Thực trạng quản lý giáo viên xử lý học sinh vi phạm kỷ luật tại một số trường

Một phần của tài liệu thực trạng quản lý việc xử lý học sinh vi phạm kỷ luật tại một số trường trung học phổ thông ở tp hồ chí minh (Trang 50)

TRƯỜNG Ở THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

2.2.2Thực trạng quản lý giáo viên xử lý học sinh vi phạm kỷ luật tại một số trường

THPT ở thành phố Hồ Chí Minh theo 04 chức năng quản lý:

Đầu tiên, có thể phân tích quản lý công tác giáo viên xử lý học sinh vi phạm kỷ luật phù hợp văn bản quy phạm pháp luật của ngành theo khái niệm về quản lý công tác giáo dục của một số tác giả:

Theo khái niệm QLGD của tác giả Trần Kiểm, ta có thể xem quản lý công tác giáo viên xử lý học sinh vi phạm kỷ luậtphù hợp văn bản quy phạm pháp luật của ngành là một chuỗi tác động hợp lí (có mục đích, tự giác, hệ thống, có kế hoạch) mang tính tổ chức – sư phạm của chủ thể quản lý đến tập thể giáo viên và học sinh, đến những lực lượng giáo dục trong và ngoài trường nhằm huy động họ cùng cộng tác, phù hợp, tham gia vào mọi hoạt động giáo dục của nhà trường nhằm làm cho quá trình này vận hành tối ưu tới việc hoàn thành mục tiêu xây dựng thành công “Trường học thân thiện, học sinh tích cực”.

Dựa vào khái niệm QLGD của tác giả Nguyễn Gia Quý, ta có thể xem công tác quản lý giáo viên xử lý học sinh vi phạm kỷ luật phù hợp văn bản quy phạm pháp luật của ngành là tác động có ý thức của chủ thể quản lý đến khách thể quản lý, nhằm đưa hoạt động giáo dục của nhà trường tới mục tiêu đã định là phong trào “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”, trên cơ sở nhận thức và vận dụng đúng những quy luật khách quan của hệ thống. Quản lý việc giáo viên xử lý học sinh vi phạm kỷ luật phù hợp văn bản quy phạm pháp luật của ngành được vận dụng bốn chức năng: lập kế hoạch tập huấn, phổ biến văn bản quy phạm pháp luật của ngành; tổ chức triển khai kế hoạch, chỉ đạo thực hiện kế hoạch, kiểm tra – đánh giá công tác giáo viên xử lý học sinh vi phạm kỷ luật có áp dụng thường xuyên văn bản quy phạm pháp luật của ngành để thực hiện các nhiệm vụ công tác của mình.

a. Kế hoạch hóa công tác tập huấn, phổ biến văn bản quy phạm pháp luật của

ngành trong năm học

Nội dung kế hoạch hóa công tác tập huấn, phổ biến văn bản quy phạm pháp luật của ngành (Thông tư 08...) phụ thuộc vào mục tiêu của công tác giáo dục của nhà trường trong năm học và các nhiệm vụ phải thực hiện để đạt mục tiêu đó. Để xác định nội dung kế hoạch tập huấn, phổ biến văn bản quy phạm pháp luật của ngành cần căn cứ vào kế hoạch tổng thể và nhiệm vụ cụ thể công tác giáo dục của nhà trường trong năm học đó. Kế hoạch tác tập huấn, phổ biến văn bản quy phạm pháp luật của ngành cần được cụ thể hóa thành kế hoạch tháng hoặc học kỳ để nếu có giáo viên mới chuyển về trường công tác thì sẽ được biết các

văn bản quy phạm pháp luật. Đồng thời nhắc nhở giáo viên đã biết văn bản phải tiến hành xử l ý học sinh vi phạm kỷ luật theo đúng quy định của ngành.

Có thể xây dựng kế hoạch theo cấu trúc sau: + Tình hình nhà trường đầu năm học

+ Nội dung hoạt động và những biện pháp chính:

o Xây dựng đội ngũ tập huấn pháp luật

o Xây dựng môi trường pháp luật

o Công tác dự tập huấn, tổ chức tập huấn cho giáo viên

o Công tác tổ chức tập huấn cho học sinh

o Công tác giám sát

o Công tác kiểm tra – đánh giá

o Cải tiến tổ chức quản lý

- Khảo sát mức độ thực hiện công tác lập kế hoạch của Ban giám hiệu để quản lý việc giáo viên xử lý học sinh vi phạm kỷ luật phù hợp văn bản quy phạm pháp luật của ngành, kết quả thể hiện mức độ dự tập huấn ở bảng 2.14

Bảng 2.14 Mức độ dự tập huấn của CBQL Mức độ thực hiện Tần số Tỉ lệ % Tốt 14 40.0 Khá 17 48.6 Trung bình 1 2.9 Yếu 2 5.7 Kém 1 2.9

Phần lớn CBQL lên kế hoạch dự tập huấn của Sở Giáo dục và Đào tạo tổ chức dành cho CBQL được thực hiện ở mức khá trở lên. Cụ thể có 88,6% CBQL đánh giá công tác dự tập huấn được thực hiện khá hoặc tốt. Trong đó, mức tốt được CBQL lựa chọn với tỉ lệ là 40%. Tuy nhiên, vẫn có số ít CBQL cho là công tác dự tập huấn chỉ đạt mức trung bình (2,9%). Đồng thời cũng còn có một bộ phận CBQL cho rằng công tác dự tập huấn chỉ đạt ở mức độ yếu, chiếm tỉ lệ 5,7%, thậm chí có 2,9% cho là đạt mức kém.

