- Phân loại theo thời gian, gồm có:
2.3.2. Hệ thống cơ sở đào tạo, bồi dưỡng
Huyện đã kết hợp nhiều hình thức đào tạo, bồi dưỡng như đào tạo chính quy, tại chức, bán tập trung và đào tạo từ xa; bồi dưỡng dài hạn, ngắn hạn. Cùng với đó là việc chọn cử cán bộ đi học tập tại các cơ sở đào tạo như: Học viện Chính trị - Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh, Trường đào tạo cán bộ Lê Hồng Phong, Trường Cao đẳng Cộng đồng... kết hợp với các ngành của thành phố mở các lớp ngắn và dài hạn...
Bên cạnh đó, tận dụng những thuận lợi sau khi sáp nhập vào thành phố Hà Nội, huyện đã phối kết hợp với một số trường đại học trên địa bàn thành phố để mở các lớp đào tạo, bồi dưỡng: Phối hợp với trường Đại học Kinh tế quốc dân Hà Nội mở một lớp luật, phối hợp với trường Đại học Đông Đô mở lớp đào tạo, bồi dưỡng về quản trị văn phòng, phố hợp với Đại học Sư phạm Hà Nội mở lớp đào tạo về công tác xã hội.
Đồng thời huyện đã tập chung kiện toàn, củng cố cơ sở vật chất và bộ máy tổ chức để nâng cao năng lực đào tạo, bồi dưỡng của Trung tâm Bồi dưỡng Chính trị huyện.
2.3.3. Nội dung và chương trình đào tạo, bồi dưỡng
Trong thời gian qua, công tác đào tạo đã có định hướng đào tạo rõ ràng với việc tập trung vào nhóm đối tượng chính là công chức hành chính, viên chức thuộc các đơn vị sự nghiệp, cán bộ, công chức cơ sở. Huyện xem việc nâng cao trình độ của 03 nhóm đối tượng này có vai trò đặc biệt quan trọng trong việc nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động của bộ máy Nhà nước cấp huyện.
Cùng với việc xác định rõ đối tượng đào tạo, nội dung đào tạo cũng được huyện xác định rõ ràng.
Nội dung đào tạo chính cho nhóm đối tượng này là: - Đào tạo bồi dưỡng về lý luận chính trị
- Đào tạo bồi dưỡng về quản lý nhà nước - Đào tạo bồi dưỡng về chuyên môn - Đào tạo bồi dưỡng kỹ năng nghiệp vụ
- Đào tạo bồi dưỡng kỹ năng nghiệp vụ quản lý - Đào tạo bồi dưỡng ngoại ngữ
- Đào tạo bồi dưỡng tin học
- Đào tạo bồi dưỡng tiếng dân tộc.
Nội dung của chương trình bồi dưỡng lý luận chính trị gồm ba cấp: Sơ cấp lý luận chính trị, trung cấp lý luận chính trị và cao cấp lý luận chính trị. Đây là một chương trình đã được thực hiện trong nhiều năm và thường xuyên được cải tiến về chất lượng, bên cạnh đó còn có một đội ngũ cán bộ nghiên cứu, giảng dạy có trình độ và kinh nghiệm.
Tuy nhiên, chương trình lý luận chính trị này không chỉ dành riêng cho công chức thuộc hệ thống hành chính nhà nước mà là chương trình bồi dưỡng cho nhiều loại đối tượng cán bộ khác nhau trong hệ thống nhân sự của hệ thống chính trị. Nó nhằm đáp ứng yêu cầu chung nhất về lý luận chính trị cho lực lượng cán bộ chủ chốt, cán bộ lãnh đạo, quản lý của Đảng, Nhà nước và các tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội thuộc hệ thống chính trị. Chính vì mục đích đó mà từ trước
đến nay đối tượng chủ yếu của chương trình này là lực lượng cán bộ lãnh đạo cao cấp của Đảng và Nhà nước, cán bộ chủ chốt của bộ, ngành, địa phương. Do đó, phần lớn công chức hành chính (cán sự, chuyên viên, chuyên viên chính...) ít cơ hội theo học các chương trình chính trị của Học viện Chính trị - Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh.
Với những đối tượng là công chức bậc chuyên viên trở lên (những người đã qua chương trình đại học) cũng đã có một trình độ lý luận chính trị cơ bản. Tuy nhiên, trình độ lý luận chính trị quy định cho các ngạch chuyên viên hiện nay còn nhiều vấn đề bất cập, nhiều công chức đang giữ ngạch chuyên viên chính có trình độ năng lực nhưng chưa học qua chương trình lý luận chính trị cao cấp thì không đủ điều kiện tham kỳ thi chuyên viên cao cấp. Cần có một chương trình bồi dưỡng về lý luận hành chính nhà nước thích ứng với các tiêu chuẩn nhà nước ban hành đối với đối tượng này. Chương trình cần một mặt mang tính bắt buộc đảm bảo những tiêu chuẩn cơ bản của từng ngạch công chức về lý luận chính trị, mặt khác có tính “mở” để tạo cơ hội phát huy tiềm năng của cá nhân vươn lên những ngạch cao hơn, khuyến khích phát triển tài năng và sự cống hiến của đội ngũ công chức hành chính nhà nước.