Thực trạng quản lý việc xử lý học sinh vi phạm kỷ luật tại một số trường THPT ở thành phố Hồ Chí Minh

Một phần của tài liệu thực trạng quản lý việc xử lý học sinh vi phạm kỷ luật tại một số trường trung học phổ thông ở tp hồ chí minh (Trang 29)

TRƯỜNG Ở THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

2.2.Thực trạng quản lý việc xử lý học sinh vi phạm kỷ luật tại một số trường THPT ở thành phố Hồ Chí Minh

THPT ở thành phố Hồ Chí Minh

2.2.1. Thực trạng giáo viên xử lý học sinh vi phạm kỷ luật theo văn bản quy phạm

pháp luật của ngành tại một số trường THPT ở thành phố Hồ Chí Minh

a.Thực trạng nhận thức về văn bản quy phạm pháp luật và việc giáo viên xử l ý học sinh tại một số trường THPT ở thành phố Hồ Chí Minh

Nhận thức có vai trò rất quan trọng, là ngọn đuốc soi đường để con người thực hiện hành động. Trước khi thực hiện một hành động nào đó, con người cần phải ý thức được các thao tác và cả biểu tượng sản phẩm đạt được. Nhận thức càng đúng đắn, sâu sắc thì kết quả hành động càng cao và ngược lại. Như vậy, để có thể thực hiện công tác quản lý việc giáo viên xử l ý học sinh THPT vi phạm kỷ luật cho tốt, CBQL và giáo viên phải nhận thức đúng được tầm quan trọng của việc áp dụng văn bản quy phạm pháp luật của ngành trong tình huống học sinh phạm lỗi. Về phía học sinh, để có thể học tốt trong ngôi trường đang xây dựng phong trào “Trường học thân thiện, học sinh tích cực” trước hết, phải hiểu mục

đích của việc triển khai “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

Nhận thức về tầm quan trọng của áp dụng văn bản quy phạm pháp luật của ngành trong xử l ý học sinh THPT vi phạm kỷ luật

Khảo sát nhận thức của CBQL và giáo viên về tầm quan trọng của áp dụng văn bản quy phạm pháp luật của ngành trong xử lý học sinh THPT vi phạm kỷ luật, kết quả được trình bày ở bảng 2.1.

Bảng 2.1. Nhận thức của CBQL và giáo viên về mức độ cần thiết của áp dụng

văn bản quy phạm pháp luật của ngành

STT Mức độ CBQL Giáo viên

Tần số Tỷ lệ % Tần số Tỷ lệ %

1 Rất cần thiết 15 42.9 69 30.3 2 Cần thiết 20 57.1 137 60.1 3 Có hay không cũng được

(không ý kiến) 0 0 14 6.1 4 Hơi cần thiết 0 0 6 2.6 5 Hoàn toàn không cần thiết 0 0 2 .9

Điểm trung bình 4.43 4.16 Độ lệch chuẩn .502 .724

- Số liệu ở bảng trên cho thấy các CBQL đã nhận thức được tầm quan trọng của áp dụng văn bản quy phạm pháp luật của ngành (Thông tư 08/TT) trong xử lý học sinh THPT vi phạm kỷ luật. Điều này thể hiện qua tỉ lệ 100% CBQL cho rằng áp dụng văn bản quy phạm pháp luật của ngành trong xử lý học sinh THPT vi phạm kỷ luật là cần thiết, trong đó tỉ lệ khẳng định là “rất cần thiết” lên đến 42,9%.

Còn số liệu khảo sát ở giáo viên ở bảng trên cho thấy:

- Đa số các giáo viên THPT đã nhận thức được tầm quan trọng của áp dụng văn bản quy phạm pháp luật của ngành trong xử lý học sinh THPT vi phạm kỷ luật. Điều này thể hiện qua tỉ lệ 90,4% giáo viên cho rằng áp dụng văn bản quy phạm pháp luật của ngành trong xử

lý học sinh THPT vi phạm kỷ luật là cần thiết, trong đó tỉ lệ khẳng định là “rất cần thiết” lên đến 30,1%.

