Đánh giá từ phía học viên.

Một phần của tài liệu ĐÀO TẠO BỒI DƯỠNG CÔNG CHỨC CHO UBND HUYỆN MỸ ĐỨC – TP. HÀ NỘI (Trang 29 - 33)

Sau khi kết thúc khóa đào tạo, cần có các đánh giá của học viên về khâu tổ chức lớp, tài liệu học tập, các dịch vụ dành cho học viên, nội dung giảng, phương pháp giảng dạy, dự kiến áp dụng kiến thức sau đào tạo, các đề xuất và các nhận xét khác.

Việc đánh giá của học viên thường được tiến hành thông qua một phiếu đánh giá. Phiếu đánh giá được thiết kế dựa trên các mục tiêu đánh giá và được sử dụng phục vụ cho việc điều chỉnh chương trình đào tạo, quản lý giảng viên, điều chỉnh khâu tổ chức lớp học.

Có thể thấy, việc đánh giá một chương trình đào tạo cần phải quan tâm đến các vấn đề sau:

- Phản ứng của người học: Suy nghĩ của học viên về việc đào tạo trước, trong và cuối khóa đào tạo và những thời điểm sau đào tạo.

- Kết quả học tập: Đánh giá kết quả học tập của học viên trong quá trình đào tạo; kiểm tra kiến thức, kỹ năng, thái độ và đối chiếu với những mục tiêu đã đề ra.

- Năng lực thực hiện công việc: những thay đổi đối với việc thực hiện công việc sau khi được đào tạo, bồi dưỡng.

- Những tác động, ảnh hưởng đối với tổ chức: Việc đào tạo có tác động tới việc thực hiện nhiệm vụ, tới hiệu quả của tổ chức, xác định xem đào tạo, bồi dưỡng có đóng góp như thế nào vào kết quả thực hiện mục tiêu của tổ chức.

Trong khi đánh giá cần lưu ý hai tiêu chí cơ bản là độ tin cậy và độ giá trị. Độ giá trị nói đến tính hiệu quả trong việc đạt được những mục đích xác định, còn độ tin cậy đề cập đến mức độ chính xác của việc đánh giá.

Thời điểm tiến hành đánh giá cũng là một vấn đề nhạy cảm cần được quan tâm khi đánh giá đào tạo. Có thể tiến hành đánh giá vào nhiều thời điểm khác nhau và mỗi thời điểm được chọn để đánh giá sẽ ảnh hưởng đến kết quả đánh giá. Có nhiều cách để lựa chọn thời điểm đánh giá: đánh giá sau khi hoàn thành công việc, đánh giá thường xuyên, đánh giá khi đang trong quá trình tiến hành hoạt động đào tạo v.v...

Ngoài ra việc đánh giá phải sử dụng những phương pháp khác nhau như: quan sát, bảng hỏi, trắc nghiệm, phỏng vấn, điều tra, khảo sát nhằm thu thập thông tin có giá trị và độ tin cậy cao.

Tóm lại, bốn bước của quy trình đào tạo, bồi dưỡng có quan hệ mật thiết với nhau. Xác định nhu cầu là bước đầu tiên và quan trọng trong quá trình đào tạo, bồi dưỡng. Nếu xác định đúng nhu cầu sẽ là cơ sở khoa học cho bước lập kế hoạch đào tạo. Như vậy, kế hoạch đào tạo có khả thi, có đáp ứng được nhu cầu đào tạo, bồi dưỡng hay không phụ thuộc phần lớn vào công tác xác định nhu cầu đào tạo. Trên cơ sở kế hoạch đào tạo đã được lập sẽ tiến hành tổ chức thực hiện kế hoạch đó. Kế hoạch tốt là cơ sở để thực hiện trôi chảy và hiệu quả chương trình đòa tạo. Bước cuối cùng trong quy trình đào tạo, bồi dưỡng là đánh giá đào tạo. Kết quả đánh giá là cơ sở để tiếp tục hoàn thiện và phát triển chương trình đòa tạo. Bốn bước của quy trình đào tạo có mối liên hệ với nhau giống như một vòng quay khép kín, bước trước là cơ sở để tiến hành bước sau, bước sau là cơ sở để hoàn thiện bước trước. Chính vì vậy, để nâng cao chất lượng đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức phải thực hiện các bước theo trình tự và thực hiện tốt tất cả các bước trong qui trình đó.

