- TT08 vẫn đang tiếp tục áp dụng nhưng do phổ biến quá lâu (1988) nên dẫn đến nó không còn phù h ợp với tâm sinh l ý học sinh thời đại mới cũng như thực tế xã hội.
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
1.2 Về kết quả nghiên cứu thực trạng cho thấy:
- Mặt nhận thức: hầu hết tất cả CBQL và một bộ phận khá lớn giáo viên THPT đã
nhận thức đúng đắn về tầm quan trọng của áp dụng văn bản quy phạm pháp luật của ngành trong xử l ý học sinh THPT vi phạm kỷ luật (CBQL = 100%; giáo viên = 90,4%) với điểm
trung bình ở mức khá cao (CBQL = 4,43; giáo viên = 4,16) và với độ lệch chuẩn gần như nhau ( ĐLCRCBQLR = 0,502; ĐLCRGVR = 0,724). Điều này cho phép khẳng định, việc áp dụng văn bản quy phạm pháp luật của ngành trong xử l ý học sinh THPT vi phạm kỷ luật được rất nhiều CBQL và giáo viên quan tâm. Tuy nhiên, vẫn còn một bộ phận giáo viên chưa nhận thức đúng đắn về tầm quan trọng, vai trò, ý nghĩa của áp dụng Thông tư 08 trong xử l ý học sinh THPT vi phạm kỷ luật. Điều này có thể ảnh hưởng tới việc triển khai “Trường học thân thiện, học sinh tích cực” khi giáo viên còn xử l ý học sinh vi phạm theo kinh nghiệm cá nhân hơn là áp dụng văn bản pháp luật.
- Mặt nội dung: TT08 ra đời từ ngày 21 tháng 3 năm 1988 hướng dẫn về việc khen
thưởng và thi hành kỷ luật học sinh các trường phổ thông đã quá lâu. Nhưng hiện nay các trường vẫn tiếp tục áp dụng văn bản quy phạm pháp luật này vì nó vẫn còn nguyên giá trị và hiệu lực pháp l ý. Vì vậy đã có nhiều ý kiến, nhiều nhất là của CBQL các trường xung quanh nội dung văn bản có nhiều điều không còn phù hợp, cần điều chỉnh. Từ kết quả khảo sát cho thấy, do đặc thù công tác, CBQL nghiên cứu văn bản quy phạm pháp luật kỹ hơn giáo viên.
- Việc thực hiện các chức năng quản lý:Việc lập kế hoạch dự tập huấn CBQL chưa
thực hiện tốt, tuy nhiên công tác tập huấn, trang bị, bồi dưỡng kiến thức pháp luật, việc chỉ đạo và tổ chức các biện pháp để quản l ý công tác xử lý học sinh vi phạm tại các trường đa số được chú trọng. Về mặt kiểm tra – đánh giá công tác giáo viên xử lý học sinh vi phạm kỷ luật , số CBQL thực hiện công tác kiểm tra – đánh giá giáo viên áp dụng TT08 còn chưa cao. Do đó, dễ dẫn đến tình trạng giáo viên xử lý học sinh vi phạm mang tính chủ quan, không đúng quy định, có thể giáo viên hành xử phản giáo dục.
1.3 Để nâng cao hiệu quả quản lý giáo viên xử lý học sinh vi phạm kỷ luật đúng quy định nhằm thực hiện thành công phong trào “Trường học thân thiện, học sinh tích cực”, có thể sử dụng các giải pháp sau:
- Giải pháp 1: Tiếp tục đẩy mạnh công tác phổ biến sự cần thiết và tầm quan trọng của văn bản quy phạm pháp luật của ngành đến ba đối tượng: học sinh, giáo viên và cha mẹ học sinh
- Giải pháp 2: 5TGiáo viên phải là trung tâm của đổi mới5T: Giáo viên cần phải biết lắng nghe học sinh trình bày.
- Giải pháp 3: Nhà trường cần có giáo viên tham vấn tâm l ý cho học sinh
- Giải pháp 4: Sở Giáo dục và Đào tạo cần nâng cao chất lượng và số lượng chuyên viên Thanh tra giáo dục
- Giải pháp 5: Thanh tra giáo dục của Sở Giáo dục và Đào tạo cần kiến nghị cập nhật hóa TT08
Tính khả thi của các biện pháp qua đánh giá là khá cao. Mỗi biện pháp có một vị trí và chức năng khác nhau nhưng các biện pháp trên cần tồn tại trong mối liên hệ chặt chẽ để đảm bảo sự phối hợp đồng bộ, toàn diện giữa các lực lượng tham gia vào công tác quản lý giáo viên xử lý học sinh THPT vi phạm kỷ luật đúng quy định trong văn bản quy phạm pháp luật của ngành, nhằm triển khai có hiệu quả phong trào “Trường học thân thiện, học sinh tích cực” tại mỗi trường học.
2. Kiến nghị
Để thực hiện quản lý hiệu quả công tác quản lý giáo viên xử lý học sinh vi phạm kỷ luật đúng quy định trong văn bản quy phạm pháp luật của ngành tại các trường THPT ở thành phố Hồ Chí Minh trong thời gian tới, chúng tôi kiến nghị một số vấn đề với các cấp như sau: