đường, khó khăn gia đình, khó khăn tâm lý đơn thuần và những vấn đề giới tính...

b.Yêu cầu:

- Ban giám hiệu ở các trường cần chỉ đạo thành lập bộ phận phụ trách công tác tham vấn học đường xác định các nội dung, phương tiện cần thiết để bộ phận này trở thành một hoạt động trợ giúp tâm lý học đường thật sự chuyên nghiệp.

- Nhà trường cần làm tốt công tác tuyên truyền cho học sinh, cha mẹ học sinh và những người làm công tác giáo dục nhận thức được tính cấp thiết của tâm lý học đường đối với mỗi trường học, mỗi học sinh. Gieo nhu cầu và kích thích nhu cầu sử dụng tâm lý học đường để nâng cao chất lượng cuộc sống học sinh, nâng cao chất lượng giáo dục.

- Ngành Giáo dục và Ðào tạo cần xây dựng chương trình đào tạo những cán bộ làm công tác tư vấn học đường trong các trường phổ thông một cách chính thức và bài bản để giúp học sinh có thể tự giải quyết các khó khăn và đạt được kết quả học tập cao nhất. Tăng cường giao lưu và học hỏi từ thực tế trường học kết hợp với lý thuyết chuyên môn. Nội dung chương trình tham vấn học đường không chỉ bó hẹp trong khung lý thuyết về tham vấn mà cần phải được mở rộng, kết hợp với việc hình thành cho học sinh nhiều kỹ năng về học tập, định hướng nghề nghiệp, phát triển nhân cách. Hình thức tham vấn không chỉ hướng đến cá nhân mà còn hướng đến toàn thể học sinh để hỗ trợ các em phát triển nhân cách hoàn thiện.

3.2. Một số giải pháp lâu dài trong quản lý việc xử lý học sinh vi phạm kỷ luật tại một số trường THPT ở thành phố Hồ Chí Minh tại một số trường THPT ở thành phố Hồ Chí Minh

Giải pháp 4: Sở Giáo dục và Đào tạo cần nâng cao chất lượng và số lượng

chuyên viên Thanh tra giáo dục

Đội ngũ Thanh tra các cấp (Sở Giáo dục và Đào tạo và phòng Giáo dục quận, huyện) có khả năng phát hiện những vấn đề chuyên môn cần thiết khi đi thanh tra để từ thực tế đó xây dựng chuyên đề nâng cao chất lượng đội ngũ cho giáo viên (trong đó có kiến thức pháp luật) giúp giáo viên xử lý học sinh vi phạm kỷ luật đúng quy định ở các văn bản quy phạm pháp luật của ngành.

b. Yêu cầu:

Sở Giáo dục và Đào tạo cần nâng cao chất lượng và số lượng chuyên viên Thanh tra giáo dục để có đủ người tập huấn TT08 cho Ban giám hiệu, giáo viên các trường trên địa bàn thành phố. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Giải pháp 5: Thanh tra giáo dục của Sở Giáo dục và Đào tạo cần kiến nghị cập

nhật hóa TT08

a. Ý nghĩa:

- TT08 vẫn đang tiếp tục áp dụng nhưng do phổ biến quá lâu (1988) nên dẫn đến nó không còn phù hợp với tâm sinh l ý học sinh thời đại mới cũng như thực tế xã hội.

Một phần của tài liệu thực trạng quản lý việc xử lý học sinh vi phạm kỷ luật tại một số trường trung học phổ thông ở tp hồ chí minh (Trang 68)