1.2.6. Hệ thống cơ sở đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức

Để hoạt động đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức đạt hiệu quả cao, hệ thống các cơ sở về đào tạo, bồi dưỡng đóng một vai trò quan trọng. Hệ thống cơ sở đào tạo, bồi dưỡng ở nước ta đang ngày càng được củng cố và hoàn thiện.

Hiện nay hệ thống các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức nước ta gồm: các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng thuộc Chính phủ; các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức thuộc Bộ, ngành; Trường Chính trị các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; các trung tâm bồi dưỡng chính trị cấp huyện.

Theo Nghị định 18/NĐ-CP đã quy định những cơ quan sau đây có nhiệm vụ quản lý và thực hiện công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức nhà nước:

1. Học viện Chính trị - Hành chính Quốc gia Hồ Chí Minh tổ chức bồi dưỡng theo tiêu chuẩn ngạch chuyên viên cao cấp và tương đương; đào tạo, bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức vụ lãnh đạo, quản lý cấp huyện, cấp sở, cấp vụ và tương đương trở lên

2. Học viện, Trường, Trung tâm đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức của Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ tổ chức bồi dưỡng theo tiêu

chuẩn ngạch cán sự và tương đương, ngạch chuyên viên và tương đương, ngạch chuyên viên chính và tương đương; bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức vụ lãnh đạo, quản lý cấp phòng; bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng chuyên ngành; bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh công chức cấp xã theo chuyên môn nghiệp vụ.

3. Trường Chính trị tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tổ chức bồi dưỡng theo tiêu chuẩn ngạch cán sự và tương đương, ngạch chuyên viên và tương đương, ngạch chuyên viên chính và tương đương; đào tạo, bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức vụ lãnh đạo, quản lý cấp phòng và tương đương; bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh công chức cấp xã.

1.2.7. Nội dung và chương trình đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức

Như chúng ta biết, công chức hành chính trong thời kỳ của cơ chế bao cấp được đào tạo khá chu đáo. Nhưng quan niệm về đào tạo thời kỳ này chủ yếu là trang bị lý luận, lập trường, quan điểm,. đường lối chính trị. Còn mặt chuyên môn được coi là những gì đã trang bị từ khi đào tạo ở các trường của hệ thống giáo dục quốc dân (công chức chỉ có kiến thức chuyên môn nào đó ở trình độ trung cấp, đại học, trên đại học... mà không được trang bị kiến thức do chức năng quản lý đòi hỏi).

Trên thực tế, công chức gặp nhiều khó khăn trong việc giải quyết, xử lý những tình huống cụ thể liên quan đến quyền hạn, nhiệm vụ của cơ quan, công chức và những tình huống liên quan đến quyền, lợi ích hợp pháp của công dân. Giờ đây, chúng ta thấy một người công chức muốn làm tốt nhiệm vụ được giao cần phải nắm vững 3 nhóm kiến thức chủ yếu: thứ nhất là nắm đường lối, chủ trương của Đảng, pháp luật của Nhà nước; thứ hai là phải có kiến thức chuyên môn tốt, phù hợp với công việc được giao; thứ ba, phải có kiến thức về hành chính học, liên quan trực tiếp đến hoạt động hàng ngày của công chức.

Trước những yêu cầu trên cũng như căn cứ vào những văn bản quy định tiêu chuẩn cán bộ, công chức, yêu cầu học tập của cán bộ, Chính phủ đã có sự điều chỉnh về nội dung chương trình đào tạo cho phù hợp với nhu cầu của công việc, nhu cầu của bản thân người công chức cũng như phù hợp với sự vận động, phát triển của xã hội.

