- Phân loại theo thời gian, gồm có:
3.3. Đổi mới cách ra đề th
Thực tế cho thấy, trong quá trình tổ chức dạy học, giảng viên giảng dạy thế nào, tổ chức thi cử thể nào thì học viên học theo thế đó. Trong nhiều căn nguyên gây ra tình trạng thu động, trì trệ, thiếu phương pháp học tập của học viên thì cách dạy, cách tổ chức dạy học, cách thi là nguyên nhân cơ bản nhất. Việc ra đề thi mang nặng tính lý thuyết, việc ra đề thi với các câu hỏi đóng, các câu hỏi định
nghĩa, nêu khái niệm,... dẫn đến tình trạng người học không cần tham gia lớp học, học chỉ để thi cho qua, thậm chí là tình trạng gian lận trong thi cử. Vì vậy, việc thực hiện đổi mới phương pháp đánh giá kết quả học tập phải được xem là một trong những yếu tố quan trọng đảm bảo chất lượng đào tạo.
Việc kiểm tra, thi và đánh giá kết quả học tập của người học cần phải vừa phản ánh kiến thức người học đồng thời có tác động trở lại đối với quá trình học tập. Tăng cường ra các đề thi mang tính “mở” nhằm phát huy tính chủ động, sáng tạo của học viên.
Việc kiểm tra, đánh giá cũng phải đảm bảo sự công bằng giữa các học viên bởi nếu quá trình kiểm tra, đánh giá không công bằng thì sẽ gây ra những tác dụng tiêu cực, vì vậy việc thực hiện tốt khâu kiểm tra thi đánh giá kết quả học tập khách quan công bằng là một trong các điều kiện tiên quyết nâng cao chất lượng đào tạo. 3.4. Hoàn thiện, đổi mới nội dung, chương trình, giáo trình, tài liệu đào tạo,
bồi dưỡng
Một nền hành chính phục vụ mang tính dịch vụ. Một quốc gia muốn hội nhập thành công, quốc gia đó phải biết tìm ra những loại dịch vụ mà mình có thế mạnh để cung cấp, qua đó tìm được chỗ đứng cho mình trong xu thế toàn cầu hóa và cũng là để khẳng định mình; tức là phải hoạt động theo quy luật cung – cầu. Công tác đào tạo, bồi dưỡng cũng không nằm ngoài quy luật này. Quy luật cung – cầu đặt ra đối với công tác đào tạo, bồi dưỡng CBCC nhiều yêu cầu mới, đó là chú trọng đến kết quả “đầu ra” chứ không phải xuất phát từ “đầu vào”; chương trình học phải được xây dựng trên cơ sở nhu cầu của người học; lớp chỉ mở khi chương trình đã được xây dựng trên cơ sở nhu cầu được điều tra, nghiên cứu kỹ lưỡng. Hay nói cách khác, người học mới là nhân tố quyết định sự tồn tại của các loại hình đào tạo, chứ không phải là đội ngũ cán bộ quản lý. Nếu chương trình do đội ngũ những nhà quản lý qui định thì chương trình manh tính áp đặt, không xuất phát từ “cầu” và do đó sẽ ít có khả năng thu hút học viên, hiệu quả đào tạo kém. Nếu chương trình được xây dựng từ nhu cầu thực tế của người học thì đó là những chương trình có sức sống thực tế; có người học và tất nhiên sẽ có hiệu quả.
Hội nhập quốc tế đã đặt ra nhiều yêu cầu khác nhau đối với công tác đào tạo, bồi dưỡng CBCC trong đó đặc biệt là tính quy chuẩn hay nói cách khác là yêu cầu ISO trong đào tạo, bồi dưỡng CBCC. Yêu cầu đòi hỏi sản phẩm sau đào tạo, bồi dưỡng phải đạt được, đáp ứng được những tiêu chuẩn mang tính thông lệ quốc tế
về kiến thức, kỹ năng, thái độ, biết ứng dụng các chuẩn mực mang tính chất lượng ISO vào dịch vụ hành chính. Đồng thời hoạt động đào tạo, bồi dưỡng (bao gồm cả hoạt động quản lý, hoạt động tổ chức lớp học...) phải tuân thủ và thực hiện theo những yêu cầu và quy trình khoa học để đảm bảo chất lượng đầu ra của nó. Để thực hiện được yêu cầu này, công tác đào tạo, bồi dưỡng phải từng bước được đổi mới trên cơ sở phát huy những thế mạnh mang tính đặc thù hiện có, đồng thời tiếp thu và áp dụng những kinh nghiệm của các nước phát triển.
Nội dung chương trình, giáo trình đào tạo phải khuyến khích mọi công chức độc lập suy nghĩ, tìm tòi nhằm nâng cao năng lực tư duy. Chương trình đào tạo, bồi dưỡng CBCC được coi là có chất lượng nếu có khả năng đáp ứng các yêu cầu sau:
Thứ nhất: Chương trình, giáo trình phải gắn với mục tiêu đào tạo, bồi dưỡng CBCC nhà nước nói chung và của huyện nói riêng
Thứ 2: Chương trình, giáo trình, tài liệu phải đáp ứng các nhu cầu của học viên; phù hợp với trình độ, tâm lý và đáp ứng sự mong đợi của họ.
Thứ 3: chương trình, giáo trình, tài liệu phải phù hợp với các điều kiện và nguồn lực của cơ sở đào tạo, bồi dưỡng.
Để đạt được những yêu cầu này, công tác đào tạo cần chuẩn hóa nội dung, chương trình, giáo trình theo hướng gắn với thực tiễn, dễ hiểu, dễ ứng dụng và phù hợp với đối tượng đào tạo. Các cơ quan, tổ chức biên soạn giáo trình cần phải căn cứ vào vị trí công tác, yêu cầu nghiệp vụ cụ thể của từng đối tượng cán bộ, công chức để xây dựng nội dung, chương trình cho sát hợp, tránh tình trạng cùng một nội dung giáo trình nhưng đào tạo, bồi dưỡng tràn làn cho tất cả các đối tượng. Bên cạnh đó, cần trang bị những kỹ năng cần thiết như kỹ năng nghiệp vụ theo yêu cầu công vụ đối với các công chức chuyên môn, nghiệp vụ; kỹ năng phối hợp, xử lý các vấn đề có tính chất liên ngành; kỹ năng lãnh đạo, quản lý, xây dựng kế hoạch, tổ chức, sử dụng nhân lực... đối với cán bộ lãnh đào, quản lý.