- TT08 vẫn đang tiếp tục áp dụng nhưng do phổ biến quá lâu (1988) nên dẫn đến nó không còn phù h ợp với tâm sinh l ý học sinh thời đại mới cũng như thực tế xã hội.
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
2.1. Đối với Bộ Giáo dục và Đào tạo:
Tổ chức Hội nghị các cấp để lấy ý kiến tham mưu ban hành văn bản quy phạm pháp luật của ngành mới hơn TT08 để các trường phổ thông áp dụng trong việc quản lý giáo viên xử lý học sinh vi phạm kỷ luật.
Khi soạn thảo, ban hành văn bản thay thế Thông tư 08, cần chú ý:
* Phải có phần giải thích từ ngữ trong văn bản để giáo viên và nhà trường có hiểu biết đầy đủ, đúng ý nghĩa theo yêu cầu nội dung văn bản và những cấu thành lỗi đối với những lỗi vi phạm có trong pháp luật hình sự. Cụ thể như thế nào là:
- Tái phạm nhiều lần,
- Có thái độ kém văn hóa hoặc hành vi thiếu đạo đức đối với thầy, cô giáo,… - Có lời nói và hành động vô lễ với thầy cô giáo, có hành vi thô bỉ với phụ nữ,… - Bao che hoặc đồng tình với hành động sai trái của bạn,…
- Trộm cắp, cướp giật, trấn lột
- Dùng vũ khí đánh nhau có tổ chức và gây thương tích,..
* Phải xác định rõ mối liên quan giữa việc xử lý kỷ luật học sinh với Quy chế Đánh giá xếp loại học sinh THCS và THPT (Ban hành kèm theo Quyết định số 40/2006/QĐ- BGDĐT ngày 05/10/2006 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo). Vì vậy khi học sinh vi
phạm kỷ luật, cần phải được đưa ra Hội đồng kỷ luật xử lý trước. Trên cơ sở quyết định xử lý kỷ luật học sinh của hiệu trưởng, giáo viên chủ nhiệm mới tiến hành đánh giá xếp loại hạnh kiểm của học sinh đó.
Xem xét lại việc xây dựng chương trình học của các trường Sư phạm trên toàn quốc về lồng ghép nội dung kỷ luật học sinh đúng quy định của ngành cho giáo sinh trước khi ra trường.