Để giải thích cho điều này, chúng tôi tìm hiểu CBQL để xem có gặp khó khăn gì về việc dự tập huấn hay không. Sau khi tìm hiểu nguyên nhân, chúng tôi thấy có hai lý do khiến mức độ thực hiện việc dự tập huấn chưa cao là:

+ Lý do đầu tiên là một số CBQL mới được bổ nhiệm nên chưa dự tập huấn dành cho CBQL về công tác quản lý giáo viên xử lý học sinh vi phạm kỷ luật phù hợp văn bản quy phạm pháp luật của ngành.

+ Có thể nói lý do thứ hai đáng lo ngại khi Hiệu trưởng các trường THPT ở Việt Nam đang là người đảm nhiệm quá nhiều “vai”, quán xuyến ít nhất bốn công việc: từ chuyên môn, quản lý nhân sự, cơ sở vật chất và tài chính, thậm chí thầy cô vẫn phải đứng lớp ít nhất hai tiết học mỗi tuần theo quy định. Vì vậy mà họ không còn thời gian để dự tập huấn, và cũng không thể lên kế hoạch dự tập huấn khi mà thời điểm tổ chức do cấp trên quyết định. Mặt khác, CBQL các trường phổ thông hiện nay hầu hết đều xuất thân từ giáo viên giỏi chuyên môn, có phẩm chất đạo đức nhưng đa số chưa qua đào tạo bài bản về năng lực, kỹ năng quản lý mà kiến thức quản lý thường chỉ được được bồi dưỡng từ 2 đến 3 tháng. Thực tế này khiến CBQL các trường phổ thông gặp không ít khó khăn khi điều hành công việc. Vì vậy không ít trường hợp, khi có trường hợp học sinh vi phạm kỷ luật thì CBQL mới mở văn bản ra nghiên cứu hướng xử lý chứ không hiểu được tầm quan trọng của văn bản quy phạm pháp luật để dự tập huấn trước.

- Xét về việc tổ chức cho giáo viên được nghe tập huấn, phổ biến văn bản quy phạm pháp luật của ngành (Thông tư 08...) trong xử lý học sinh vi phạm kỷ luật để giáo viên có hướng giải quyếtphù hợp văn bản quy phạm pháp luật của ngành, chúng tôi khảo sát với kết quả thể hiện ở bảng 2.15.

Có khá nhiều CBQL cho là mức độ khi thực hiện công tác tập huấn cho giáo viên được quan tâm, nên chiếm tỉ lệ 94,3% ở mức độ từ khá trở lên. Chính vì chủ động được thời gian nên việc lập kế hoạch cho giáo viên được tập huấn, phổ biến văn bản quy phạm pháp luật của ngành ở mức khá tới 65,7% và làm tốt chiếm 28,6%.

Bảng 2.15 Mức độ tổ chức tập huấn cho giáo viên trong trường

Mức độ thực hiện Tần số Tỉ lệ %

Khá 23 65.7

Trung bình 2 5.7

Tỉ lệ này cũng phù hợp với mức độ phổ biến, nghiên cứu đầy đủ các quy định của TT08 để áp dụng khi xử lý học sinh vi phạm kỷ luật thể hiện ở bảng 2.3. Việc tổ chức tập huấn, phổ biến các văn bản quy phạm pháp luật của ngành thường được CBQL tổ chức đầu năm học, thậm chí một số trường tổ chức đầu mỗi học kỳ. Tuy nhiên, bên cạnh những số liệu khả quan trên thì vẫn còn 5,7% CBQL thực hiện công tác này ở mức độ trung bình, nguyên nhân là do một số CBQL thấy văn bản TT08 ra đời quá lâu nên chủ quan cho rằng giáo viên đã được tập huấn. Thế nhưng đợt mỗi tập huấn tổ chức cách nhau vài năm, vì vậy một số giáo viên giảng dạy lâu năm ở trường thì có thể đã quên văn bản, số giáo viên khác mới chuyển trường về thì không được biết vì vậy giáo viên xử lý học sinh vi phạm kỷ luật theo kinh nghiệm bản thân với tỉ lệ không nhỏ chiếm 32,9% (xem bảng 2.6).

Ví dụ có giáo viên ra trường tháng 9/2007 về nhận nhiệm sở ở trường THPT Nguyễn Trãi nhưng khi được khảo sát đã hỏi lại “Nội dung TT08 là như thế nào?” Nguyên nhân là trường đã tổ chức mời báo cáo viên là Thanh tra Sở về tập huấn văn bản quy phạm pháp luật của ngành cho giáo viên vào đầu năm học 2006-2007, thế nhưng từ đó đến nay do trường xây dựng mới khu Hành chính nên không có hội trường để tổ chức tập huấn lại nên những giáo viên trẻ về sau năm học đó đa số không biết về văn bản quy phạm pháp luật của ngành, mà trong trường Đại học Sư phạm đào tạo giáo viên cũng không hề đưa nội dung xử lý học sinh vi phạm kỷ luật thành nội dung giảng dạy để sinh viên theo ngành nắm rõ vấn đề này ngay từ khi là sinh viên sư phạm. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

b.Tổ chức thực hiện các biện pháp để quản l ý giáo viên xử lý học sinh vi phạm kỷ

luật phù hợp văn bản quy phạm pháp luật của ngành

- Tổ chức cơ cấu: xây dựng cấu trúc quản lý công tác giáo viên xử lý học sinh vi phạm kỷ luật phù hợp văn bản quy phạm pháp luật của ngành hoặc bộ máy quản lý công

Một phần của tài liệu thực trạng quản lý việc xử lý học sinh vi phạm kỷ luật tại một số trường trung học phổ thông ở tp hồ chí minh (Trang 50)