Những mặt đạt được

Một phần của tài liệu ĐÀO TẠO BỒI DƯỠNG CÔNG CHỨC CHO UBND HUYỆN MỸ ĐỨC – TP. HÀ NỘI (Trang 44)

- Phân loại theo thời gian, gồm có:

2.4.1. Những mặt đạt được

Công tác đào tạo bồi dưỡng CBCC được xác định là rất quan trọng trong công cuộc CCHC cũng như xây dựng và phát triển huyện nhằm định hướng xây dựng đội ngũ CBCC trẻ có năng lực, trình độ để nắm vững chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của nhà nước và tổ chức triển khai thực hiên trong công tác, biết nhận định phân tích đánh giá tình hình trong công tác. Công tác đào tạo, bồi dưỡng của huyện trong những năm gần đây đã có sự đổi mới, hàng năm UBND huyện đã lập kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng cho CBCC của các cơ quan trên cơ sở rà soát, cập nhật trình độ hiện tại của đội ngũ CBCC huyện về lý luận chính trị, quản lý nhà nước, chuyên môn nghiệp vụ và yêu cầu trong thời gian tới. Kể từ khi thực hiện theo đề án khoán biên chế và chi phí quản lý hành chính, UBND huyện đã tiến hành sắp xếp lại đội ngũ CBCC phù hợp với chuyên môn nghiệp vụ được đào tạo; xác định nhu cầu đào tạo và đào tạo lại đối với một số bộ phận công chức có thời gian công tác lâu năm, những người có kiến thức được đào tạo, bồi dưỡng không còn phù hợp với chuyên môn đảm nhiệm.

Từ tháng 01/2010 đến tháng 05/2011 công tác đào tạo, bồi dưỡng của UBND huyện Mỹ Đức đã đạt được các kết quả sau:

Về lý luận chính trị, huyện đã chọn cử được 12 đồng chí đi học cao cấp chính trị; mở 02 lớp Trung cấp Lý luận chính trị hệ tại chức tại Trung tâm Bồi dưỡng Chính trị huyện cho 36 đồng chí là cán bộ, công chức thuộc các cơ quan chuyên môn của huyện. Chọn cử 07 cán bộ, công chức (trong đó cán bộ lãnh đạo chủ chốt có 05 đồng chí) đi học Quản lý nhà nước ngạch Chuyên viên chính; 12 đồng chí đi học công chức hành chính ngạch Chuyên viên tại Trường Đào tạo cán bộ Lê Hồng Phong thành phố Hà Nội.

Cử 28 cán bộ, công chức đi học Sơ cấp lý luận Chính trị.

Về chuyên môn nghiệp vụ, huyện đã chọn cử 16 cán bộ, công chức đi học các lớp Đại học tại chức và Đại học từ xa.

Công tác ĐTBD của huyện đã biểu hiện một số ưu điểm sau:

Thứ nhất, về đối tượng và nội dung đào tạo. Nếu trước đây do thiếu cán bộ, công chức nên huyện chủ trương đào tạo nhiều loại hình khác nhau, thậm chí đào tạo cấp tốc để đáp ứng theo nhu cầu về số lượng thì hiện nay công tác đào tạo của

huyện đã được xác định một cách rõ ràng, có trọng tâm và định hướng. Huyện đã tập trung vào những nội dung cơ bản sau:

+Tập trung đào tạo, bồi dưỡng vào đối tượng chính là công chức hành chính. Huyện coi đối tượng này có vai trò đặc biệt quan trọng trong việc nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động của bộ máy hành chính ở huyện.

+ Đào tạo, bồi dưỡng tập trung vào các nội dung cơ bản là trang bị các kiến thức về trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, lý luận chính trị và về kiến thức quản lý hành chính Nhà nước đối với cán bộ, công chức.

+ Tập trung đào tạo, bồi dưỡng Xây dựng đội ngũ cán bộ lãnh đạo quản lý như lãnh đạo chủ chốt các phòng, ban, ngành của huyện.

Thứ hai là nội dung chương trình đào tạo, bồi dưỡng đã được đổi mới và sát với thực tế, đồng thời các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng cũng đã đưa ra nhiều hình thức đào tạo như đào tạo chính quy, tại chức, bán tập trung, đào tạo từ xa; bồi dưỡng dài hạn, ngắn hạn như chọn cử CBCC đi học tập tại Học viện Chính trị Hành chính quốc gia Hồ Chính Minh, Trường Đào tạo cán bộ Lê Hồng Phong, Trường Cao đẳng Cộng đồng...; kết hợp với các ngành của thành phố mở các lớp ngắn và dài hạn...vì vậy đã tạo thuận lợi cho cán bộ, công chức, viên chức và cán bộ cơ sở yên tâm đi ĐTBD. Đồng thời huyện đã tập trung kiện toàn, củng cố cơ sở vật chất và bộ máy tổ chức để nâng cao năng lực ĐTBD của Trung tâm Bồi dưỡng Chính trị huyện.

Cũng từ đầu năm 2010 đến nay huyện đã có sự chuyển hướng về nội dung đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức. Cụ thể là đào tạo, bồi dưỡng về trình độ ngoại ngữ và tin học ứng dụng. Các ngành của huyện có tính chất đặc thù đã đưa ra những nội dung mới vào công tác đào tạo, bồi dưỡng cho cán bộ, công chức như ngành nông nghiệp, phòng tư pháp...

Các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng đã có sự nghiên cứu, lựa chọn nhiều hình thức tổ chức đào, bồi dưỡng thích hợp với từng đối tượng cán bộ, công chức nhằm đảm bảo chất lượng và hiệu quả của các khóa đào tạo, bồi dưỡng.

Thứ ba là công tác đào tạo đã thực hiện tốt kế hoạch đề ra. Trong hơn một năm qua, theo số liệu thống kê cho thấy huyện đã cơ bản đạt được kế hoạch đề ra về các tiêu chí quản lý hành chính Nhà nước, lý luận chính trị, trình độ ngoại ngữ, tin học. Tuy nhiên cũng còn một số chỉ tiêu thực hiện chậm như việc đào tạo lý

luận chính trị cao cấp và trình độ quản lý cho đội ngũ cán bộ lãnh đạo cấp huyện còn ít được quan tâm.

Một phần của tài liệu ĐÀO TẠO BỒI DƯỠNG CÔNG CHỨC CHO UBND HUYỆN MỸ ĐỨC – TP. HÀ NỘI (Trang 44)