Hiện nay công chức hành chính Nhà nước được đào tạo, bồi dưỡng theo 4 loại chương trình: chương trình đào tạo, bồi dưỡng về lý luận chính trị (bao gồm cả việc học tập, phổ biến đường lối, chính sách của Đảng, Nhà nước); chương trình

đào tạo, bồi dưỡng về quản lý Nhà nước; chương trình đào tạo, bồi dưỡng về chuyên môn nghiệp vụ; chương trình đào tạo, bồi dưỡng về kiến thức công cụ như ngoại ngữ, tin học.

- Các chương trình, giáo trình bồi dưỡng về lý luận chính trị nhằm trang bị kiến thức chính trị phù hợp với yêu cầu của từng chức danh và ngạch cán bộ, công chức giúp cán bộ, công chức nắm chắc đường lối, chủ trương của Đảng và Nhà nước, vận dụng vào các công việc cụ thể trong thực tế. Các chương trình, giáo trình đào tạo, bồi dưỡng lý luận chính trị dành cho cán bộ, công chức hiện nay gồm: chương trình đào tạo, bồi dưỡng trung cấp, chương trình Cao cấp, chương trình đào tạo cử nhân.

- Các chương trình đào tạo, bồi dưỡng kiến thức chuyên môn nhằm mục đích trang bị, cập nhật, nâng cao trình độ kiến thức chuyên môn cho cán bộ, công chức, trang bị những kỹ năng, kỹ xảo thực hiện nhiệm vụ. Các chương trình đào tạo, bồi dưỡng kiến thức chuyên môn rất đa dạng, nhìn chung mỗi ngành nghề đề có chương trình đào tạo, bồi dưỡng riêng, đáp ứng yêu cầu bồi dưỡng chuyên môn của cán bộ, công chức ngành đó.

- Hệ thống các chương trình đào tạo, bồi dưỡng kiến thức pháp luật và kiến thức quản lý Nhà nước. Việc bổ xung chương trình này xuất phát từ nhiệm vụ chuyển đổi nền kinh tế, cải cách hành chính và vấn đề xây dựng nhà nước thực sự của dân, đòi hỏi người cán bộ, công chức phải nắm vững pháp luật và chức năng quản lý Nhà nước để thực sự phát huy vai trò quản lý, quản lý đúng đối tượng, đúng nội dung, đúng biện pháp, không ngừng nâng cao hiệu lực và hiệu quả quản lý Nhà nước.

Về nội dung bồi dưỡng kiến thức quản lý nhà nước, chúng ta đã xây dựng, ban hành và sử dụng các chương trình: chương trình bồi dưỡng kiến thức quản lý Nhà nước dành cho ngạch chuyên viên; chương trình bồi dưỡng kiến thức quản lý Nhà nước ngạch chuyên viên chính; chương trình bồi dưỡng kiến thức quản lý Nhà nước ngạch chuyên viên cao cấp; các chương trình đào tạo Thạc sĩ hành chính; các chương trình bồi dưỡng kiến thức quản lý Nhà nước dành cho cán bộ, công chức chính quyền cơ sở.

- Các chương trình đào tạo, bồi dưỡng kiến thức ngoại ngữ, tin học và các kiến thức bổ trợ khác.

Cùng với sự phát triển của kinh tế, trước yêu cầu hội nhập, yêu cầu quản lý Nhà nước ngày càng phức tạp, đòi hỏi đội ngũ cán bộ, công chức phải được trang bị thêm các kiến thức bổ trợ, đặc biệt là về ngoại ngữ và tin học. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

1.2.8. Hình thức và phương pháp đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức

Các khóa đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức được tổ chức dưới các hình thức sau:

Một phần của tài liệu ĐÀO TẠO BỒI DƯỠNG CÔNG CHỨC CHO UBND HUYỆN MỸ ĐỨC – TP. HÀ NỘI (Trang 29 - 33)