GIÁO ÁN CHƯƠNG III “DÒNG ĐIỆN TRONG CÁC MÔI TRƯỜNG” Bài 17: DÒNG ĐIỆN TRONG KIM LOẠ

Một phần của tài liệu THIẾT KẾ E-BOOK HỖ TRỢ DẠY HỌC CHƯƠNG “DÒNG ĐIỆN TRONG CÁC MÔI TRƯỜNG”- VẬT LÍ 11 THPT NÂNG CAO THEO HƯỚNG TÍCH CỰC HÓA HOẠT ĐỘNG NHẬN THỨC CỦA HỌC SINH (Trang 91 - 96)

Bài 17: DÒNG ĐIỆN TRONG KIM LOẠI I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức

+ Nêu được tính chất điện chung của các kim loại, sự phụ thuộc của điện trở suất của kim loại theo nhiệt độ.

+ Nêu được nội dung chính của thuyết electron về tính dẫn điện của kim loại và công thức tính điện trở suất của kim loại. Nêu được cấp độ lớn của các đại lượng đã nói đến trong thuyết này.

2. Kỹ năng

+ Giải thích được một cách định tính các tính chất điện chung của kim loại dựa trên thuyết electron về tính dẫn điện của kim loại.

3. Thái độ

+ Giáo dục học sinh niềm tin vào khoa học.

II. CHUẨN BỊ

2. Giáo viên

+ Giao E-book cho HS, hướng dẫn cách sử dụng + Chuẩn bị thí nghiệm đã mô tả trong sgk.

2. Học sinh

- Ôn lại : + Phần nói về tính dẫn điện của kim loại trong SGK lớp 9. + Dòng điện trong kim loại tuân theo định luật Ôm. + Dòng điện trong kim loại tuân theo định luật Ôm.

- Xem trước E-book, tìm hiểu trước nội dung bài học.

III. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

A. HOẠT ĐỘNG BAN ĐẦU

PHIẾU NHIỆM VỤ HỌC TẬPThời gian Nhiệm vụ Thời gian Nhiệm vụ

5 phút I.-Trình bày các tính chất dẫn điện của kim loại mà em biết.

5 phút II.- Mô tả mạng tinh thể kim loại.

-Electron tự do trong kim loại được hình thành như thế nào?

-Trong các kim loại khác nhau thì mật độ electron tự do có khác nhau không? -Tại sao nói kim loại ở thể rắn có cấu trúc tinh thể?

-Electron nào được chuyển động tự do trong mạng tinh thể kim loại?

-Quan sát mô hình nguyên tử và sự hình thành đám mây electron trong E-book và trình bày.

-Các e lec tron tự do chuyển động như thế nào nếu không có điện trường ngoài? 10 phút III- Khi đặt vào 2 đầu kim loại một hiệu điện thế thì các êlectron tự do sẽ chuyển

động như thế nào?

.-Dựa trên sự có mặt của electron tự do trong kim loại hãy giải thích tính chất dẫn điện của kim loại

-Điện trở suất của kim loại càng tăng hay càng giảm khi nhiệt độ kim loại tăng? Vì sao?

-Nguyên nhân nào gây ra sự cản trở electron tự do hay gây ra điện trở của kim loại? -Điện trở suất của kim loại phụ thuộc những yếu tố nào? Biểu thức ra sao?

-Dòng điện chạy qua dây dẫn bằng kim loại gây ra tác dụng gì? Tại sao?

-Khi va chạm với các ion dương của các mạng tinh thể, vận tốc của electron tăng hay giảm ?

5 phút Giải thích vấn đề nêu ra ở đầu bài. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

2. Kiểm tra bài cũ (2’)

- GV giới thiệu chương mới, cách sử dụng E-book, các phần trong E-book, cùng HS nghe lại phần giới thiệu E-book.

3. Tạo tình huống có vấn đề (1’)

Khi bật công tắc đèn ta thấy đèn sáng ngay lập tức. Có phải là do có các electron chuyển động với vận tốc rất lớn từ nguồn tới bóng đèn?

B. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

Hoạt động 1 (5 phút) : Nhắc lại tính chất điện của kim loại

Trợ giúp của GV Hoạt động của HS Nội dung kiến thức

-Yêu cầu HS thực hiện

thảo luận và trình bày các nhiệm vụ I. trong phiếu nhiệm vụ học tập.

-Tổng kết lại ý, cho HS chép bài.

Thực hiện thảo luận và ghi chép lại.

-1 nhóm trình bày trước lớp. -Các nhóm khác cho ý kiến. -Tổng hợp, ghi chép vào vở.

I.Tính chất điện của kim loại:

-Kim loại là chất dẫn điện tốt.