- Tuy vậy, nhiều người đang lo ngại vì cũng còn có những giáo viên chưa thực sự quan tâm đến áp dụng văn bản quy phạm pháp luật của ngành trong xử lý học sinh THPT vi phạm kỷ luật nên đã chọn mức độ “không ý kiến” - “có hay không cũng được”, tỉ lệ 6,1%. Đặc biệt, có 2,6% giáo viên quan niệm áp dụng văn bản quy phạm pháp luật của ngành trong xử lý học sinh THPT vi phạm kỷ luật chỉ là “hơi cần thiết”. Thậm chí có 0,9% giáo viên còn cho rằng việc áp dụng văn bản quy phạm pháp luật của ngành trong xử lý học sinh THPT vi phạm kỷ luật là “hoàn toàn không cần thiết”. Như vậy, tỉ lệ giáo viên nhận thức không tích cực về vấn đề này cao hơn CBQL.

Do đó, có thể nói, tất cả CBQL và một bộ phận khá lớn giáo viên THPT đã nhận thức đúng đắn về tầm quan trọng của áp dụng văn bản quy phạm pháp luật của ngành trong xử lý học sinh THPT vi phạm kỷ luật (CBQL = 100%; giáo viên = 90,4%) với điểm trung bình ở mức khá cao (CBQL = 4,43; giáo viên = 4,16) và với độ lệch chuẩn gần như nhau ( ĐLCRCBQLR = 0,502; ĐLCRGVR = 0,724). Điều này cho phép khẳng định, việc áp dụng văn bản quy phạm pháp luật của ngành trong xử lý học sinh THPT vi phạm kỷ luật được rất nhiều CBQL và giáo viên quan tâm. Tuy nhiên, vẫn còn một bộ phận giáo viên chưa nhận thức đúng đắn về tầm quan trọng, vai trò, ý nghĩa của áp dụng Thông tư 08 trong xử lý học sinh THPT vi phạm kỷ luật. Bằng con đường nào, bằng cách nào để sự quan tâm này hiệu quả và hợp lý; để việc áp dụng văn bản quy phạm pháp luật của ngành trong xử lý học sinh THPT vi phạm kỷ luật được thực sự thực hiện, thực hiện đồng bộ và thực hiện có hiệu quả? Chính điều này, đòi hỏi phải có sự nghiên cứu sâu sát hơn về cách áp dụng văn bản quy phạm pháp luật của ngành trong xử lý học sinh THPT vi phạm kỷ luật; đồng thời, phải có sự chỉ đạo, hướng dẫn thực hiện và kiểm tra việc áp dụng văn bản quy phạm pháp luật của ngành trong xử lý học sinh THPT vi phạm kỷ luật của CBQL các cấp để việc triển khai “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” có hiệu quả cao.

Để có thêm số liệu khách quan, chúng tôi khảo sát tình hình nhận thức của học sinh về mục đích của việc triển khai “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”. Nhằm tìm hiểu nhận thức của học sinh, người nghiên cứu tiến hành khảo sát trên 300 học sinh thuộc ba khối lớp (khối 10, khối 11, khối 12) và thuộc ba địa bàn (Nội thành, Vùng ven, Ngoại thành) khác nhau.

Thực trạng nhận thức của học sinh

- Trong số học sinh thuộc mẫu nghiên cứu là 300 có 50,2% học sinh đã nhận thức đúng đắn về mục đích của việc triển khai “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”: Đó là xu thế thời đại mới đòi hỏi phải đổi mới phương pháp dạy học để đáp ứng nhu cầu học tập, rèn luyện của mỗi cá thể thành con người năng động thích ứng và điều chỉnh mối quan hệ thầy trò theo hướng dạy học lấy học sinh làm trung tâm.

