Đánh giá từ phía giảng viên

Một phần của tài liệu ĐÀO TẠO BỒI DƯỠNG CÔNG CHỨC CHO UBND HUYỆN MỸ ĐỨC – TP. HÀ NỘI (Trang 28)

Giảng viên đánh giá kết quả đào tạo thông qua các tiêu chí đánh giá như sau: - Mức độ nắm vững kiến thức được truyền thụ của học viên.

Thông thường, giảng viên đánh giá theo tiêu chí điểm, theo đó giảng viên sẽ dựa trên mục tiêu và nội dung đào tạo để ra đề thi, đề kiểm tra nhằm đánh giá mức độ nắm vững các kiến thức và kỹ năng của học viên.

- Mức độ chuyên cần của học viên, mức độ tập trung chú ý, mức độ hứng thú và mức độ hiểu bài của học viên trong quá trình học tập.

Giảng viên có thể đánh giá thông qua mức độ đi học đầy đủ, mức độ tuân thủ kỷ luật lớp học, mức độ tập trung chú ý nghe giảng để đánh giá, bổ sung về chất lượng lớp học.

- Đánh giá của giảng viên về chương trình đào tạo.

Giảng viên có thể được yêu cầu đánh giá về chương trình đào tạo với tư cách là một chuyên gia. Trong đánh giá này của giảng viên cần đề cập tới:

- Nội dung đào tạo nào là cần thiết hoặc rất cần thiết.

- Nội dung đào tạo nào là không cần thiết dành cho cả lớp học.

- Cần điều chỉnh, sửa đổi hoặc bổ sung các chương trình đào tạo như thế nào.

Tổ chức có thể căn cứ vào các đánh giá đó của giảng viên để điều chỉnh, sửa đổi, bổ sung chương trình đào tạo cho phù hợp.

Ngoài ra, giảng viên còn tham gia đánh giá về công tác tổ chức phục vụ lớp học để giúp tổ chức thực hiện các khóa đào tạo sau được hiệu quả hơn.

Một phần của tài liệu ĐÀO TẠO BỒI DƯỠNG CÔNG CHỨC CHO UBND HUYỆN MỸ ĐỨC – TP. HÀ NỘI (Trang 28)