-Dòng điện trong kim loại tuân theo định luật Ôm.

-Dòng điện chạy qua dân dẫn kim loại có tác dụng nhiệt.

-Điện trở suất của kim loại tăng theo nhiệt độ

ρ = ρR0R[1 + α(t – tR0R)]

Hoạt động 2 ( 7 phút): Giới thiệu về sự có mặt của êlectron tự do trong kim loại.

-Yêu cầu HS thực hiện thảo luận và trình bày các nhiệm vụ II. trong phiếu nhiệm vụ học tập.

-Cho HS xem E-book trong quá trình thảo luận. -Tổng kết lại ý, cho HS chép bài.

Thực hiện thảo luận và ghi chép lại. -1 nhóm trình bày trước lớp. -Các nhóm khác cho ý kiến. -Tổng hợp, ghi chép vào vở.

II. Electron tự do trong kim loại

-Ion dương sắp xếp 1 cách tuần hoàn, trật tự => Mạng tinh thể kim loại.

-Các electron hóa trị chuyển động hỗn loạn => khí electron.

-Khi không có điện trường ngoài => không tạo ra dòng điện.

Hoạt động 3 (10 phút): Giải thích tính chất điện của kim loại.

Trợ giúp của GV Hoạt động của HS Nội dung kiến thức

-Yêu cầu HS thực hiện (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

thảo luận và trình bày các

nhiệm vụ II. trong phiếu

nhiệm vụ học tập.

-Cho HS xem E-book trong quá trình thảo luận.

-Tổng kết lại ý, cho HS chép bài.

-Gv hướng dẫn cho hs dùng thuyết electron để giải thích các tính chất điện của kim loại.

-GV đặt vấn đề cho HS :trong

-Thực hiện thảo luận và ghi chép lại.

-1 nhóm trình bày trước lớp. -Các nhóm khác cho ý kiến. -Tổng hợp, ghi chép vào vở.

III. Giải thích tính chất điện của kim loại kim loại

a)Bản chất dòng điện trong kim loại: Là dòng chuyển dời có hướng của các electron ngược chiều điện trường.

b)-Sự mất trật tự của mạng tinh thể kim loại gây nên điện trở kim loại. -Nhiệt độ kim loại càng cao thì điện trở suất kim loại tăng.

-Dây dẫn kim loại nóng lên khi có dòng điện chạy qua.

khi các êlectron tự do di chuyển như thế thì có xảy ra hiện tượng gì với chúng? -GV nhấn mạnh thêm: điện trở còn được gây ra bởi các sai hỏng tinh thể.

Hoạt động 4 . Củng cố và dặn dò:

Trợ giúp của GV Hoạt động của HS Nội dung kiến thức

-Yêu cầu HS giải thích câu hỏi đã nêu ở đầu bài.

Thảo luận chung đưa ra câu trả lời

Không phải do electron chuyển

động rất nhanh mà do tốc độ truyền của điện trường rất nhanh nên dòng điện chuyển từ công tắc đến đèn ngay lập tức.

C. HOẠT ĐỘNG KẾT THÚC TIẾT HỌC

1. Củng cố kiến thức (3’)

- Cho học sinh tóm tắt những kiến thức cơ bản đã học trong bài.

2. Bài tập về nhà – Tìm hiểu (1’)

- Yêu cầu học sinh về nhà làm các bài tập trong E-book

IV. RÚT KINH NGHIỆM TIẾT DẠY

……………… ………

Bài 18: HIỆN TƯỢNG NHIỆT ĐIỆN – HIỆN TƯỢNG SIÊU DẪN I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức

– Hiểu được hiện tượng nhiệt điện và một số ứng dụng của nó. – Hiểu được hiện tượng siêu dẫn và một số ứng dụng của nó. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

2. Kỹ năng

– Quan sát GV tiến hành thí nghiệm từ đó rút ra kết luận. – Giải thích hiện tượng vật lí : hiện tượng nhiệt điện.

3. Thái độ

+ Giáo dục học sinh niềm tin vào khoa học.

II. CHUẨN BỊ

3. Giáo viên

+ Giao E-book cho HS, hướng dẫn cách sử dụng + Chuẩn bị thí nghiệm hiện tượng nhiệt điện.

2. Học sinh

Một phần của tài liệu THIẾT KẾ E-BOOK HỖ TRỢ DẠY HỌC CHƯƠNG “DÒNG ĐIỆN TRONG CÁC MÔI TRƯỜNG”- VẬT LÍ 11 THPT NÂNG CAO THEO HƯỚNG TÍCH CỰC HÓA HOẠT ĐỘNG NHẬN THỨC CỦA HỌC SINH (Trang 91 - 96)