Bảng 2.2. Nhận thức của học sinh về mục đích của việc triển khai “Xây dựng trường

học thân thiện, học sinh tích cực”

TT Các lựa chọn Đồng ý Không đồng ý

Tần số Tỉ lệ % Tần số Tỉ lệ %

1 Nâng cao năng lực cá nhân, giúp học sinh tồn

tại và thích ứng với cuộc sống hàng ngày. 28 9.3 272 90.7 2 Nâng cao năng lực tâm lý xã hội, giúp học

sinh tự tin bước vào cuộc sống xã hội. 47 15.7 253 84.3 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

3

Truyền thống hiếu học của dân tộc đòi hỏi phải đổi mới phương pháp dạy học để đáp ứng nhu cầu học tập, rèn luyện của mỗi cá thể thành con người năng động thích ứng.

76 25.3 224 74.7

4

Xu thế thời đại mới đòi hỏi phải đổi mới phương pháp dạy học để đáp ứng nhu cầu học tập, rèn luyện của mỗi cá thể thành con người năng động thích ứng.

71 23.7 229 76.3

5 Điều chỉnh mối quan hệ thầy trò theo hướng

dạy học lấy học sinh làm trung tâm. 98 32.7 202 67.3 - Kết quả khảo sát tại Bảng 2.2 chứng tỏ nhận thức về chương trình của học sinh còn nhiều hạn chế. Còn khá nhiều học sinh chưa nhận thức đúng hoặc nhận thức chưa rõ về vấn đề này: có 9,3% học sinh cho rằng mục đích đó là giúp cá nhân tồn tại và thích ứng với cuộc sống hàng ngày; 15,7% học sinh cho rằng đó là nhằm nâng cao năng lực tâm lý xã hội giúp cho học sinh tự tin bước vào cuộc sống xã hội; một số lượng lớn học sinh, chiếm tỉ lệ 25,3%, nhận thức một cách quá khái quát về mục đích, cho rằng mục đích của việc triển khai “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” là truyền thống hiếu học của dân

tộc đòi hỏi phải đổi mới phương pháp dạy học để đáp ứng nhu cầu học tập, rèn luyện của mỗi cá thể thành con người năng động thích ứng.. Tất cả những quan niệm này là những suy nghĩ chưa đúng đắn hoặc chưa sâu sắc.

Đâu là nguyên nhân của hiện trạng trên? Theo nhận định của người nghiên cứu đó có thể là khâu tuyên truyền, giáo dục của giáo viên và các cấp quản lý về ý nghĩa của chương trình còn nhiều hạn chế hoặc thời gian dành cho công tác phổ biến nội dung không cho phép nên việc tiếp cận của học sinh chưa được thấu đáo.

Điều này, một phần gây trở ngại cho người làm công tác quản lý giáo dục. Vì nếu các em học sinh chưa hiểu rõ mục đích của việc triển khai phong trào này của Bộ Giáo dục và Đào tạo vì cho rằng việc triển khai phong trào trên chỉ là một trong số các hoạt động giáo dục bình thường trong nhà trường. Từ đó, các em sẽ không tạo ra được kỷ luật – tự giác phát huy, khơi dậy sự chủ động, tự tin, tích cực trong học tập, rèn luyện. Điều này có phần nào ảnh hưởng đến việc triển khai “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” và hiệu quả thực hiện công tác này trong ngành giáo dục.

b.Thực trạng đánh giá về mức độ áp dụng văn bản quy phạm pháp luật của ngành trong xử l ý học sinh THPT vi phạm kỷ luật

Thực trạng cho thấy rõ việc áp dụng văn bản quy phạm pháp luật của ngành trong xử lý học sinh THPT vi phạm kỷ luật ở các trường được các CBQL và giáo viên đánh giá mức độ thực hiện khác nhau:

