Đổi mới phương pháp giảng dạy.

Một phần của tài liệu ĐÀO TẠO BỒI DƯỠNG CÔNG CHỨC CHO UBND HUYỆN MỸ ĐỨC – TP. HÀ NỘI (Trang 50 - 51)

- Phân loại theo thời gian, gồm có:

3.2. Đổi mới phương pháp giảng dạy.

Thực tế, đối tượng của công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức đa phần là những người đã có kiến thức, kinh nghiệm làm việc. Do vậy, với việc áp dụng phương pháp giảng dạy truyền thống theo lối “Thầy giảng – Trò nghe và ghi chép” sẽ không phát huy được tính chủ động sáng tạo của học viên. Với đối tượng học viên này cần có phương pháp giảng dạy phải là quá trình trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm thì khi đó tính thiết thực của công tác đào tạo mới được đảm bảo. Điều này sẽ giúp nâng cao chất lượng đào tạo cán bộ, công chức.

Cần tăng cường việc tổ chức các khóa đào tạo, bồi dưỡng theo phương pháp giảng dạy tích cực cho công chức huyện Mỹ Đức. Đây là những phương pháp đào tạo, bồi dưỡng theo nhu cầu, kỹ năng, lấy người học làm trung tâm, quan tâm đến đầu ra của sản phẩm, lấy chất lượng, hiệu quả làm mục tiêu chính.

Hầu hết các khóa học do huyện tổ chức hiện nay và các khóa học mà công chức của huyện được cử đi học, giảng viên vẫn dạy theo phương pháp truyền thống, giảng dạy mang nặng tính giáo huấn thuyết trình, vì vậy mà chưa kích thích được tính sáng tạo, chủ động.

Với việc học tập theo phương pháp giảng dạy tích cực sẽ giúp công chức có những thay đổi nhất định trong tư duy giải quyết công việc. Họ phải tự hiểu “họ đang làm vì”, “được phép làm gì” “làm cái đó như thế nào”. Họ sẽ có cơ hội trao đổi kinh nghiệm với các bạn cùng lớp, giảng viên, họ sẽ tự biết cách đặt vấn đề, lựa chọn vấn đề, và các giải pháp tối ưu để giải quyết vấn đề..

Phương pháp đào tạo theo kiểu phòng thí nghiêm. Đây là phươn pháp dạy học viên cách giải quyết các tình huống trên thực tế thông qua những bài tập tình huống, đóng vai, trò chơi quản lý.

Phương pháp phân tích tình huống. Phương pháp này thường áp dụng để đào tạo và nâng cao năng lực quản lý. Học viên được đưa ra các bài tập tình huống mô tả các tình huống về các vấn đề tổ chức, quản lý đã xảy ra trước đây trong chính tổ chức hoặc một tổ chức khác tương tự. Mỗi học viên sẽ tự phân tích các tình huống, trình bày suy nghĩ và cách thức giải quyết vấn đề với các học viên khác trong nhóm hoặc trong lớp. Thông qua thảo luận, học viên tìm hiểu được nhiều cách tiếp cận, cách giải quyết các vấn đề phức tạp trong tổ chức. Phương pháp này có ưu điểm là tạo khả năng lớn nhất để thu hút mọi người tham gia, phát biểu các quan điểm khác nhau và đề ra quyết định, giúp cho học viên làm quen với nhiều cách phân tích, giải quyết các vấn đề thực tiễn.

Phương pháp đóng vai. Giảng viên đưa ra các đề tài, tình huốn giống như thật và yêu cầu học viên phải đóng vai một nhân vật nào đó trong tình huống. Việc thực hiện các bài tập nhập vai thường gây ra những cuộc thảo luận, tranh cãi giữa các thành viên tham gia. Phương pháp này thương rất thú vị, không tốn kém và rất hữu ích để phát triển kỹ năng mới và giúp học viên nhạy cảm với tình cảm của người khác.

Ngoài ra việc gắn lý thuyết với thực hành, tăng cường đi tham quan, nghiên cứu thực tế, tiếp cận các mô hình điển hình tiên tiến là điều kiện để học viên hứng thú với nội dung cũng như hiểu về vấn đề được sâu sắc hơn, nắm rõ bài học hơn.

Và để thực hiện một cách có hiệu quả việc đổi mới phương pháp đào tạo, giảng dạy nhất thiết phải có sự đầu tư từ cơ sở đào tạo. Cơ sở đào tạo phải thật sự quan tâm đến việc thường xuyên cải tiến chương trình đào tạo theo yêu cầu của người học. Tổ chức những lớp học quy mô nhỏ, bố trí giảng viên phụ trách môn học đúng chuyên môn và đủ người.

Một phần của tài liệu ĐÀO TẠO BỒI DƯỠNG CÔNG CHỨC CHO UBND HUYỆN MỸ ĐỨC – TP. HÀ NỘI (Trang 50 - 51)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(58 trang)
w