Bảng 2.3. Mức độ phổ biến, nghiên cứu đầy đủ các quy định Thông tư 08 để áp dụng

khi xử lý học sinh vi phạm kỷ luật

Mức độ Giáo viên CBQL

Tần số Tỉ lệ % Tần số Tỉ lệ %

Không 3 1.3 1 2.9

Hiếm khi 3 1.3 1 2.9

Không thường xuyên 55 24.1 0 0

Thường xuyên 126 55.3 26 74.3

Rất thường xuyên 41 18.0 7 20.0

Việc phổ biến, nghiên cứu đầy đủ các quy định Thông tư 08 để áp dụng khi xử lý học sinh vi phạm kỷ luật được CBQL thực hiện thường xuyên hơn với 94,3% trong khi ở giáo viên mức độ này là 73,3%, trong đó mức độ thường xuyên ở CBQL cao hơn rất nhiều

(CBQL = 74,3%, giáo viên = 55,3%). Tuy nhiên, bên cạnh những số liệu khả quan trên thì việc giáo viên đứng lớp là người trực tiếp giáo dục học sinh nên rất cần áp dụng thường xuyên thì lại thấp hơn CBQL và khi khảo sát một số giáo viên thì số giáo viên chủ nhiệm chiếm số đông (Xem bảng 2.4)

Bảng 2.4 Tỉ lệ giáo viên làm chủ nhiệm

Giáo viên chủ nhiệm Tần số Tỉ lệ %

152 66.7

Không 76 33.3

Đồng thời, số lượng giáo viên đã biết về Thông tư 08 là 189 người (chiếm tỉ lệ khá cao là 82,9%) khi so với số lượng giáo viên chưa biết gì về Thông tư 08 là 39 người (17,1%). Và khi đã được tập huấn về văn bản quy phạm pháp luật của ngành là Thông tư 08 thì có một bộ phận giáo viên khá lớn (70,6%) nhận thấy trường họ công tác vẫn còn có những giáo viên có cách xử lý học sinh vi phạm kỷ luật chưa phù hợp với quy định. Ví dụ như vẫn còn giáo viên đánh học sinh, bắt học sinh vi phạm kỷ luật chép phạt quá nhiều, đuổi học sinh vi phạm ra đứng ngoài hành lang trước cửa lớp...

Kết quả khảo sát cho thấy: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Tuy tỉ lệ giáo viên làm công tác chủ nhiệm lớp – trực tiếp quản lý, xử lý học sinh đã biết qua Thông tư 08 là cao nhưng thực tế thì vẫn còn không ít giáo viên đứng lớp tiến hành kỷ luật học sinh của mình theo kinh nghiệm bản thân (32,9% - xem bảng 2.6) nên tính hiệu quả của cách xử lý chưa cao, còn mang tính chủ quan của giáo viên, và vì vậy giáo viên vẫn còn xử lý học sinh vi phạm kỷ luật không đúng với tinh thần của TT 08. Do đó sau khi đối chiếu với TT08, giáo viên nhận thấy họ vẫn còn xử lý học sinh vi phạm kỷ luật chưa phù hợp với quy định của TT08 ở mức cao so với CBQL ( giáo viên = 70,6%, CBQL = 14,3% -

Bảng 2.5 Mức độ không phù hợp với quy định TT08 mà trường thường hay mắc phải trong việc xử lý kỷ luật hs ở trường THPT thời gian qua

Bảng 2.6 Thực tế giáo viên đã xử lý kỷ luật học sinh của mình theo cách nào?

Cho dù CBQL rất quan tâm đến việc phổ biến, cho giáo viên nghiên cứu TT08 để xử lý học sinh vi phạm kỷ luật được đúng với quy định của ngành, nhưng thực tế vẫn còn một bộ phận không nhỏ giáo viên chưa nắm được nội dung TT08 hoặc đã biết nhưng chưa áp dụng vào tình huống học sinh vi phạm kỷ luật. Đặc biệt, đối với trường có độ tuổi của giáo viên tương đối trẻ - thâm niên dưới 10 năm - đông thì mức độ áp dụng văn bản quy phạm pháp luật của ngành khi xử l ý học sinh vi phạm kỷ luật ở mức không thường xuyên là rất lớn (chiếm 50%) trong khi trường ở nội thành, có giáo viên đứng lớp lâu năm thì mức áp dụng không thường xuyên ít hơn nhiều (chỉ 9,8% - xem bảng 2.7)bởi l ý do là giáo viên mới về trường công tác sau thời điểm Ban giám hiệu trường phổ biến, tập huấn quy định của ngành nên mức độ phổ biến, nghiên cứu đầy đủ các quy định Thông tư 08 để áp dụng khi xử l ý học sinh vi phạm kỷ luật ở mức độ rất thường xuyên còn ít (10%). Tại sao có nguyên nhân này? Đó là do giáo viên vắng mặt khi trường triển khai Thông tư 08; Ban giám hiệu các trường thường tổ chức phổ biến, tập huấn văn bản quy phạm pháp luật vào buổi họp hội đồng sư phạm đầu năm học mà hiện nay các trường THPT được học sớm từ khoảng tuần thứ 3 của tháng 8, thời điểm này sinh viên ra trường chưa nhận nhiệm sở; hoặc giáo viên trẻ xin thuyên chuyển cũng chưa được nhận nhiệm sở.

Mức độ CBQL Giáo viên

Tần số Tỉ lệ % Tần số Tỉ lệ %

Phù hợp 30 85.7 67 29.4

Chưa phù hợp 5 14.3 161 70.6

Xử lý kỷ luật học sinh Tần số Tỉ lệ %

Áp dụng như Thông tư 08 153 67.1

Kết quả khảo sát cho thấy, giáo viên có thâm niên công tác từ 10 năm trở xuống: - THPT An Lạc (ngoại thành): 47/70 giáo viên (67,1%)

- THPT Võ Trường Toản (vùng ven): 48/66 giáo viên (72,7%)

- THPT Nguyễn Trãi và THPT Nguyễn Thị Diệu (nội thành): 43/92 giáo viên (46,7%)

Bảng 2.7 Mức độ phổ biến, nghiên cứu đầy đủ các quy định Thông tư 08 để áp dụng khi xử

lý học sinh vi phạm kỷ luật

Mức độ Nội thành Vùng ven Ngoại thành

Tần số Tỉ lệ % Tần số Tỉ lệ % Tần số Tỉ lệ % Không 2 2.2 1 1.5 0 0 Hiếm khi 3 3.3 0 0 0 0 Không thường xuyên 9 9.8 11 16.7 35 50.0 Thường xuyên 56 60.9 42 63.6 28 40.0 Rất thường xuyên 22 23.9 12 18.2 7 10.0

Tuy nhiên, bên cạnh những số liệu khả quan trên, tại các trường ở khu vực nội thành ở mức độ không áp dụng có 3,3% giáo viên cho là mình hiếm khi thực hiện, thậm chí còn có 2,2% giáo viên hoàn toàn không; khu vực vùng ven có 1,5% hoàn toàn không thực hiện (xem bảng 2.7). Nhìn bao quát hơn cùng có 1,3% giáo viên và cùng có 2,9% CBQL cho rằng ở trường mình hiếm hoặc hoàn toàn không nghiên cứu văn bản quy phạm pháp luật của ngành để áp dụng trong xử lý kỷ luật học sinh vi phạm kỷ luật. Con số này cho phép khẳng định vẫn còn một số CBQL và giáo viên chưa chú trọng đến việc nghiên cứu văn bản quy phạm pháp luật của ngành (TT 08) để áp dụng trong xử lý kỷ luật học sinh vi phạm kỷ luật

Một phần của tài liệu thực trạng quản lý việc xử lý học sinh vi phạm kỷ luật tại một số trường trung học phổ thông ở tp hồ chí minh (Trang 29)